|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
Số hiệu:
|
06/2021/NĐ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị định
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Xuân Phúc
|
Ngày ban hành:
|
26/01/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
26/01/2021
|
Ngày công báo:
|
11/02/2021
|
|
Số công báo:
|
Từ số 291 đến số 292
|
|
Tình trạng:
|
Còn hiệu lực
|
Hướng dẫn mới về phân loại công trình xây dựng
Nội dung này được đề cập tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.Theo đó, công trình xây dựng được phân loại dựa trên căn cứ về tính chất kết cấu và công năng sử dụng của công trình, cụ thể như sau:
- Căn cứ tính chất kết cấu, công trình xây dựng được phân thành các loại (tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP không quy định phân loại theo căn cứ này):
+ Nhà, kết cấu dạng nhà;
+ Cầu, đường, hầm, cảng;
+ Trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè;
+ Kết cấu dạng đường ống;
+ Các kết cấu khác.
- Căn cứ công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại:
+ Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng;
+ Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp;
+ Công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật;
+ Công trình phục vụ giao thông vận tải;
+ Công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Việc phân loại công trình theo công năng sử dụng được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021.
Nghị định 06/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/01/2021 và thay thế Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/2021/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 01 năm 2021
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ BẢO TRÌ
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng
ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Xây dựng ngày 28 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật An
toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11
năm 2018;
Căn cứ Luật Đầu tư
ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư
theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đấu thầu
ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây
dựng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung
về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo
trì công trình xây dựng.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý chất
lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình
xây dựng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động
quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị
định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu
tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng
và an toàn của công trình.
2. Quản lý thi công xây dựng
công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng
theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan để việc thi công
xây dựng công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu
cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra.
3. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp
các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng
cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu,
sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát,
nghiệm thu công trình xây dựng.
4. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng
hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử
dụng thực tế.
5. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ
sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu
lại khi đưa công trình vào sử dụng.
6. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là hoạt động đo
lường nhằm xác định đặc tính của đất xây dựng, vật liệu xây dựng, môi trường
xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo
quy trình nhất định.
7. Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc,
ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật
khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.
8. Trắc đạc công trình là hoạt động đo đạc để xác định
vị trí, hình dạng, kích thước của địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi
công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo hành, bảo trì, vận hành, khai thác và giải
quyết sự cố công trình xây dựng.
9. Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh
giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông
số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây
dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
10. Giám định xây dựng là hoạt động kiểm định xây dựng
và đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, được tổ
chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị
định này.
11. Đánh giá hợp quy trong hoạt động xây dựng là
đánh giá mức độ phù hợp của vật liệu xây dựng và sản phẩm xây dựng so với yêu cầu
của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan được áp dụng.
12. Đánh giá hợp chuẩn trong hoạt động xây dựng là
đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường
với tiêu chuẩn tương ứng.
13. Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công
việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình
theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì
công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau:
kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ
sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công
trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng,
quy mô công trình.
14. Quy trình bảo trì công trình xây dựng là tài liệu
quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công
trình xây dựng.
15. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình
(tuổi thọ thiết kế) là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo
yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của
công trình được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên
quan, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
16. Thời hạn sử dụng thực tế của công trình (tuổi
thọ thực tế) là khoảng thời gian công trình được sử dụng thực tế, đảm bảo các
yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng.
17. Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của
nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các
hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công
trình xây dựng.
18. Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có
quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
19. Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu
trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người
được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp
chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người quản lý, sử
dụng công trình theo quy định của pháp luật có liên quan.
20. An toàn trong thi công xây dựng công trình là
giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm
bảo không gây thương tật, tử vong, không làm suy giảm sức khỏe đối với con người,
ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công
trình.
21. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng là hoạt
động quản lý của các chủ thể tham gia xây dựng công trình theo quy định của Nghị
định này và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo an toàn trong thi công xây
dựng công trình.
22. Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng
(sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định
kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an
toàn.
Điều 3. Phân loại và phân cấp
công trình xây dựng
1. Căn cứ tính chất kết cấu và công năng sử dụng,
công trình xây dựng được phân loại như sau:
a) Theo tính chất kết cấu, công trình được phân
thành các loại gồm: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể
chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;
b) Theo công năng sử dụng, công trình được phân
thành các loại gồm: công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng
cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng
kỹ thuật; công trình phục vụ giao thông vận tải; công trình phục vụ sản xuất
nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình sử dụng cho mục đích quốc
phòng, an ninh và được quy định chi tiết tại Phụ lục I
Nghị định này.
Công năng sử dụng của công trình có thể được tạo ra
bởi một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công
nghệ gồm nhiều hạng mục công trình có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạo nên
công năng chung. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một, một số công trình độc lập
hoặc tổ hợp công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính. Công trình nằm
trong một tổ hợp công trình hoặc một dây chuyền công nghệ là hạng mục công
trình trong tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ.
2. Cấp công trình xây dựng được
xác định cho từng loại công trình theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 5 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật số
50/2014/QH13) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020
(sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14) được sử dụng trong quản lý các hoạt động
đầu tư xây dựng theo quy định về cấp công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng
ban hành.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an
quy định về việc sử dụng cấp công trình quy định tại khoản 2 Điều này trong quản
lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an
ninh.
Điều 4. Thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình
1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc
đạc công trình là các hoạt động đo lường được thực hiện trong quá trình thi
công xây dựng để xác định thông số kỹ thuật và vị trí của vật liệu, cấu kiện, bộ
phận công trình, phục vụ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải được thực
hiện bởi các tổ chức, cá nhân có năng lực theo quy định của pháp luật.
3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình có trách nhiệm cung cấp số
liệu một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối
với các số liệu mà mình cung cấp.
4. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức
thực hiện các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc
công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng
xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan.
Điều 5. Thí nghiệm đối chứng,
kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công
xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng
xây dựng;
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt
vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo
chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực
của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng
xây dựng;
b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu
hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ
để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
c) Theo yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
d) Theo yêu cầu của các cơ
quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu
công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu
nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo
trì.
3. Nội dung kiểm định xây dựng:
a) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công
trình xây dựng;
b) Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định
nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
c) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện
xây dựng, sản phẩm xây dựng.
4. Chi phí kiểm định xây dựng:
a) Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách
lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và
các quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khối lượng
công việc theo hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm định được
phê duyệt;
b) Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thiết
kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm
xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện kiểm định
nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được
lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm
định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công
trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định trong quá trình khai
thác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi
phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra.
Điều 6. Giám định xây dựng
1. Nội dung giám định xây dựng:
a) Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế
xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công
trình, công trình xây dựng;
b) Giám định nguyên nhân hư hỏng, sự cố công trình
xây dựng theo quy định tại Chương IV Nghị định này;
c) Các nội dung giám định khác.
2. Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định
xây dựng:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định đối với
các công trình trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản
này;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức giám định đối
với công trình quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ
chức giám định xây dựng đối với các công trình xây dựng khi được Thủ tướng
Chính phủ giao;
d) Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân
sự cố theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này.
3. Chi phí giám định xây dựng bao gồm một số hoặc
toàn bộ các chi phí sau:
a) Chi phí thực hiện giám định xây dựng của cơ quan
giám định bao gồm công tác phí và các chi phí khắc phục vụ cho công tác giám định;
b) Chi phí thuê chuyên gia tham gia thực hiện giám
định xây dựng bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công
tác và tiền công chuyên gia;
c) Chi phí thuê tổ chức thực hiện kiểm định phục vụ
giám định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp
luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên
quan phù hợp với khối lượng công việc của đề cương kiểm định;
d) Chi phí cần thiết khác phục vụ cho việc giám định.
4. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng
công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định. Trường hợp kết quả
giám định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có
liên quan thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí giám định tương ứng với lỗi
do mình gây ra và tổ chức xử lý khắc phục.
Điều 7. Phân định trách nhiệm
giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
1. Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động
xây dựng công trình bao gồm:
a) Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có);
b) Nhà thầu thi công xây dựng;
c) Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu
xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản
lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác.
2. Các nhà thầu quy định tại
các điểm b, c và d khoản 1 Điều này khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ
điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất
lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật, trước
chủ đầu tư và trước nhà thầu chính trong trường hợp là nhà thầu phụ. Nhà thầu
chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các công việc do nhà thầu phụ
thực hiện.
3. Trường hợp áp dụng hình thức liên danh các nhà
thầu, các nhà thầu trong liên danh chịu trách nhiệm về chất lượng đối với công
việc do mình thực hiện được phân định trong văn bản thỏa thuận liên danh; văn bản
này phải xác định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm
chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh và xác định rõ phạm
vi, khối lượng công việc thực hiện của từng thành viên trong liên danh; các nội
dung này phải được quy định trong hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
4. Trường hợp áp dụng hình thức
hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình (sau đây gọi là tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, tổng
thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng đối
với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; thực hiện
các trách nhiệm khác được chủ đầu tư giao theo quy định của
hợp đồng xây dựng.
5. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ
chức quản lý xây dựng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản
lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực
hiện đầu tư xây dựng công trình; tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình
bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định
này; tổ chức giám sát thi công xây dựng công
trình, nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình, công trình
xây dựng; tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định
của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện
các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
Việc nghiệm thu của chủ đầu tư không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của
nhà thầu tham gia xây dựng công trình đối với phần công việc do nhà thầu thực
hiện.
6. Trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực:
a) Chủ đầu tư được ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho
ban quản lý dự án thực hiện một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của chủ
đầu tư trong quản lý thi công xây dựng công trình theo quy định của Nghị định
này và phải được thể hiện bằng văn bản. Chủ đầu tư phải chỉ đạo, kiểm tra và chịu
trách nhiệm về các công việc đã ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự
án thực hiện;
b) Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật
và chủ đầu tư về việc thực hiện các công việc được ủy quyền hoặc được giao nêu
tại điểm a khoản này.
7. Trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quản
lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:
a) Chủ đầu tư được quyền giao nhà thầu này thực hiện
một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý xây dựng
công trình thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc
thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa các nhà thầu tham
gia xây dựng công trình và với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện
dự án;
b) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát
thi công xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về
những công việc được giao theo quy định của hợp đồng và pháp luật có liên quan.
8. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu
EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, chủ đầu tư có trách nhiệm: kiểm tra, đôn
đốc việc thực hiện các nội dung quản lý xây dựng công trình đã thỏa thuận trong
hợp đồng xây dựng; tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công
trình xây dựng, tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
9. Đối với dự án PPP:
a) Doanh nghiệp dự án PPP thực hiện trách nhiệm của
chủ đầu tư về quản lý xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định này;
b) Cơ quan ký kết hợp đồng theo quy định pháp luật
về đầu tư theo phương thức đối tác công tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện các
quy định tại khoản 8 Điều 19 Nghị định này. Trường hợp cơ
quan có thẩm quyền ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trực thuộc làm cơ quan ký kết hợp
đồng thì cơ quan có thẩm quyền phải chỉ đạo, kiểm tra, chịu trách nhiệm về các
nội dung công việc do cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện; cơ quan ký kết hợp đồng
chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền và pháp luật về việc thực hiện các
nội dung công việc được ủy quyền.
10. Quyền, nghĩa vụ và việc phân định trách nhiệm của
các chủ thể quy định tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện trong hợp đồng và
theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Giải thưởng về chất lượng
công trình xây dựng
1. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
bao gồm các hình thức sau:
a) Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xây
dựng;
b) Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao
và các giải thưởng chất lượng khác.
2. Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công
trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét ưu tiên khi tham gia
đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Giải
thưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mà
nhà thầu đạt được trong thời gian 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia
dự thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm quy định nội dung nêu trên trong hồ sơ mời
thầu.
3. Bộ Xây dựng tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất
lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật
số 50/2014/QH13.
Điều 9. Quản lý xây dựng nhà ở
riêng lẻ
1. Việc quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực
hiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho con người, tài sản, thiết bị, công
trình, các công trình lân cận và môi trường xung quanh.
2. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia
đình, cá nhân:
a) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
không có tầng hầm, có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc
dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ được
tự tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ của
hộ gia đình, cá nhân dưới 7 tầng hoặc có 01 tầng hầm, trừ trường hợp quy định tại
điểm a khoản này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng
lực theo quy định của pháp luật thực hiện;
c) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
từ 7 tầng trở lên hoặc có từ 02 tầng hầm trở lên, hồ sơ thiết kế phải được thẩm
tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình trước khi xin cấp giấy
phép xây dựng. Việc thiết kế và thẩm tra thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có
đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện.
