Thời gian lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng hạng A,B,C là bao nhiêu năm theo quy định?
Thời gian lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng hạng A,B,C là bao nhiêu năm?
Thời gian lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng hạng A,B,C được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư phải tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định này trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành.
2. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) này.
3. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp. Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.
4. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
5. Hồ sơ nộp Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Như vậy, theo quy định trên thời gian lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
Thời gian lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng hạng A,B,C là bao nhiêu năm theo quy định? (Hình từ Internet)
Công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình như thế nào?
Công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình được quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng
1. Việc bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 46 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, công trình, từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị khai thác, sử dụng. Trường hợp bàn giao công trình, hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, trước khi bàn giao phải hoàn thành xây dựng các công trình thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác (nếu có) trong dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án hoặc dự án thành phần đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định
3. Chủ đầu tư tổ chức lập 01 bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi tổ chức bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng.
4. Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình, lập và bàn giao hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng
Như vậy, theo quy định trên công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình được thực hiện như thế nào?
Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
- Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
- Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
- Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).
- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
- Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
- Hoàn trả mặt bằng.
- Bàn giao công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?