Thời gian nào trong năm bò sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất? Bò mắc bệnh tụ huyết trùng sẽ có những triệu chứng lâm sàng nào?
Thời gian nào trong năm bò sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất?
Theo tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm quy định về đặc điểm dịch tễ của bệnh tụ huyết trùng như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
6.1 Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm ở nhiều loài động vật, phổ biến ở lợn, trâu, bò, gia cầm. Bệnh xảy ra thường ở thể cấp tính. Ở lợn, trâu, bò mắc bệnh do P. multocida typ A với đặc trưng là sốt và viêm phổi; Lợn, trâu, bò mắc bệnh do P. multocida typ B với đặc trưng là xuất huyết, nhiễm trùng huyết; Gia cầm mắc bệnh do P. multocida typ A với đặc trưng là tiêu chảy, phân lỏng;
- Động vật mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tụ huyết trùng. Trâu, bò thường mắc lúc 2 tuổi đến 3 tuổi; Lợn thường mắc lúc 16 tuần tuổi đến 18 tuần tuổi; Gia cầm thường mắc lúc 3 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi;
- Bệnh tụ huyết trùng xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất là lúc thời tiết giao mùa, ở miền Bắc là lúc thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè và mùa thu sang mùa đông; ở miền Nam là từ mùa mưa sang mùa khô và ngược lại;
- Bệnh lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe qua tiếp xúc, qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, động vật trung gian như chó, mèo, chuột, côn trùng, ruồi, muỗi, mòng ....
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì bệnh tụ huyết trùng xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất là lúc thời tiết giao mùa, ở miền Bắc là lúc thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè và mùa thu sang mùa đông; ở miền Nam là từ mùa mưa sang mùa khô và ngược lại.
Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm ở nhiều loài động vật, phổ biến ở bò. Bò từ 02 tuổi đến 03 tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ trùng huyến nhất
Bệnh xảy ra thường ở thể cấp tính. Ở bò mắc bệnh do P. multocida typ A với đặc trưng là sốt và viêm phổi.
Thời gian nào trong năm bò sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất? (Hình từ Internet)
Khi mắc bệnh tụ huyết trùng thì bò sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Theo tiết 6.2.2 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm thì triệu chứng lâm sàng của bò khi mắc bệnh tụ huyết trùng được chia thành 03 thể sau:
- Thể quá cấp tính:
Thể này ít gặp. Bò phát bệnh nhanh, sốt cao từ 41 °C đến 42 °C, chết nhanh trong vòng 24 h. Bò có triệu chứng thần kinh như điên cuồng, hung dữ, lồng lên, run rẩy ngã xuống, giãy rụa, ...
- Thể cấp tính:
Thể này xảy ra phổ biến. Thời gian nung bệnh từ 1 ngày đến 3 ngày, trâu, bò sốt cao từ 40 °C đến 42 °C.
Bò chảy nước mắt, nước mũi liên tục. Các niêm mạc mắt, mũi, miệng đỏ ửng rồi sẫm màu.
Các hạch lympho sưng: đặc biệt là hạch dưới hầu làm cho trâu, bò thè lưỡi ra ngoài, thở khó khăn; hạch trước đùi sưng làm cho bò đi lại khó khăn.
Bò nằm liệt, đái ra máu, thở khó khăn, trên niêm mạc có nhiều vết sẫm màu và chết sau 3 ngày đến 5 ngày. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100 %.
- Thể mạn tính:
Rất ít gặp. Đây là thể tiến triển sau của thể cấp tính nếu bò không chết. Bò đi lại khó khăn, viêm khớp mạn tính; viêm phế quản và viêm phổi mạn tính; viêm ruột mạn tính biểu hiện là lúc táo bón, lúc tiêu chảy.
Bò có triệu chứng lầm sàng mắc bệnh tụ huyết trùng thì thực hiện lấy mẫu chứng đoán như thế nào?
Theo tiết 7.1.1 tiều mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm thì việc lẫy mẫu để chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở bò có dấu hiệu mắc bệnh được thực hiện như sau:
* Đối với bò nghi mắc bệnh còn sống lấy mẫu là dịch tiết đường hô hấp trên hoặc mẫu máu có chất chống đông.
- Lấy mẫu dịch tiết đường hô hấp trên: Dùng tăm bông lấy dịch mũi hoặc dịch hầu họng, cho tăm bông vào ống nghiệm có chứa dung dịch nước muối sinh lý, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
- Mẫu máu có chất chống đông: Sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn 70 %, dùng bơm tiêm và kim tiêm lấy khoảng 1 ml đến 3 ml máu từ tĩnh mạch. Chuyển máu sang ống nghiệm đã có chất chống đông, trộn đều nhẹ nhàng trong 10 giây, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
* Đối với bò đã chết hoặc bò nghi mắc bệnh cần mổ khám
Để kiểm tra bệnh tích, lấy mẫu bệnh phẩm được thực hiện theo TCVN 8402:2010 và hướng dẫn kỹ thuật về lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm động vật trên cạn. Bệnh phẩm bao gồm: Phổi, gan, lách, máu tim, dịch xoang bao tim, tủy xương.
- Lấy mẫu phổi, gan, lách: Dùng pank, kéo cắt từ 10 g đến 100 g mỗi loại bệnh phẩm, để vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
- Lấy mẫu máu tim, dịch xoang bao tim: Dùng bơm tiêm và kim tiêm hoặc pipet để hút lấy máu tim, dịch xoang bao tim. Để mẫu trong bơm tiêm hoặc chuyển sang lọ vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
- Tủy xương: Xương ống đã được róc bỏ phần thịt, để vào từng túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?