3. Quản lý thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ
gia đình, cá nhân:
a) Chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tổ chức thi
công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn trong
thi công xây dựng công trình. Khuyến khích chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tổ
chức giám sát thi công xây dựng, lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở riêng lẻ theo quy định
của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm c khoản
2 Điều này việc thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng phải được tổ chức,
cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
4. Nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng
lẻ của hộ gia đình, cá nhân:
a) Biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đối
với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận;
b) Chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị
trước khi đưa vào thi công xây dựng;
c) Hệ thống giàn giáo, kết cấu chống đỡ tạm và các
máy móc, thiết bị phục vụ thi công;
d) Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi
trường trong quá trình thi công.
5. Ngoài những quy định tại Điều này, việc xây dựng
nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan và quy định
của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng trong trường hợp nhà ở riêng lẻ
thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chương II
QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
Điều 10. Nội dung quản lý thi
công xây dựng công trình
1. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình
bao gồm:
a) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
b) Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
c) Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
d) Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng
trong thi công xây dựng công trình;
đ) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình
thi công xây dựng;
e) Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp
đồng xây dựng.
2. Các nội dung tại các điểm a, b, c và d khoản 1
Điều này được quy định tại Nghị định này. Nội dung tại điểm đ khoản 1 Điều này
được quy định tại Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Điều 11. Trình tự quản lý thi
công xây dựng công trình
1. Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện
việc quản lý công trường xây dựng.
2. Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử
dụng cho công trình xây dựng.
3. Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
4. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu
tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng
công trình.
5. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá
trình thi công xây dựng công trình.
6. Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực
của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng
công trình.
7. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận
công trình xây dựng (nếu có).
8. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn
thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
9. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
10. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
11. Hoàn trả mặt bằng.
12. Bàn giao công trình xây dựng.
Điều 12. Quản lý vật liệu xây
dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng
1. Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng,
vật liệu xây dựng đã là hàng hóa trên thị trường:
a) Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng
và cung cấp cho bên giao thầu (bên mua sản phẩm xây dựng) các chứng chỉ, chứng
nhận, các thông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm xây dựng, vật liệu xây
dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên
quan;
b) Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản
phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng trước khi bàn giao
cho bên giao thầu;
c) Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận
chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng;
d) Thực hiện sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm xây dựng
không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết bảo hành sản phẩm xây dựng và quy
định của hợp đồng xây dựng.
2. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật
liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu
riêng của thiết kế:
a) Trình bên giao thầu (bên mua) quy trình sản xuất,
thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết kế và quy trình kiểm soát chất lượng
trong quá trình sản xuất, chế tạo đối với vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết
bị;
b) Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử
nghiệm theo quy trình đã được bên giao thầu chấp thuận, đáp ứng yêu cầu thiết kế;
tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên giao thầu trong việc kiểm soát chất
lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận chuyển và lưu giữ tại công trình;
c) Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàn
giao cho bên giao thầu;
d) Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy
định của hợp đồng;
đ) Cung cấp cho bên giao thầu các chứng chỉ, chứng
nhận, thông tin, tài liệu có liên quan theo quy định của hợp đồng và quy định của
pháp luật có liên quan.
3. Nhà thầu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này
chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị
do mình cung ứng, sản xuất, chế tạo so với yêu cầu của bên giao thầu và tính
chính xác, trung thực của các tài liệu cung cấp cho bên giao thầu; việc nghiệm
thu của bên giao thầu không làm giảm trách nhiệm nêu trên của các nhà thầu này.
4. Bên giao thầu có trách nhiệm:
a) Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ
thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu
cung ứng, nhà thầu sản xuất, chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn
kỹ thuật áp dụng cho công trình;
b) Kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ
thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng;
yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản xuất, chế tạo thực hiện trách nhiệm quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều này trước khi nghiệm thu đưa vật liệu, sản phẩm, cấu
kiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình;
c) Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình
chế tạo, sản xuất theo quy trình đã thống nhất với nhà thầu;
d) Lập hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm,
cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu
kiện, thiết bị sử dụng cho công trình, bao gồm:
a) Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất theo yêu cầu
của hợp đồng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;
b) Chứng chỉ xuất xứ phải phù
hợp với quy định của hợp đồng giữa nhà thầu cung ứng, bên mua hàng và phù hợp với
danh mục vật tư, vật liệu đã được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt đối với trường
hợp nhập khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa;
c) Giấy chứng nhận hợp quy theo quy định của các
quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật có liên quan đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện,
thiết bị thuộc đối tượng phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;
d) Các thông tin, tài liệu có liên quan tới vật liệu,
sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của hợp đồng
xây dựng;
đ) Các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định vật
liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của quy
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu của thiết kế được thực hiện trong
quá trình thi công xây dựng công trình;
e) Các biên bản nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu
kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định;
g) Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của
hợp đồng xây dựng.
6. Thay đổi chủng loại, nguồn
gốc xuất xứ vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng:
a) Các vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được
thay thế phải đáp ứng được yêu cầu thiết kế, phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn áp dụng và được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt theo quy định của hợp
đồng;
b) Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công và vốn
nhà nước ngoài đầu tư công, nếu việc thay đổi dẫn đến điều chỉnh dự án thì thực
hiện theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Điều 13. Trách nhiệm của nhà
thầu thi công xây dựng
1. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản
mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.
2. Lập và thông báo cho chủ đầu
tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu.
Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công
trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với
công tác quản lý thi công xây dựng, bao gồm: chỉ huy trưởng công trường hoặc
giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp
và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản
lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công
trình.
3. Trình chủ đầu tư chấp thuận
các nội dung sau:
a) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định,
thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình
theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu,
sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thi công;
c) Tiến độ thi công xây dựng công trình;
d) Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng,
nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng,
nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
đ) Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung
quy định tại Phụ lục III Nghị định này; các biện
pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn
lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn;
e) Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ
đầu tư và quy định của hợp đồng xây dựng.
4. Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng
công trình.
5. Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định
của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện
kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. Người
thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng phải
được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng
và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
6. Thực hiện trách nhiệm của bên giao thầu trong việc
mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng
cho công trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này và
quy định của hợp đồng xây dựng.
7. Tổ chức thực hiện các công
tác thí nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện, sản phẩm
xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công
xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Phòng thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng của nhà thầu hoặc do nhà thầu thuê theo quy định của
hợp đồng xây dựng phải đủ điều kiện năng lực để thực hiện công tác thí nghiệm
và phải trực tiếp thực hiện công tác này để đảm bảo kết quả thí nghiệm đánh giá
đúng chất lượng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình,
thiết bị công nghệ được sử dụng cho công trình.
8. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng,
giấy phép xây dựng (nếu có), thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo
cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so
với điều kiện thực tế trong quá trình thi công. Kiểm soát chất lượng thi công
xây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây
dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp với thời
gian thực hiện thực tế tại công trường.
9. Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng,
bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng
hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này.
Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây
mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp
tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động
xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
10. Thực hiện trắc đạc, quan
trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử
đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
11. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm
tra công tác thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
12. Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thi
công xây dựng đúng mục đích.
13. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản
vẽ hoàn công theo quy định tại Phụ lục II Nghị định
này.
14. Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công
tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định này.
15. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối
lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của
hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột
xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
16. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc,
thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình
đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa
thuận khác.
17. Tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công
xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện.
18. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động
của nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:
a) Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an
toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận;
phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an
toàn, biện pháp đảm bảo an toàn và đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực
tế thi công xây dựng;
b) Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố
nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công
trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ
cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu
về an toàn lao động của người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc
trên công trường;
c) Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an
toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn
lao động phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời; quyết định việc tạm dừng
thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố
gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động
không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng
dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ
huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án;
d) Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự
cố gây mất an toàn lao động.
Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu
tư
1. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện
năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi
công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình
(nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác.
2. Bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng
phù hợp với tiến độ thi công xây dựng công trình và quy định của hợp đồng xây dựng.
3. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây
dựng theo quy định tại Điều 107 Luật số 50/2014/QH13 được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Thực
hiện việc thông báo khởi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về
xây dựng; mẫu thông báo khởi công được quy định tại Phụ
lục V Nghị định này. Trường hợp công trình thuộc đối tượng thực hiện kiểm
tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định
này thì thông báo khởi công phải được gửi đồng thời tới cơ quan chuyên môn
về xây dựng theo phân cấp.
4. Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo nội
dung quy định tại Điều 19 Nghị định này.
5. Thiết lập hệ thống quản lý thi công xây dựng và
thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý thi
công xây dựng của chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng công
trình (nếu có) cho các nhà thầu có liên quan. Bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực
hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi công xây dựng; kiểm
tra việc huy động và bố trí nhân lực của nhà thầu giám sát thi công xây dựng
công trình so với yêu cầu của hợp đồng xây dựng (nếu có). Người thực hiện công
tác quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư phải được đào tạo về chuyên ngành
an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
6. Kiểm tra, chấp thuận tiến độ thi công tổng thể
và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thi
công đã được duyệt. Điều chỉnh tiến độ thi công xây dựng khi cần thiết theo quy
định của hợp đồng xây dựng.
7. Kiểm tra, xác nhận khối lượng đã được nghiệm thu
theo quy định và khối lượng phát sinh theo quy định của hợp đồng xây dựng (nếu
có).
8. Báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan
chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định
này trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng
lớn đến an toàn cộng đồng.
9. Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng
bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
10. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
11. Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
12. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu
thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản
lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố
gây mất an toàn lao động.
13. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải
quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình; khai báo,
xử lý và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, sự cố gây mất
an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự cố công
trình xây dựng, điều tra sự cố về máy, thiết bị theo quy định của Nghị định
này.
14. Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi
trường trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường.
15. Lập báo cáo gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng
để thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Nghị định này.
16. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện nếu đủ điều
kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định để
thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định từ khoản 3 đến
khoản 7 Điều này; có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu này theo
yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
17. Người thực hiện công tác
quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về
an toàn trong thi công xây dựng của các nhà thầu;
b) Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện
quản lý an toàn và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong
thi công xây dựng công trình;
c) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu
hiệu vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình.
Điều 15. Trách nhiệm của người
lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường
Người lao động của các chủ thể tham gia hoạt động
xây dựng khi hoạt động trên công trường phải tuân thủ các quy định sau đây:
1. Thực hiện các trách nhiệm của người lao động
theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Báo cáo với người có thẩm quyền khi phát hiện
nguy cơ gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng.
3. Từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy
không đảm bảo an toàn lao động hoặc không được cung cấp đầy đủ phương tiện bảo
vệ cá nhân theo quy định.
4. Chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ
an toàn, vệ sinh lao động.
5. Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự
cố gây mất an toàn lao động.
6. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 16. Quản lý đối với máy, thiết
bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng
1. Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động sử dụng trong thi công xây dựng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn bởi
các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải sử dụng phần mềm trực tuyến
quản lý cơ sở dữ liệu kiểm định (sau đây gọi là phần mềm) quy định tại khoản 3
Điều này để cập nhật cơ sở dữ liệu đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng đã được kiểm định.
3. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
a) Xây dựng, quản lý, cập nhật phần mềm và hướng dẫn,
yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sử dụng
phần mềm;
b) Đăng tải thông tin của tổ chức được cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên phần mềm;
c) Đăng tải thông tin của các cá nhân được cấp Chứng
chỉ kiểm định viên trên phần mềm.
Điều 17. Quản lý khối lượng
thi công xây dựng
1. Việc thi công xây dựng công trình phải được thực
hiện theo hồ sơ thiết kế được duyệt.
2. Khối lượng thi công xây dựng
được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn
giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng
thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự
toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư, giám sát thi công xây dựng
của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử
lý. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận,
phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công
trình.
4. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng
hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.
Điều 18. Quản lý tiến độ thi
công xây dựng
1. Công trình xây dựng trước khi triển khai thi
công phải được nhà thầu lập tiến độ thi công xây dựng phù hợp với thời gian thực
hiện hợp đồng và tiến độ tổng thể của dự án, được chủ đầu tư chấp thuận.
2. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời
gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn
theo tháng, quý, năm.
3. Chủ đầu tư, bộ phận giám sát thi công xây dựng của
chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm
theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ
trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng
không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án.
4. Trường hợp xét thấy tiến độ thi công xây dựng tổng
thể của công trình bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu
tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thể.
Điều 19. Giám sát thi công xây
dựng công trình
1. Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá
trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật số 50/2014/QH13. Nội dung thực hiện giám
sát thi công xây dựng công trình gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi
công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống
quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
b) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu
so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng
hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc
đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công
trình;
c) Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này do nhà thầu trình và yêu cầu nhà
thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công
trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết,
chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà
thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực
hiện đối với các nội dung nêu trên;
d) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng
công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường
theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;
e) Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý
an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an
toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
g) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế
khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
h) Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy
chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công
không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy
ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ
trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong
quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo
quy định của Nghị định này;
i) Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật
liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài
liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn
công;
k) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng
bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);
l) Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại
các Điều 21, 22, 23 Nghị định này; kiểm
tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
m) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp
đồng xây dựng.
2. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi
công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ
điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ
các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu EPC
hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng
được quy định như sau:
a) Tổng thầu có trách nhiệm
thực hiện giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần
việc do nhà thầu phụ thực hiện. Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu
tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc
toàn bộ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phải được quy định trong
hợp đồng xây dựng giữa tổng thầu với chủ đầu tư;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện
giám sát thi công xây dựng của tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đại diện
tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi
công quan trọng của công trình và phải được thỏa thuận trước với tổng thầu
trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại điểm d
khoản 3 Điều 13 Nghị định này.
4. Tổ chức thực hiện giám sát quy định tại khoản 2
và điểm a khoản 3 Điều này phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và có đủ
nhân sự thực hiện giám sát tại công trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của công
việc thực hiện giám sát. Tùy theo quy mô, tính chất, kỹ thuật của công trình,
cơ cấu nhân sự của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám
sát trưởng và các giám sát viên. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng
của tổ chức nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù
hợp với chuyên ngành được đào tạo và cấp công trình.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây
dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công
trình theo nội dung quy định tại Phụ lục IV Nghị định
này gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách
quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Báo cáo được lập trong các trường
hợp sau:
a) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi
công xây dựng theo quy định tại Phụ lục IVa Nghị định
này. Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn
thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo;
b) Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm
thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định
tại Phụ lục IVb Nghị định này.
6. Trường hợp chủ đầu tư, tổng thầu EPC, tổng thầu
theo hình thức chìa khóa trao tay tự thực hiện đồng thời việc giám sát và thi
công xây dựng công trình thì chủ đầu tư, tổng thầu phải thành lập bộ phận giám
sát thi công xây dựng độc lập với bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công
trình.
7. Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn
vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công:
a) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải
độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất,
cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;
b) Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được
tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;
c) Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản
phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định
chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.
8. Đối với dự án PPP, cơ quan
ký kết hợp đồng có trách nhiệm:
a) Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của
các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kiểm tra kết quả lựa chọn
nhà thầu đối với các gói thầu của dự án (nếu có);
b) Kiểm tra việc thực hiện
công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung đề cương, nhiệm vụ
giám sát và quy định của Nghị định này; kiểm tra sự tuân thủ các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, các quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết
kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lập, phê duyệt đề
cương kiểm tra bao gồm phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, số lượng đợt kiểm
tra và các yêu cầu khác phù hợp với công việc cần thực hiện và thỏa thuận tại hợp
đồng dự án;
c) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP yêu cầu tư vấn
giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thay thế nhân sự trong trường hợp không
đáp ứng yêu cầu năng lực theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy
định của pháp luật về xây dựng;
d) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP tạm dừng hoặc
đình chỉ thi công xây dựng công trình khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn
công trình, có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn chịu lực, phòng cháy chữa
cháy, môi trường ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn cộng đồng, an toàn công trình
lân cận và yêu cầu nhà thầu tổ chức khắc phục trước khi tiếp tục thi công xây dựng
công trình;
đ) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục
công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc
khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lựa
chọn và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kiểm định theo quy định của pháp luật
về đấu thầu; kiểm tra việc thực hiện kiểm định theo quy định;
e) Tham gia nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình,
công trình xây dựng đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 23
Nghị định này;
g) Kiểm định chất lượng công trình làm cơ sở chuyển
giao theo quy định trong hợp đồng dự án đối với loại hợp đồng BOT, BLT khi kết
thúc thời gian kinh doanh hoặc thuê dịch vụ.
Điều 20. Giám sát tác giả của
nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình
1. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng công trình có
trách nhiệm thực hiện giám sát tác giả theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định
trong hợp đồng xây dựng.
2. Nội dung thực hiện giám sát tác giả:
a) Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công
trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu
giám sát thi công xây dựng công trình;
b) Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải
quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng;
điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những
bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;
c) Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị
biện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà
thầu thi công xây dựng;
d) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có
yêu cầu của chủ đầu tư. Trường hợp phát hiện hạng mục công trình, công trình
xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi
chủ đầu tư.
Điều 21. Nghiệm thu công việc
xây dựng
1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với
các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực
tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật
thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc
xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng
đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải
căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng
vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu
nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện
nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi
nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.
Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu
thi công xây dựng.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập
cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một
hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận
hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo;
yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu
có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản
nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của
chủ đầu tư;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của
nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của
nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
6. Thành phần ký biên bản nghiệm
thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng
thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu
tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của
tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người
trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ
trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu
(nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp
áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng
thầu;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của
tổng thầu.
8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ
trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm
thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
Điều 22. Nghiệm thu giai đoạn
thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình,
chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm
thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường
hợp sau:
a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ
phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng
trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
2. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc
bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công
việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định này,
các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý
theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để
đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.
3. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự
thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và
thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành
hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công
trình xây dựng:
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm
tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công
trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ
theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
b) Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận,
giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định này;
c) Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử
nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
d) Tuân thủ các quy định của
pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật
khác có liên quan.
2. Nghiệm thu có điều kiện,
nghiệm thu từng phần công trình xây dựng:
a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có
điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong
trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế,
nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu
lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai
thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết
quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản
6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc
các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các
nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu
tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng
đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
b) Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được
thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ
đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để
đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các
nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình
được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và
nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại
theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng
đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được
nghiệm thu.
3. Điều kiện để đưa công
trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu
theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, phải được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm
tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại
điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc
vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng
thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối
với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên
là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công
trình.
4. Trường hợp công trình đã
hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu
không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm
thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều này, việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các
chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng
xây dựng;
b) Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong
trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình
cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ
sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng
và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và được các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận
về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được
xác nhận bằng biên bản. Nội dung biên bản và thành phần ký biên bản nghiệm thu
được quy định tại các khoản 2, 6, và 7 Điều này.
6. Biên bản nghiệm thu hoàn
thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được
nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm
thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình,
công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật
và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp
thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa
chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
e) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân
của người ký biên bản nghiệm thu;
g) Phụ lục kèm theo (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm
thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc
người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám
sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc
giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong
trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải
có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của
từng thành viên trong liên danh;
d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết
kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm
quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu
tư theo phương thức đối tác công tư.
Điều 24. Kiểm tra công tác
nghiệm thu công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong
quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định
tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 bao gồm:
a) Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc
gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích
cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài
các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản này.
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại
Điều 25 Nghị định này thực hiện
kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây
dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công
trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo
quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt,
công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở
lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn
phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức
chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc
phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn
kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy
định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm
quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ
các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an
quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc
phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công
trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc
đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện
kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng
mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu
trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng đối với công trình
quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo chế độ làm việc của Hội
đồng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
4. Nội dung kiểm tra của cơ
quan chuyên môn về xây dựng:
a) Kiểm tra sự tuân thủ các
quy định về công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng công
trình của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng theo quy định
của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Kiểm tra các điều kiện
nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
5. Trình tự kiểm tra công tác
nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn
về xây dựng:
a) Sau khi nhận được thông báo khởi công xây dựng
công trình của chủ đầu tư quy định tại Phụ lục V
Nghị định này, cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra không quá 03 lần
đối với công trình cấp đặc biệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với
các công trình còn lại trong quá trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn
thành công trình, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá
trình thi công xây dựng hoặc trường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy
định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này;
b) Căn cứ báo cáo thông tin công trình của chủ đầu
tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra và
thông báo cho chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra theo nội
dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và ra văn bản thông báo kết quả kiểm
tra trong quá trình thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư; thời hạn ra
văn bản không quá 14 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và không quá 7
ngày đối với các công trình còn lại kể từ ngày tổ chức kiểm tra.
6. Trình tự kiểm tra công tác
nghiệm thu hoàn thành công trình:
a) Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp
I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến
tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều
23 Nghị định này, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác
nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định
này tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm
tra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, trường hợp công trình
không được kiểm tra trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều này
thì thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này; ra văn
bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này hoặc ra văn bản không chấp
thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại
cần được khắc phục. Thời hạn ra văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng
không quá 30 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với
công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm
thu;
c) Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền
quy định tại khoản 2 Điều này được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên
quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệm
đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công
trình theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
d) Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá
nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.
7. Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan có
thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này không thay thế, không làm giảm trách nhiệm
của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm
của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng
đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Chi phí cho việc kiểm tra
công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng
do chủ đầu tư lập dự toán, thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu
tư xây dựng công trình.
9. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về chi phí kiểm
tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây
dựng công trình.
Điều 25. Hội đồng do Thủ tướng
Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng
kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (sau đây gọi là Hội
đồng) và quy định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc của Hội
đồng theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để thực hiện trách nhiệm quy định tại
điểm a khoản 4 Điều 123 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
2. Hàng năm, Hội đồng đề xuất danh mục công trình
do Hội đồng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp
với Hội đồng trong các hoạt động của Hội đồng.
Điều 26. Lập và lưu trữ hồ sơ
hoàn thành công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư phải tổ chức lập hồ sơ hoàn thành
công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VIb
Nghị định này trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác,
vận hành.
2. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lập một
lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng
mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm.
Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai
thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình
cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) này.
3. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ
hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng
công trình lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Trường
hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.
Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân
thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.
4. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối
với công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B
và 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công
trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
5. Hồ sơ nộp Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện
theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 27. Bàn giao hạng mục
công trình, công trình xây dựng
1. Việc bàn giao hạng mục công trình, công trình
xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật số
50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 46 Điều 1 Luật
số 62/2020/QH14.
2. Tùy theo điều kiện cụ thể của
công trình, từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và được
nghiệm thu theo quy định có thể được bàn giao đưa vào khai thác theo yêu cầu của
chủ đầu tư hoặc đơn vị khai thác, sử dụng.
3. Chủ đầu tư tổ chức lập 01 bộ hồ sơ phục vụ quản
lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ
lục IX Nghị định này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng
công trình khi tổ chức bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng. Chủ sở
hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này
trong suốt quá trình khai thác, sử dụng.
4. Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình
xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ
hoàn thành công trình, lập và bàn giao hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì
công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
Chương III
BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Mục 1. BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 28. Yêu cầu về bảo hành
công trình xây dựng
1. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng
thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công
việc do mình thực hiện.
2. Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng
với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các
bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng,
thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; biện pháp, hình thức bảo hành; giá trị
bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo
lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác có giá trị tương đương. Các nhà
thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo
hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được
chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Đối với công trình sử dụng
vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hình thức bảo hành được
quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng; thời hạn và giá trị
bảo hành được quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
3. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu
tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số
hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời
gian bảo hành chung cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Đối với các hạng mục công trình trong quá trình
thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa
chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể
kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng
trước khi được nghiệm thu.
5. Thời hạn bảo hành đối với hạng
mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ
khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc
biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp
còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
c) Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn
khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
6. Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công
trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn
hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi
nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.
7. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc
vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như
sau:
a) 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng
cấp đặc biệt và cấp I;
b) 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng
cấp còn lại;
c) Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn
khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoản này để
áp dụng.
Điều 29. Trách nhiệm của các
chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng
1. Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng,
khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình thì chủ đầu tư, chủ sở hữu
hoặc người quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà
thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo
hành.
2. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng
thiết bị thực hiện bảo hành phần công việc do mình thực hiện sau khi nhận được
thông báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng
công trình đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu
mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành.
3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu
cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm
khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất
khả kháng được quy định trong hợp đồng xây dựng. Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết
phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu
tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo
hành. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách
nhiệm thực hiện đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong
quá trình khai thác, sử dụng công trình.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu
việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu
cung ứng thiết bị.
5. Xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây
dựng:
a) Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi
công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành
công tác bảo hành gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận hoàn thành
việc bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng văn bản và hoàn trả tiền bảo
hành (hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương)
cho các nhà thầu trong trường hợp kết quả kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo
hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị tại
khoản 4 Điều này đạt yêu cầu;
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho
nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi có yêu
cầu của chủ đầu tư.
6. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế
xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng
thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất
lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.
7. Đối với công trình nhà ở, nội dung, yêu cầu, trách
nhiệm, hình thức, giá trị và thời hạn bảo hành thực hiện theo quy định của pháp
luật về nhà ở.
Mục 2. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 30. Trình tự thực hiện bảo
trì công trình xây dựng
1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình
xây dựng.
2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công
trình xây dựng.
3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc
bảo trì.
4. Đánh giá an toàn công trình.
5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
Điều 31. Quy trình bảo trì
công trình xây dựng
1. Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình
xây dựng bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình,
bộ phận công trình và thiết bị công trình;
b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm
tra công trình;
c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng
công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp
đặt vào công trình;
d) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ
các thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của
công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;
e) Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ
phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;
g) Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm
đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn
trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
h) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm
định định kỳ;
i) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc
đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
k) Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và
việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
l) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công
trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh
môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
2. Trách nhiệm lập và phê duyệt
quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn
giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình
cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo
trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây
dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa
vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công
trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình
cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công
trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư
có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo
trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm
chi trả chi phí tư vấn;
d) Chủ đầu tư tổ chức lập và
phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản
1 Điều 126 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại điểm
a khoản 47 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Chủ đầu
tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn
có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì
công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.
3. Đối với các công trình xây
dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu
hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo
trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng
làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy
trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình, các bộ
phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Không bắt buộc phải lập quy
trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và
công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người
quản lý, sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây
dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.
5. Trường hợp có tiêu chuẩn về
bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu
hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình
đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.
6. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công
trình được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất
hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai
thác, sử dụng công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi,
bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do
lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo
trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công
trình có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ
sung thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì
ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy
trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc
do mình thực hiện;
d) Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo
trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ
sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì
theo nội dung đã được sửa đổi;
đ) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình
có trách nhiệm phê duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 32. Kế hoạch bảo trì công
trình xây dựng
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình
lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm trên cơ sở quy trình bảo trì
được phê duyệt và hiện trạng công trình.
2. Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình
xây dựng bao gồm:
a) Tên công việc thực hiện;
b) Thời gian thực hiện;
c) Phương thức thực hiện;
d) Chi phí thực hiện.
3. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung
trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết
định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.
Điều 33. Thực hiện bảo trì
công trình xây dựng
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình
tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy
trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ
chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
2. Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột
xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công
trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.
3. Bảo dưỡng công trình được thực hiện theo kế hoạch
bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.
4. Sửa chữa công trình bao gồm:
a) Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư
hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng
được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
b) Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi
bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió,
bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ
phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng,
vận hành, khai thác công trình.
5. Kiểm định chất lượng công
trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công
trình đã được phê duyệt;
b) Khi phát hiện thấy công trình, bộ phận công
trình có hư hỏng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc
khai thác, sử dụng;
c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của
công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã
đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;
d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời
hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc
làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền.
6. Quan trắc công trình phục vụ
công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Các công trình quan trọng quốc gia, công trình
khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa;
b) Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các
dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
c) Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người
quản lý sử dụng.
Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá
trình khai thác sử dụng.
7. Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì
ngoài việc chịu trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của
mình, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu
chung theo quy định của pháp luật có liên quan.
8. Đối với các công trình chưa
bàn giao được cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, chủ đầu tư
có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng và thực hiện việc bảo
trì công trình xây dựng theo các nội dung quy định tại Điều này và Điều 31 Nghị định này.
Điều 34. Quản lý chất lượng
công việc bảo trì công trình xây dựng
1. Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ
và đột xuất được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng
trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết
bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.
2. Công tác bảo dưỡng công trình được thực hiện từng
bước theo quy định tại quy trình bảo trì công trình xây dựng. Kết quả thực hiện
công tác bảo dưỡng công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữu hoặc
người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành công
tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công
trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập,
quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản
lý công trình xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành
không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12
tháng đối với công trình từ cấp I trở lên. Mức tiền bảo hành không thấp hơn 5%
giá trị hợp đồng.
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công
trình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo
hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa
trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
6. Trường hợp công trình có
yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người
quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực
hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có
thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả
quan trắc.
7. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng:
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm
quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt
vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khắc phục vụ cho bảo trì công
trình xây dựng;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu
phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng
công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
8. Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình
xây dựng nêu tại khoản 7 Điều này;
b) Kế hoạch bảo trì;
c) Kết quả kiểm tra công trình thường xuyên và định
kỳ;
d) Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;
đ) Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng
công trình (nếu có);
e) Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành
công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có);
g) Các tài liệu khác có liên quan.
9. Trường hợp áp dụng đầu tư xây dựng dự án PPP
a) Cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm kiểm tra
việc tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng của doanh nghiệp dự án PPP
theo quy định của Nghị định này;
b) Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm tổ chức thực
hiện chuyển giao công nghệ, bàn giao tài liệu phục vụ bảo trì, hồ sơ bảo trì
công trình xây dựng cho cơ quan ký kết hợp đồng trước khi chuyển giao công
trình theo quy định tại hợp đồng dự án.
Điều 35. Chi phí bảo trì công
trình xây dựng
1. Chi phí bảo trì công trình xây dựng là toàn bộ
chi phí cần thiết được xác định theo yêu cầu các công việc cần phải thực hiện
phù hợp với quy trình bảo trì và kế hoạch bảo trì công trình xây dựng được phê
duyệt. Chi phí bảo trì có thể gồm một, một số hoặc toàn bộ các nội dung chi phí
trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo yêu cầu của quy trình bảo trì
công trình xây dựng được phê duyệt.
2. Căn cứ hình thức sở hữu và
quản lý sử dụng công trình thì chi phí cho công tác bảo trì được hình thành từ
một nguồn vốn hoặc kết hợp một số các nguồn vốn sau: vốn nhà nước ngoài đầu tư
công, vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, nguồn thu từ việc khai thác, sử
dụng công trình xây dựng; nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân
và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Các chi phí bảo trì công
trình xây dựng:
a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ
hàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng
năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí bảo dưỡng theo
kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ
liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công
trình xây dựng.
b) Chi phí sửa chữa công
trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và
chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây
dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công
trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;
c) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng
gồm các chi phí: Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều
chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục
vụ công tác bảo trì (nếu có); quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu
có); kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có); đánh giá định kỳ về an
toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có); khảo sát phục
vụ thiết kế sửa chữa; lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo
trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ
sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng,
giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình; thực hiện các công việc tư vấn
khác;
d) Chi phí khác gồm các chi
phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm
toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các
chi phí liên quan khác;
đ) Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người
quản lý, sử dụng công trình.
4. Chi phí sửa chữa công
trình, thiết bị công trình
a) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị
công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu
tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản
lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau:
tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc
thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi
phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.
b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị
công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên sử dụng nguồn vốn nhà
nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu
hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt
báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật
về đầu tư xây dựng công trình.
c) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị
công trình sử dụng vốn khác, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng
công trình tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại điểm a, điểm b khoản này để
xác định chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình.
5. Chi phí bảo trì định kỳ hàng năm (không bao gồm
chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình) thì chủ sở hữu hoặc người quản
lý sử dụng công trình tổ chức việc lập dự toán chi phí bảo trì định kỳ hàng
năm. Việc quản lý chi phí bảo trì định kỳ hàng năm thực hiện theo quy định của
pháp luật tương ứng nguồn vốn sử dụng thực hiện bảo trì.
Mục 3. ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG
TRÌNH
Điều 36. Trình tự thực hiện
đánh giá an toàn công trình
1. Lập và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn.
2. Tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình.
3. Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn.
4. Gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận
và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
Điều 37. Nội dung đánh giá an
toàn công trình
1. Kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc của các kết
cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.
2. Kiểm tra, đánh giá các điều
kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường, bao gồm: độ ồn, mức độ
ô nhiễm của khói, bụi và các chất gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người;
an toàn cháy nổ; kết quả kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.
3. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có
trách nhiệm:
a) Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy
trình đánh giá an toàn công trình;
b) Công bố các tổ chức kiểm định đủ điều kiện năng
lực thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng chuyên ngành;
c) Quy định danh mục các công trình phải được cơ
quan quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này xem xét và
thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình.
Điều 38. Trách nhiệm tổ chức
thực hiện đánh giá an toàn công trình
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử
dụng công trình:
a) Tổ chức thực hiện việc đánh giá an toàn công
trình theo quy định tại Điều 36 Nghị định này. Chủ sở hữu
hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện
năng lực hoặc thuê tổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh
giá an toàn công trình;
b) Bàn giao hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác đánh
giá an toàn công trình cho tổ chức kiểm định làm cơ sở để lập đề cương đánh giá
an toàn công trình, bao gồm: hồ sơ bảo trì công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽ
thi công, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ
sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình. Trường
hợp không có hồ sơ hoặc hồ sơ của công trình không đủ thông tin phục vụ công
tác đánh giá an toàn, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có
trách nhiệm thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện khảo sát và lập hồ
sơ hiện trạng công trình để phục vụ công tác đánh giá an toàn;
c) Tổ chức thẩm tra và phê duyệt đề cương đánh giá
an toàn công trình;
d) Tổ chức giám sát việc thực hiện công tác đánh
giá an toàn công trình;
đ) Xem xét và xác nhận kết quả đánh giá an toàn
công trình;
e) Gửi 01 bản báo cáo kết quả đánh giá an toàn công
trình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản
4 Điều 39 Nghị định này;
g) Lưu trữ hồ sơ đánh giá an toàn vào hồ sơ phục vụ
công tác bảo trì công trình xây dựng.
2. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá an toàn công
trình:
a) Lập đề cương đánh giá an toàn công trình phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của hợp đồng xây dựng,
trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phê duyệt;
b) Thực hiện đánh giá an toàn công trình theo đề
cương được phê duyệt;
c) Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn và trình chủ
sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định;
d) Chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá
an toàn do mình thực hiện. Việc xác nhận báo cáo kết quả đánh giá an toàn của
chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thay thế và không làm
giảm trách nhiệm về công tác đánh giá an toàn do tổ chức kiểm định thực hiện.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Rà soát các công trình xây dựng thuộc đối tượng
phải đánh giá an toàn công trình trên địa bàn; quy định lộ trình và yêu cầu chủ
sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức thực hiện việc đánh giá
an toàn công trình đối với các công trình theo quy định tại Nghị định này;
b) Đối với các công trình quy định tại điểm a khoản
này chưa xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trên địa
bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá an
toàn công trình đối với các công trình theo quy định tại Nghị định này.
Điều 39. Xác nhận kết quả đánh
giá an toàn công trình
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
kiểm tra khối lượng công việc đánh giá an toàn đã thực hiện, xem xét sự phù hợp
của báo cáo đánh giá an toàn công trình so với đề cương đánh giá an toàn công
trình được phê duyệt và quy định của hợp đồng để xác nhận kết quả đánh giá an
toàn công trình.
2. Trường hợp báo cáo kết quả đánh giá an toàn công
trình chưa đạt yêu cầu, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình gửi tổ
chức kiểm định ý kiến không đồng ý xác nhận bằng văn bản, trong đó nêu các nội
dung chưa đạt yêu cầu mà tổ chức kiểm định phải thực hiện đánh giá lại hoặc
đánh giá bổ sung.
3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ
khi nhận được báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình của chủ sở hữu hoặc
người quản lý, sử dụng công trình theo quy định tại điểm e
khoản 1 Điều 38 Nghị định này, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình xem xét và
thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình đến chủ sở hữu hoặc người
quản lý, sử dụng công trình như sau:
a) Chấp thuận báo cáo đánh giá an toàn; yêu cầu chủ
sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các kiến nghị của tổ chức
đánh giá an toàn để công trình đáp ứng các yêu cầu về an toàn;
b) Không chấp thuận báo cáo đánh giá an toàn trong
trường hợp nội dung thực hiện và kết quả báo cáo không đáp ứng yêu cầu; yêu cầu
chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức thực hiện đánh giá lại
hoặc đánh giá bổ sung;
c) Trường hợp kết quả đánh giá cho thấy công trình
không đảm bảo điều kiện an toàn thì yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng
công trình thực hiện quy định tại Điều 40 Nghị định này.
4. Trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác, thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn
công trình được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình
xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối
với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền
quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục
vụ quốc phòng, an ninh.
Mục 4. XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH
CÓ DẤU HIỆU NGUY HIỂM, CÔNG TRÌNH HẾT THỜI HẠN SỬ DỤNG, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 40. Xử lý đối với công
trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
1. Khi phát hiện hạng mục công trình, công trình có
dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở
hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:
a) Kiểm tra lại hiện trạng công trình;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần
thiết);
c) Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như
hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di
chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ;
d) Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần
nhất;
đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng
đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi
cần thiết.
2. Khi phát hiện hoặc nhận được
thông tin hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo
an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn
chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểm định
chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận
công trình hoặc công trình (nếu cần thiết);
b) Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng
công trình thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều
này và thời gian thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chủ sở hữu
hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để đảm bảo an
toàn;
c) Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng
có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản
lý, sử dụng công trình thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử
dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản để bảo đảm
an toàn (nếu cần thiết);
d) Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản
lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật khi không thực hiện theo các
yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản
4 Điều 39 Nghị định này.
3. Đối với chung cư cũ, chung cư có dấu hiệu nguy
hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người
quản lý, sử dụng công trình thực hiện các quy định của Nghị định này và các quy
định khác của pháp luật về nhà ở.
4. Mọi công dân đều có quyền thông báo cho chủ sở hữu
hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các
cơ quan thông tin đại chúng biết khi phát hiện hạng mục công trình, công trình
xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai
thác, sử dụng để xử lý kịp thời.
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công
trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều
39 Nghị định này khi tiếp nhận thông tin về hạng mục công trình, công trình
xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai
thác, sử dụng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp an toàn quy định tại điểm c
khoản 1 Điều này. Trường hợp không xử lý kịp thời, gây thiệt hại về người và
tài sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 41. Xử lý đối với công
trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình
xác định thời hạn sử dụng của công trình theo hồ sơ thiết kế xây dựng công
trình và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.
2. Đối với công trình có ảnh
hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý
dự án đầu tư xây dựng, trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi công trình hết
thời hạn sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải báo
cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều
39 Nghị định này về thời điểm hết thời hạn sử dụng
công trình và dự kiến phương án xử lý đối với công trình sau khi hết thời hạn sử
dụng.
3. Sau khi nhận được báo cáo quy định tại khoản 2
Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4
Điều 39 Nghị định này có trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn
sử dụng trong danh mục trên trang thông tin điện tử của mình.
4. Đối với công trình hết thời
hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp trừ đối tượng nhà ở riêng lẻ của hộ
gia đình, cá nhân, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách
nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định để đánh giá chất lượng
hiện trạng của công trình và đề xuất phương án gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng
công trình (nếu có), xác định thời gian được tiếp tục sử dụng công trình sau
khi sửa chữa, gia cố;
b) Tổ chức gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công
trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng;
c) Gửi 01 bản báo cáo kết quả thực hiện công việc
quy định tại điểm a, điểm b khoản này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này và các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan để được xem xét và
cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình, trừ trường hợp nhà ở
riêng lẻ. Thời hạn xem xét và cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công
trình của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 14 ngày kể từ khi nhận được báo
cáo;
d) Căn cứ kết quả thực hiện các công việc quy định
tại điểm a, điểm b khoản này và ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định tại điểm c khoản này, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công
trình quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình.
5. Các trường hợp không tiếp tục
sử dụng đối với công trình hết thời hạn sử dụng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công
trình không có nhu cầu sử dụng tiếp;
b) Kết quả kiểm tra, kiểm định để đánh giá chất lượng
hiện trạng của công trình cho thấy công trình không đảm bảo an toàn, không thể
gia cố, cải tạo, sửa chữa;
c) Công trình không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép tiếp tục khai thác, sử dụng.
6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Rà soát các công trình xây dựng không đủ cơ sở để
xác định được thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và yêu cầu chủ
sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại khoản
4 Điều này;
b) Tổ chức thực hiện việc xác định thời hạn sử dụng,
công bố công trình hết thời hạn sử dụng và thực hiện các công việc tiếp theo
quy định tại Điều này đối với các công trình chưa xác định được chủ sở hữu hoặc
người quản lý, sử dụng công trình;
c) Thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử
dụng công trình về việc dừng sử dụng và yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý,
sử dụng công trình có trách nhiệm phá dỡ công trình và thời gian thực hiện việc
phá dỡ công trình đối với các công trình không tiếp tục sử dụng theo quy định tại
khoản 5 Điều này.
7. Việc xử lý đối với nhà chung cư hết thời hạn sử
dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
8. Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình cá nhân hết
thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp, chủ sở hữu hoặc người quản lý,
sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện các công việc quy định tại điểm a,
điểm b khoản 4 Điều này và căn cứ vào kết quả thực hiện các công việc này để tự
quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình, trừ các trường
hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 42. Phá dỡ công trình xây
dựng
1. Các tình huống phá dỡ công trình xây dựng:
a) Công trình phải phá dỡ để giải phóng mặt bằng
xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
b) Công trình phải phá dỡ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 118 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 44 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14;
c) Công trình phải phá dỡ theo yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1
Điều 118 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản
44 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14;
d) Công trình phải phá dỡ khi hết thời hạn sử dụng
theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.
2. Trách nhiệm phá dỡ công trình xây dựng:
a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng
công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện phá dỡ công trình theo quy định của
pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định
việc phá dỡ công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật
khác có liên quan; quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện phá dỡ công
trình trong trường hợp chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công
trình không thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phá dỡ công trình xây dựng;
c) Cơ quan có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá
dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính;
d) Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc phá dỡ và
cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;
đ) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an
quy định về thẩm quyền phá dỡ công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.
3. Phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng
bao gồm các nội dung chính sau:
a) Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công
trình xây dựng;
b) Thông tin chung về công trình, hạng mục công
trình phải phá dỡ;
c) Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được
áp dụng;
d) Thiết kế phương án phá dỡ;
đ) Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;
e) Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).
4. Người được giao quản lý, thực hiện phá dỡ khẩn cấp
công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong quá trình tổ chức thực hiện
phá dỡ khẩn cấp công trình bảo đảm tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phải
chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
5. Đối với việc phá dỡ công trình xây dựng là tài sản
công, ngoài việc thực hiện theo quy định của Nghị định này còn phải thực hiện
theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Chương IV
SỰ CỐ TRONG THI CÔNG VÀ
KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH
Mục 1. SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 43. Cấp sự cố trong quá
trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
Sự cố công trình xây dựng được chia thành ba cấp
theo mức độ hư hại công trình hoặc thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp
II và cấp III như sau:
1. Sự cố cấp I bao gồm:
a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở
lên;
b) Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần
công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp I trở lên.
2. Sự cố cấp II bao gồm:
a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5
người;
b) Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần
công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp II, cấp
III.
3. Sự cố cấp III bao gồm các sự cố còn lại ngoài
các sự cố công trình xây dựng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 44. Báo cáo sự cố công trình
xây dựng
1. Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng biện pháp nhanh
nhất chủ đầu tư phải thông báo về sự cố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây
dựng công trình, sơ bộ về sự cố và thiệt hại (nếu có) cho Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình (nếu có). Ngay sau khi nhận được
thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự cố.
2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu
tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại về người
thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Báo cáo bao gồm các nội
dung chủ yếu sau:
a) Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô công
trình;
b) Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công
trình;
c) Mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựng
khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố;
d) Thiệt hại về người và tài sản (nếu có).
3. Đối với các sự cố công trình đi qua địa bàn 02 tỉnh
trở lên, sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự
cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố
cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền
yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố.
5. Trường hợp sự cố công trình xảy ra trong quá
trình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có
trách nhiệm thực hiện theo quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này.
Điều 45. Giải quyết sự cố công
trình xây dựng
1. Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi
công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm
kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các
nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện
báo cáo theo quy định tại Điều 44 Nghị định này. Ủy ban
nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm
cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác
trong quá trình giải quyết sự cố.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì
giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau:
a) Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc
khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình
tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố;
b) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện
trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài
sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên
liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết
phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ,
thu dọn;
c) Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố
cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư,
chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố;
d) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo
quy định của pháp luật;
đ) Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải
quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp II, cấp III trên địa bàn.
3. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá
trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình
trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm
quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa
công trình vào sử dụng.
4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ
và phạm vi ảnh hưởng của sự cố.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an
quy định về báo cáo và giải quyết sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng,
an ninh.
Điều 46. Giám định nguyên nhân
sự cố công trình xây dựng
1. Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân
sự cố công trình xây dựng:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức giám định
nguyên nhân các sự cố trên địa bàn;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức giám định
nguyên nhân sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủ
trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng trong trường hợp được
Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều
này thành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố. Tổ điều tra sự
cố bao gồm đại diện các đơn vị của cơ quan chủ trì giải quyết sự cố, các cơ
quan có liên quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến
sự cố. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố
chỉ định tổ chức kiểm định thực hiện giám định chất lượng công trình phục vụ
đánh giá nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
3. Nội dung thực hiện giám định
nguyên nhân sự cố:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có
liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố;
b) Đánh giá mức độ an toàn của công trình sau sự cố;
c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân
có liên quan;
d) Lập hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố, bao gồm:
Báo cáo giám định nguyên nhân sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình
thực hiện giám định nguyên nhân sự cố.
4. Chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công
trình xây dựng:
a) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra
trong quá trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả
chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng. Sau khi có kết
quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm
thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi
trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố. Trường hợp sự cố công trình xảy
ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định
nguyên nhân sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan;
b) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra
trong quá trình khai thác, sử dụng công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử
dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự
cố công trình xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công
trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công
trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên
nhân sự cố. Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì
trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố do chủ sở hữu
hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả.
Điều 47. Hồ sơ sự cố công
trình xây dựng
Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng có
trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội dung sau:
1. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội
dung: Tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng công
trình, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; tình trạng công
trình khi xảy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và tài sản; sơ bộ
về nguyên nhân sự cố.
2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng
công trình liên quan đến sự cố.
3. Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.
4. Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết
sự cố.
Mục 2. SỰ CỐ GÂY MẤT AN TOÀN
LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 48. Sự cố gây mất an toàn
lao động trong thi công xây dựng công trình
1. Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công
xây dựng công trình bao gồm:
a) Sự cố sập đổ máy, thiết bị phục vụ công tác thi
công xây dựng (sau đây gọi là sự cố về máy, thiết bị);
b) Sự cố tai nạn lao động xảy ra trong thi công xây
dựng công trình.
2. Việc khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự
cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình được quy định
như sau:
a) Đối với sự cố quy định tại điểm a khoản 1 Điều
này, việc khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự cố được thực hiện theo
quy định tại Điều 49, Điều 50 Nghị định này;
b) Đối với sự cố quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này thì việc khai báo, điều tra, báo cáo và giải quyết sự cố thực hiện theo quy
định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 49. Khai báo, báo cáo và
giải quyết sự cố về máy, thiết bị
1. Khi xảy ra sự cố về máy, thiết bị, bằng biện
pháp nhanh nhất chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo về sự
cố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố và
thiệt hại (nếu có) với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Ngay sau khi nhận
được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các tổ chức có liên
quan để kịp thời tổ chức giải quyết sự cố.
2. Ngoài việc khai báo theo quy định tại khoản 1 Điều
này, đối với các sự cố về máy, thiết bị gây chết người hoặc làm bị thương nặng
từ 2 người trở lên, nhà thầu thi công xây dựng phải khai báo theo quy định của
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công
trình có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động và thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an
toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy
ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện khai báo theo quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các cơ
quan có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố
và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
5. Cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định này có
trách nhiệm:
a) Kiểm tra hiện trường, kiểm tra việc khai báo, giải
quyết sự cố của chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng theo quy định tại
Điều này;
b) Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng sử dụng đối với
máy, thiết bị; dừng, tạm dừng thi công đối với các hạng mục công trình, một phần
hoặc toàn bộ công trình tùy theo mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố;
c) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện
trường sự cố trên cơ sở đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các
công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh,
quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác
điều tra xác định nguyên nhân và lập hồ sơ sự cố về máy, thiết bị trước khi phá
dỡ, thu dọn;
d) Thông báo kết quả điều tra nguyên nhân sự cố về
máy, thiết bị cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với
chủ đầu tư hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố về máy,
thiết bị;
đ) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo
quy định của pháp luật.
6. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoặc chủ
sở hữu, người quản lý, sử dụng máy, thiết bị có trách nhiệm khắc phục sự cố về
máy, thiết bị đảm bảo các yêu cầu về an toàn trước khi thi công trở lại.
7. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố về máy, thiết bị
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố. Tùy
theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng còn bị xử lý theo các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
Điều 50. Điều tra sự cố về
máy, thiết bị
1. Thẩm quyền điều tra sự cố về máy, thiết bị:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì điều tra sự cố
về máy, thiết bị xảy ra trên địa bàn tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm b,
điểm c khoản này;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an
quy định về việc điều tra sự cố máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng công
trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủ
trì điều tra sự cố máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng trong trường hợp được
Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan có thẩm quyền điều tra sự cố quy định tại
khoản 1 Điều này thành lập Tổ điều tra sự cố để thực hiện điều tra sự cố. Tổ điều
tra sự cố bao gồm đại diện cơ quan chuyên môn về xây dựng, các cơ quan có liên
quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan. Trường hợp cần
thiết, cơ quan chủ trì điều tra sự cố chỉ định tổ chức tư vấn xác định nguyên
nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
3. Nội dung thực hiện điều tra
sự cố về máy, thiết bị:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, thông số kỹ thuật có
liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân;
b) Đánh giá mức độ an toàn của máy, thiết bị, công
trình và công trình lân cận (nếu có) sau sự cố;
c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân
có liên quan;
d) Lập hồ sơ điều tra sự cố, bao gồm: Báo cáo điều
tra sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng chi phí tổ chức
điều tra sự cố. Sau khi có kết quả điều tra sự cố và phân định trách nhiệm thì
tổ chức, cá nhân gây ra sự cố phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức điều
tra sự cố. Trường hợp sự cố xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm
chi trả chi phí tổ chức điều tra sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây
dựng có liên quan.
5. Riêng trường hợp sự cố về máy, thiết bị không
thuộc danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt sử dụng trong thi công xây
dựng công trình và không làm bị thương nặng hoặc gây chết người thì chủ đầu tư
có trách nhiệm chủ trì tổ chức điều tra và giải quyết sự cố về máy, thiết bị.
Điều 51. Lập hồ sơ xử lý sự cố
về máy, thiết bị
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ sự cố về
máy, thiết bị bao gồm các nội dung sau:
1. Biên bản kiểm tra hiện trường: tên, địa điểm hạng
mục công trình, công trình xây dựng bị ảnh hưởng do sự cố về máy, thiết bị gây
ra; thông số kỹ thuật, lý lịch máy, thiết bị sự cố; hiện trạng hạng mục công
trình, công trình xây dựng xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; sơ bộ
về tình hình thiệt hại về người và tài sản; nguyên nhân xảy ra sự cố;
2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng
công trình liên quan đến sự cố về máy, thiết bị;
3. Hồ sơ điều tra nguyên nhân sự cố; xử lý đối với
tổ chức, cá nhân có liên quan; biện pháp khắc phục sự cố;
4. Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết
sự cố.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 52. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Xây dựng:
a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống
nhất quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định
này;
b) Ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý chất lượng công trình
xây dựng, an toàn trong thi công xây dựng công trình và hướng dẫn thi hành Nghị
định này;
c) Thực hiện quản lý nhà nước về những nội dung thuộc
phạm vi điều chỉnh của Nghị định này đối với công trình chuyên ngành thuộc thẩm
quyền quản lý; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định của Nghị
định này của các bộ, ngành, địa phương, các chủ thể tham gia xây dựng, quản lý,
khai thác sử dụng công trình; kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng và an
toàn trong thi công xây dựng công trình khi cần thiết;
d) Yêu cầu, đôn đốc các Bộ quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm
tra sự tuân thủ các quy định của Nghị định này theo thẩm quyền;
đ) Hướng dẫn xác định chi
phí bảo trì công trình xây dựng; ban hành định mức bảo trì công trình xây dựng
trừ định mức bảo dưỡng đối với các công trình chuyên ngành.
2. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
khác:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về những nội dung thuộc
phạm vi điều chỉnh của Nghị định này đối với công trình chuyên ngành; hướng dẫn
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng
và an toàn trong thi công xây dựng áp dụng cho các công trình xây dựng chuyên
ngành;
b) Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra
đột xuất công tác quản lý chất lượng và an toàn trong thi công xây dựng của các
chủ thể tham gia xây dựng công trình; kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng
chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của bộ khi cần thiết hoặc khi được Bộ Xây dựng
yêu cầu;
c) Tổ chức xây dựng và ban hành định mức bảo dưỡng
đối với các công trình chuyên ngành;
d) Tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất
lượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và công tác quản lý an
toàn trong thi công xây dựng do bộ, ngành quản lý trước ngày 15 tháng 12 hàng
năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
3. Các Bộ quản lý công trình
xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn trực
thuộc trong việc tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình
chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, bao gồm:
a) Bộ Xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu
tư xây dựng dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ,
công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng dự án đầu
tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường
bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị);
b) Bộ Giao thông vận tải đối với các công trình thuộc
dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trừ các công trình do Bộ Xây dựng
quản lý quy định tại điểm a khoản này;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ
nông nghiệp và phát triển nông thôn;
d) Bộ Công Thương đối với các công trình thuộc dự
án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp trừ các công trình do Bộ Xây dựng quản
lý quy định tại điểm a khoản này;
d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với các công trình
thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội
dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của
mình theo phân cấp; chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc trong
việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng
công trình chuyên ngành trên địa bàn, cụ thể:
a) Sở Xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu
tư xây dựng công trình dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, dự
án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng, dự án đầu tư xây dựng công
trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, dự án đầu tư
xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ
trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị), dự án đầu tư xây dựng có công năng
phục vụ hỗn hợp khác;
b) Sở Giao thông vận tải đối với các công trình thuộc
dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trừ các công trình quy định tại điểm
a khoản này;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với
các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và
phát triển nông thôn;
d) Sở Công Thương đối với các công trình thuộc dự
án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp trừ các công trình quy định tại điểm
a khoản này;
đ) Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế đối với các công trình được đầu tư xây dựng trên địa
bàn được giao quản lý;
e) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thì Sở này thực hiện nhiệm vụ tại điểm
a, điểm b khoản này.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể của
từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân cấp cho Ủy ban nhân
dân cấp huyện thực hiện các nội dung quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Nghị định này; phân cấp cho cơ quan được
giao quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm tra công tác
nghiệm thu đối với các công trình xây dựng trên địa bàn hành chính của huyện và
được quyền điều chỉnh việc phân cấp thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu quy
định tại điểm đ khoản 4 Điều này.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý
nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa
bàn theo phân cấp; chỉ đạo, kiểm tra đơn vị có chức năng quản lý về xây dựng trực
thuộc tổ chức thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo
phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi
báo cáo định kỳ, hàng năm về nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng và
an toàn trong thi công xây dựng công trình theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng.
Điều 53. Xử lý chuyển tiếp
1. Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được
quyết định đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì loại và cấp
của công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm quyết định
đầu tư.
2. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định
này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy
định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng nhưng không thuộc đối tượng
kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định này thì không tiếp tục
thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức
nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của
Nghị định này và báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan chuyên môn về xây dựng
theo phân cấp để theo dõi.
3. Công trình xây dựng khởi
công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra
công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định
của Nghị định này.
4. Tiếp tục thực hiện các quy định về phân cấp công
trình xây dựng theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực
đến khi quy định về phân cấp công trình hướng dẫn Luật số 62/2020/QH14 và Nghị định này được ban hành và
có hiệu lực.
Điều 54. Tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành và
thay thế Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
3. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
liên nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
PHỤ LỤC I
PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH THEO CÔNG NĂNG SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ)
I. CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH DÂN DỤNG
(CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG)
Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng (công
trình dân dụng) là công trình kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác (có thể
là một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình) phục vụ cho các hoạt động,
nhu cầu của con người như ở; học tập, giảng dạy; làm việc; kinh doanh; tập luyện,
thi đấu thể dục, thể thao; tập trung đông người; ăn uống, vui chơi, giải trí,
thăm quan; xem hoặc thưởng thức các loại hình nghệ thuật, biểu diễn, thi đấu thể
thao; trao đổi, tiếp nhận thông tin, bưu phẩm; khám bệnh, chữa bệnh; tôn giáo,
tín ngưỡng; và các công trình cung cấp các dịch vụ, nhu cầu khác của con người,
bao gồm:
1. Công trình nhà ở: Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập
thể khác; nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác.
2. Công trình công cộng:
a) Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu:
- Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
sử dụng cho mục đích giáo dục, đào tạo, nghiên cứu trong các cơ sở sau: Nhà trẻ,
trường mẫu giáo; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông,
trường có nhiều cấp học; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên
nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại
trường hoặc trung tâm đào tạo khác;
- Trạm khí tượng thủy văn, trạm nghiên cứu địa chấn,
cơ sở nghiên cứu vũ trụ; các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở
nghiên cứu chuyên ngành khác.
b) Công trình y tế:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử
dụng cho mục đích khám chữa bệnh trong các cơ sở sau: Bệnh viện, phòng khám (đa
khoa hoặc chuyên khoa); trạm y tế; nhà hộ sinh, điều dưỡng, phục hồi chức năng,
chỉnh hình, dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm
chuyên ngành y tế; các cơ sở y tế khác.
c) Công trình thể thao:
Sân vận động; nhà thi đấu; sân tập luyện, thi đấu
các môn thể thao như: gôn, bóng đá, tennis, bóng chuyền, bóng rổ và các môn thể
thao khác; bể bơi.
d) Công trình văn hóa:
Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ,
rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện,
triển lãm, nhà trưng bày; công trình có tính biểu trưng, nghệ thuật (tượng đài
ngoài trời, cổng chào,...), công trình vui chơi, giải trí; các công trình văn
hóa khác.
đ) Công trình tôn giáo, tín ngưỡng:
- Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo,
chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường; trường đào
tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; tượng đài, bia, tháp và các công trình tôn
giáo khác;
- Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường
(nhà thờ họ) và các công trình tín ngưỡng khác.
e) Công trình thương mại: Trung
tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát
và các công trình thương mại khác.
g) Công trình dịch vụ:
- Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; cơ sở nghỉ dưỡng;
biệt thự lưu trú, căn hộ lưu trú và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;
- Biển quảng cáo đứng độc lập; bưu điện, bưu cục,
cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác.
h) Công trình trụ sở, văn phòng
làm việc:
- Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc
của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc
của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ
chức, cá nhân khác;
- Các tòa nhà sử dụng làm văn phòng kết hợp lưu
trú.
i) Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn
hợp khác.
Ví dụ: Tòa nhà bố trí công năng theo tầng cao để sử
dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng thì thuộc loại công trình hỗn hợp.
k) Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục
vụ dân sinh.
3. Cổng, tường rào, nhà bảo vệ và kết cấu nhỏ lẻ
khác phục vụ cho mục đích dân dụng.
II. CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP (CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP)
Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp
(công trình công nghiệp) là các công trình kết cấu dạng nhà (nhà công nghiệp)
hoặc các hệ kết cấu khác sử dụng cho việc khai thác, sản xuất ra các loại
nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, năng lượng phục vụ nhu cầu của con người và
các ngành kinh tế, bao gồm:
1. Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Mỏ khai thác nguyên liệu cho
ngành vật liệu xây dựng (cát, đá, sét, và các nguyên liệu cho ngành vật liệu
xây dựng khác); nhà máy sản xuất xi măng; trạm nghiền xi măng hoặc các công
trình đơn lẻ khác trong dây chuyền sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng; các
công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng khác (các loại cấu kiện bê
tông, gạch xi măng cốt liệu, gạch đất sét nung và các loại viên xây khác, sản
phẩm ốp, lát, sứ vệ sinh, kính và các sản phẩm từ kính, các sản phẩm từ gỗ và
các sản phẩm khác).
2. Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Nhà máy luyện kim mầu; nhà
máy luyện, cán thép; nhà máy chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp; nhà máy
chế tạo máy công cụ và thiết bị công nghiệp; nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ;
nhà máy chế tạo máy xây dựng; nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ; nhà máy sản xuất,
lắp ráp phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, tàu thủy,...); nhà máy chế tạo
thiết bị điện, thiết bị cơ cho công nghiệp điện tử, điện lạnh; nhà máy sản xuất
các sản phẩm cơ khí cho các ngành công nghiệp khác (công nghiệp hỗ trợ).
3. Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Mỏ than hầm lò, mỏ than lộ
thiên; nhà máy sàng tuyển, chế biến than; nhà máy chế biến khoáng sản; mỏ quặng
hầm lò, mỏ quặng lộ thiên; nhà máy tuyển, làm giàu quặng (bao gồm cả tuyển quặng
bô xít); công trình sản xuất alumin.
4. Công trình dầu khí:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Giàn khai thác, công trình
phục vụ hoạt động khai thác, xử lý dầu khí; nhà máy lọc, hóa dầu; nhà máy chế
biến khí; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học; kho chứa dầu thô, xăng dầu; kho
chứa khí hóa lỏng, trạm chiết khí hóa lỏng, phân phối khí; tuyến ống dẫn khí, dầu;
nhà máy sản xuất dầu nhờn; nhà máy tái chế dầu thải.
5. Công trình năng lượng:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Nhà máy thủy điện (không bao
gồm các công trình đầu mối), nhiệt điện, điện nguyên tử; điện gió, điện mặt trời,
điện địa nhiệt, điện thủy triều, điện rác (không bao gồm khu xử lý chất thải rắn),
điện sinh khối; điện khí biogas; điện đồng phát; nhà máy cấp nhiệt, cấp hơi, cấp
khí nén; đường dây truyền tải điện và trạm biến áp; cơ sở cung cấp nhiên liệu,
năng lượng cho các phương tiện giao thông và sử dụng cá nhân.
6. Công trình hóa chất:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sản xuất, kho chứa, trạm chiết nạp
các sản phẩm sau: phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất cơ bản, hóa dầu,
hóa được, hóa mỹ phẩm và hóa chất khác; nguồn điện hóa học (pin, ắc quy, que
hàn,...); khí công nghiệp; cao su (săm, lốp, băng tải, cao su kỹ thuật,...); chất
tẩy rửa (kem giặt, nước giặt, bột giặt, nước gội đầu, nước/chất tẩy rửa, xà
phòng,…); sơn, mực in các loại; nguyên liệu nhựa (alkyd, acrylic,...); nguyên
liệu mỏ hóa chất (tuyển quặng apatit); vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ công
nghiệp.
7. Công trình công nghiệp nhẹ:
a) Thực phẩm:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, kho
chứa các sản phẩm sữa; bánh kẹo, mỳ ăn liền; dầu ăn, hương liệu; đồ uống (rượu,
bia, nước giải khát,...).
b) Sản phẩm tiêu dùng:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau sản xuất, chế biến, đóng gói,
lắp ráp, chế tạo, kho chứa các sản phẩm và thực hiện các công việc có liên quan
sau: xơ sợi; dệt; in, nhuộm (ngành dệt, may); sản phẩm may; thuộc da và các sản
phẩm từ da; nhựa; đồ sành sứ, thủy tinh; bột giấy và giấy; thuốc lá; đồ điện tử
(ti vi, máy tính, điện thoại...), điện lạnh (điều hòa, tủ lạnh,...); linh kiện,
phụ tùng thông tin và điện tử (mạch in điện tử, IC và các sản phẩm tương
đương); thuốc và vật tư y tế; các sản phẩm tiêu dùng khác.
c) Sản phẩm nông, thủy và hải sản:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau sản xuất, chế biến, đóng gói,
kho chứa các sản phẩm và thực hiện các công việc có liên quan sau: thủy hải sản;
đồ hộp; xay xát, lau bóng gạo; các sản phẩm nông sản khác.
8. Các công trình khác phục vụ mục đích sản xuất
công nghiệp.
III. CÔNG TRÌNH CUNG CẤP CƠ SỞ, TIỆN ÍCH HẠ TẦNG
KỸ THUẬT (CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT)
Công trình kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác
sử dụng làm cơ sở, tiện ích, cấu trúc phục vụ trực tiếp cho việc khai thác, sản
xuất và cung cấp nước; lưu trữ, xử lý nước và thoát nước thải; lưu trữ, xử lý
các loại chất thải rắn; chiếu sáng các khu vực công cộng; chôn cất, hỏa táng, cử
hành tang lễ; truyền tải thông tin; duy trì cảnh quan đô thị; cung cấp các chỗ
đỗ xe công cộng, bao gồm:
1. Công trình cấp nước:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Nhà máy nước, công trình xử
lý nước sạch (kể cả xử lý bùn cặn); trạm bơm (nước thô, nước sạch hoặc tăng
áp); các loại bể (tháp) chứa nước sạch; tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước
sạch).
2. Công trình thoát nước:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Hồ điều hòa; trạm bơm nước
mưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn; các
loại bể chứa nước mưa, nước thải; tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến
cống thoát nước thải.
3. Công trình xử lý chất thải rắn:
a) Một công trình độc lập, một tổ hợp các công
trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở xử lý chất thải rắn thông
thường bao gồm: Trạm trung chuyển; bãi chôn lấp rác; khu liên hợp xử lý/khu xử
lý; cơ sở xử lý chất thải rắn;
b) Một công trình độc lập, một tổ hợp các công
trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
4. Một công trình độc lập, một tổ hợp các công
trình trong các cơ sở sau:
a) Công trình chiếu sáng công cộng (hệ thống chiếu
sáng công cộng, cột đèn);
b) Công viên cây xanh;
c) Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;
d) Nhà để xe ô tô (ngầm và nổi); sân bãi để xe ô
tô, xe máy móc, thiết bị.
5. Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động:
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình
hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Nhà, trạm viễn thông, cột
ăng ten, cột treo cáp, đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
6. Cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu
khác sử dụng cho cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật.
IV. CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ GIAO THÔNG VẬN TẢI (CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG)
Công trình kết cấu dạng cầu, đường, hầm hoặc dạng kết
cấu khác (một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình) sử dụng làm
các cơ sở, tiện ích, cấu trúc phục vụ trực tiếp cho giao thông vận tải; điều tiết,
điều phối các hoạt động giao thông vận tải; bao gồm:
1. Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc; đường ô
tô; đường trong đô thị; đường nông thôn.
2. Bến phà, bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện
giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ.
3. Công trình đường sắt:
a) Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt
đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường
sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương;
b) Ga hành khách, ga hàng hóa; ga deport; các kết cấu
rào chắn, biển báo phục vụ giao thông.
Chú thích: Công trình sản xuất, đóng mới phương tiện
đường sắt (đầu máy, toa tàu) thuộc loại công trình phục vụ sản xuất công nghiệp
- Mục II Phụ lục này.
4. Công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không
bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.
5. Công trình hầm: Hầm tàu điện ngầm, hầm đường ô
tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ.
6. Công trình đường thủy nội địa, hàng hải:
a) Công trình đường thủy nội địa: Cảng, bến thủy nội
địa; bến phà, âu tàu; công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền,
đà, sàn nâng,...); luồng đường thủy (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên
kênh đào); các khu vực neo đậu; công trình chỉnh trị (hướng dòng/bảo vệ bờ).
b) Công trình hàng hải: Bến, cảng biển; bến phà; âu
tàu; công trình sửa chữa tàu biển (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng hàng
hải; các khu vực, các công trình neo đậu; công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn
cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).
c) Các công trình đường thủy nội địa, hàng hải
khác: Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển; đèn biển; đăng
tiêu; công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ
bờ; hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) và các công trình
hàng hải khác.
7. Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các
công trình đảm bảo bay); nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu kỹ thuật máy
bay (hangar), kho hàng hóa,...
8. Tuyến cáp treo và nhà ga để vận chuyển người và
hàng hóa.
9. Cảng cạn.
10. Các công trình khác như: trạm cân, cống, bể,
hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.
V. CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN (CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN)
Công trình có kết cấu dạng đập, đê, kè, kênh, mương
hoặc dạng kết cấu khác (một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc
một dây chuyền công nghệ) sử dụng làm các cơ sở, tiện ích, cấu trúc phục vụ trực
tiếp cho các công tác thủy lợi; chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp,
thủy sản và các công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn khác,
bao gồm:
1. Công trình thủy lợi: Hồ chứa nước; đập ngăn nước
(bao gồm đập tạo hồ, đập ngăn mặn, giữ ngọt, điều tiết trên sông, suối,...);
tràn xả lũ; cống lấy nước, cống tiêu nước, cống xả nước; kênh, đường ống dẫn nước;
đường hầm thủy công; trạm bơm tưới - tiêu và công trình thủy lợi khác.
2. Công trình đê điều: đê sông; đê biển và các công
trình trên đê, trong đê và dưới đê.
3. Một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công
trình trong các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản
và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác phục vụ nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
VI. CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH (CÔNG
TRÌNH QUỐC PHÒNG, AN NINH)
Công trình có kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu
khác sử dụng làm các cơ sở, tiện ích, cấu trúc phục vụ cho mục đích quốc phòng,
an ninh. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định chi tiết về loại công trình phục vụ
quốc phòng, an ninh.
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm
theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)
Phụ lục IIa. Nhật ký thi công xây dựng công trình
Phụ lục IIb. Bản vẽ hoàn công
PHỤ LỤC IIA
NHẬT KÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ)
1. Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu
thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng.
Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu
chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng
đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
2. Chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây
dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện
trước khi thi công xây dựng công trình.
3. Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các
thông tin chủ yếu sau:
a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết
và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công
xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng
được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
b) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động,
các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi
công xây dựng công trình (nếu có);
c) Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng,
giám sát thi công xây dựng (nếu có);
d) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát
sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
4. Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia
hoạt động xây dựng công trình phát hành văn bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật
trên công trường thì các văn bản này được lưu giữ cùng với nhật ký thi công xây
dựng công trình.
PHỤ LỤC IIB
BẢN VẼ HOÀN CÔNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ)
1. Lập bản vẽ hoàn công:
a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của
hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với
kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và
được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn
công. Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước,
thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi
công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn
bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này;
b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công
xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công
tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này;
c) Đối với các bộ phận công trình bị che khuất phải
được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế
trước khi tiến hành công việc tiếp theo;
d) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành
viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực
hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
2. Mẫu dấu bản vẽ hoàn công:
Mẫu số 1:
TÊN NHÀ THẦU
THI CÔNG XÂY DỰNG
|
BẢN VẼ HOÀN
CÔNG
Ngày……tháng……năm……
|
Người lập
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)
|
Chỉ huy trưởng
công trình hoặc giám đốc dự án
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)
|
Tư vấn giám sát
trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)
|
Ghi chú: không áp dụng hình thức hợp
đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.
Mẫu số 2:
TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
|
BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày……tháng…..năm…..
|
Người lập
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)
|
Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)
|
Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)
|
Tư vấn giám sát trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)
|
Ghi chú:
áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu
tùy thuộc kích cỡ chữ.
PHỤ LỤC III
KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ)
1. Chính sách về quản lý an toàn lao động
(Các nguyên tắc cơ bản về quản lý an toàn lao động;
các quy định của pháp luật; lập kế hoạch, phổ biến và tổ chức thực hiện).
2. Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an toàn lao động;
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Quy định về việc tổ chức huấn luyện về an toàn
lao động
(Bồi dưỡng huấn luyện cho các đối tượng là người
phụ trách công tác an toàn lao động, người làm công tác an toàn lao động, người
lao động; kế hoạch huấn luyện định kỳ, đột xuất).
4. Quy định về quy trình làm việc hàng ngày, hàng
tuần, hàng tháng hoặc định kỳ đối với các công việc có yêu cầu cụ thể đảm bảo
an toàn lao động.
5. Các yêu cầu về đảm bảo an toàn trong tổ chức mặt
bằng công trường.
(Các yêu cầu chung; đường đi lại và vận chuyển;
xếp liệu, nhiên liệu, cấu kiện thi công và các yêu cầu tổ chức mặt bằng công
trường khác có liên quan).
6. Quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động
cụ thể trên công trường.
(Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến
rơi, ngã; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật bay, vật rơi; các
biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến sập đổ kết cấu; các biện pháp ngăn ngừa
tai nạn liên quan đến máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng công trình;
các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn; các biện pháp ngăn ngừa
tai nạn liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới mặt nước; các biện pháp ngăn
ngừa tai nạn liên quan đến thi công công trình ngầm; các biện pháp ngăn ngừa
tai nạn liên quan đến cháy, nổ; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng,
công trình lân cận; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông và các biện pháp
ngăn ngừa tai nạn lao động khác có liên quan).
7. Quy định về trang bị, cung cấp, quản lý và sử dụng
các phương tiện bảo vệ cá nhân
(Mũ bảo hộ; đai, áo an toàn; phương tiện bảo vệ
cho mắt, tai, mặt, tay, chân; áo phao; mặt nạ thở, phòng độc; hộp sơ cứu và các
dụng cụ, phương tiện khác có liên quan).
8. Quản lý sức khỏe và môi trường lao động
(Hệ thống quản lý sức khỏe, vệ sinh lao động,
quan trắc môi trường lao động và các hệ thống khác có liên quan đến quản lý sức
khỏe và môi trường lao động).
9. Quy định về ứng phó với tình huống khẩn cấp
(Mạng lưới thông tin liên lạc, các quy trình ứng
phó với tình huống khẩn cấp có liên quan).
10. Quy trình thực hiện việc theo dõi, báo cáo công
tác quản lý an toàn lao động định kỳ, đột xuất
(Theo dõi và báo cáo việc thực hiện kế hoạch tổng
thể về an toàn lao động; báo cáo về tình hình tai nạn lao động, sự cố gây mất
an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; chia sẻ thông tin về tai nạn,
sự cố để nâng cao nhận thức của người lao động).
11. Các phụ lục, biểu mẫu, hình ảnh kèm theo để thực
hiện.
PHỤ LỤC IV
BÁO CÁO CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ)
Phụ lục IVa. Báo cáo định kỳ về công tác giám sát
thi công xây dựng công trình.
Phụ lục IVb. Báo cáo hoàn thành công tác giám sát
thi công xây dựng gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng.
PHỤ LỤC IVA
(Ban hành kèm
theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)
…(1)…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……./……
|
……., ngày…….
tháng……. năm………
|
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
Kính gửi: ………(2)…….
……(1).... báo cáo về tình hình giám sát thi công
xây dựng công trình/hạng mục công trình ....(3).... từ ngày…… đến ngày…… như
sau:
1. Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công năng của
công trình so với giấy phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây dựng),
thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an
toàn được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công
trình.
2. Đánh giá sự phù hợp về năng lực của các nhà thầu
thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng:
a) Tên đơn vị thi công;
b) Đánh giá sự phù hợp về năng lực của chỉ huy trưởng
công trình hoặc giám đốc dự án của nhà thầu, người phụ trách kỹ thuật thi công
trực tiếp so với quy định hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật;
c) Thống kê và đánh giá sự phù hợp của các máy móc,
thiết bị phục vụ thi công trong kỳ báo cáo so với hợp đồng xây dựng.
3. Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã
hoàn thành trong kỳ báo cáo, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động
trong thi công xây dựng công trình:
a) Khối lượng công việc đã hoàn thành trong kỳ báo
cáo. Khối lượng công việc đã được nghiệm thu. So sánh với tiến độ thi công tổng
thể và nguyên nhân gây chậm tiến độ (nếu có);
b) Đánh giá công tác tổ chức thi công so với biện
pháp thi công được phê duyệt. Các thay đổi về biện pháp thi công (nếu có);
c) Đánh giá việc thực hiện các nội dung của kế hoạch
đảm bảo an toàn được phê duyệt.
4. Thống kê các công tác thí nghiệm được thực hiện
trong kỳ báo cáo số lượng các kết quả thí nghiệm đối với từng loại thí nghiệm.
Đánh giá việc kiểm soát chất lượng công tác thí nghiệm, kiểm tra vật liệu, sản
phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình theo kế hoạch thí nghiệm
đã được chấp thuận.
5. Thống kê các công việc xây dựng được nghiệm thu
trong kỳ báo cáo, công tác nghiệm thu giai đoạn (nếu có).
6. Thống kê các thay đổi thiết kế trên công trường
trong kỳ báo cáo.
7. Thống kê những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng,
sự cố công trình (4) trong kỳ báo cáo (nếu có); các tồn tại, khiếm khuyết về chất
lượng đã được khắc phục trong kỳ báo cáo. Đánh giá về nguyên nhân, biện pháp, kết
quả khắc phục theo quy định.
8. Đề xuất, kiến nghị về tiến độ, nhân sự, thiết kế
và các vấn đề kỹ thuật khác.
|
GIÁM SÁT TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1) Tên của tổ chức thực hiện giám sát thi công xây
dựng.
(2) Tên của chủ đầu tư.
(3) Tên hạng mục công trình/công trình xây dựng.
(4) Trường hợp trong kỳ báo cáo có sự cố công trình
thì gửi kèm báo cáo là hồ sơ giải quyết sự cố công trình theo quy định.
PHỤ LỤC IVB
(Ban hành kèm
theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)
…(1)…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……./……
|
……., ngày…….
tháng……. năm………
|
BÁO CÁO HOÀN THÀNH CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
GÓI THẦU/GIAI ĐOẠN/HẠNG MỤC CÔNG
TRÌNH/CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Kính gửi:
……….(2)……….
……(1).... báo cáo về công tác giám sát thi công xây
dựng....(3).... như sau:
1. Quy mô công trình:
a) Mô tả quy mô và công năng của công trình: các
thông số kỹ thuật chính, công năng chủ yếu của các phần hoặc hạng mục công
trình;
b) Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công năng của
công trình so với giấy phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây dựng),
thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an
toàn được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công
trình.
2. Đánh giá sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi
công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
3. Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã
hoàn thành, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thi
công xây dựng công trình.
4. Đánh giá công tác thí nghiệm, kiểm tra vật liệu,
sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình theo kế hoạch thí
nghiệm đã được chấp thuận.
5. Đánh giá về công tác tổ chức và kết quả kiểm định,
quan trắc, thí nghiệm đối chứng (nếu có).
6. Đánh giá về công tác tổ chức nghiệm thu công việc
xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có).
7. Các thay đổi thiết kế và việc thẩm định, phê duyệt
thiết kế điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).
8. Những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, sự cố
công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có) và đánh giá
nguyên nhân, biện pháp và kết quả khắc phục theo quy định.
9. Đánh giá về sự phù hợp của hồ sơ quản lý chất lượng
theo quy định.
10. Đánh giá về sự tuân thủ các quy định của pháp
luật về môi trường, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và các quy định khác của
pháp luật có liên quan (nếu có).
11. Đánh giá về sự phù hợp của quy trình vận hành,
quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định.
12. Đánh giá về các điều kiện nghiệm thu hoàn thành
gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng.
GIÁM SÁT TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA
…..(1)….
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Tên của tổ chức thực hiện giám sát thi công xây
dựng.
(2) Tên chủ đầu tư.
(3) Tên gói thầu/giai đoạn/hạng mục công trình/công
trình xây dựng.
PHỤ LỤC V
(Ban hành kèm
theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)
…(1)…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……./……
|
……., ngày…….
tháng……. năm………
|
THÔNG BÁO KHỞI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG
Kính gửi:
|
…………..(2)…………
…………..(3)…………
|
……(1)…… báo cáo về
việc khởi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng như sau:
1. Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng:……..thuộc
dự án………...
2. Địa điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..
3. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư:
…………………………………………………………………
4. Tên và số điện thoại liên lạc của cá nhân phụ
trách trực tiếp: ……………………………..
5. Quy mô hạng mục công trình, công trình xây dựng
(nêu quy mô, các thông số kỹ thuật chủ yếu và công năng sử dụng của các hạng mục
công trình, công trình xây dựng).
6. Danh sách các nhà thầu chính và nhà thầu phụ (nếu
có): (tổng thầu, các nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi
công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, quản lý dự án).
7. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu …;
- Hồ sơ gửi kèm (4)
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)
|
Ghi chú:
(1) Tên của chủ đầu tư.
(2) Tên cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa
phương nơi xây dựng công trình.
(3) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra
công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại khoản
2 Điều 24 Nghị định này trong trường hợp công trình thuộc đối tượng kiểm
tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị
định này.
(4) Các trường hợp quy định tại các điểm b, e, h và
i khoản 2 Điều 89 Luật số 50/2014/QH13 được
sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14
gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng; trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89
Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung
tại khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14
thì hồ sơ gửi kèm bao gồm: hồ sơ thiết kế xây dựng và các hồ sơ, giấy tờ chứng
minh việc đáp ứng điều kiện về cấp phép xây dựng.
PHỤ LỤC VI
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CÔNG TÁC NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG
MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ)
Phụ lục VIa. Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng
mục công trình, công trình xây dựng
Phụ lục VIb. Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình
PHỤ LỤC VIA
BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNG
TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ)
…….(1)…….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …….……
|
……., ngày…….
tháng……. năm………
|
BÁO CÁO HOÀN
THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Kính gửi: ………………….(2)…………………………….
……..(1)………… báo cáo kết quả nghiệm thu hoàn thành
thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng với các nội dung
sau:
1. Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng
…..(3)…… thuộc dự án………
2. Địa điểm xây dựng: ……………………………………………………………………..
3. Tên và số điện thoại liên lạc của cá nhân phụ
trách trực tiếp: ……………………….
4. Quy mô hạng mục công trình, công trình xây dựng:
(nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).
5. Danh sách các nhà thầu (tổng thầu xây dựng, nhà
thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng,
giám sát thi công xây dựng).
6. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).
7. Khối lượng của các loại công việc xây dựng chủ yếu
đã được thực hiện.
8. Đánh giá về chất lượng hạng mục công trình, công
trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.
9. Báo cáo về các điều kiện để đưa hạng mục công
trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
10. Kèm theo báo cáo là danh mục hồ sơ hoàn thành hạng
mục công trình, công trình xây dựng.
Chủ đầu tư cam kết đã tổ chức thi công xây dựng
theo đúng hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt, giấy phép xây dựng (hoặc
căn cứ miễn phép theo quy định của pháp luật); tập hợp hồ sơ hoàn thành công
trình đầy đủ và tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng
theo đúng quy định của pháp luật. Đề nghị ....(2)....tổ chức kiểm tra công tác
nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo thẩm quyền.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:...
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT
CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)
|
Ghi chú:
(1) Tên của chủ đầu tư.
(2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công
tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại khoản
2 Điều 24 Nghị định này.
(3) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc
phần công trình trong trường hợp đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu từng phần
công trình.
PHỤ LỤC VIB
DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ)
I. HỒ SƠ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HỢP ĐỒNG
1. Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng và Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có).
2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng.
3. Nhiệm vụ thiết kế, các văn bản thẩm định, tham
gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng
và thiết kế cơ sở.
4. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng
tái định cư (nếu có).
5. Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (nếu có) về: thỏa thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc
đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác động môi trường,
đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn cho các công trình lân cận) và các
văn bản khác có liên quan.
6. Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có
thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.
7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn
giấy phép xây dựng.
8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa
chọn các nhà thầu và hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.
9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của
các nhà thầu theo quy định.
10. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong
giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng.
II. HỒ SƠ KHẢO SÁT XÂY DỰNG, THIẾT KẾ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát,
báo cáo khảo sát xây dựng công trình.
2. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả
khảo sát xây dựng.
3. Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng;
quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình kèm theo: hồ sơ thiết kế xây
dựng công trình đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật.
4. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiết kế
xây dựng công trình.
5. Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến
giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.
III. HỒ SƠ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
1. Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình
thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm
quyền.
2. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).
3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất
lượng thi công xây dựng công trình.
4. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn
mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa;
chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy
của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật
Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
5. Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thí nghiệm
trong quá trình thi công.
6. Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm
thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.
7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất
lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).
8. Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt
vào công trình.
9. Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu
có); quy trình bảo trì công trình.
10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của
các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:
a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử,
văn hóa;
b) An toàn phòng cháy, chữa cháy;
c) An toàn môi trường;
d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết
bị công trình, thiết bị công nghệ;
đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp
phải có giấy phép xây dựng);
e) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật
và các công trình khác có liên quan;
g) Văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng, quản
lý phát triển đô thị về việc hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên
quan của dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được
thẩm định, phê duyệt;
h) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có
liên quan.
11. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
12. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu
có) sau khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
13. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công
trình, công trình xây dựng.
14. Văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền quy
định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này (nếu có).
15. Các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình
thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều
24 Nghị định này (nếu có).
16. Các hồ sơ/văn bản/tài liệu khác có liên quan
trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
Ghi chú:
Khi gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu
hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 24 Nghị định này, chủ đầu tư chỉ gửi danh
mục liệt kê các tài liệu nêu tại Phụ lục này trừ các hồ sơ tài liệu quy định tại
khoản 13, 14, 15 Phụ lục này.
PHỤ LỤC VII
(Ban hành kèm
theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)
…….(1)…..…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …….……
|
……., ngày…….
tháng……. năm………
|
THÔNG BÁO
KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG TÁC NGHIỆM THU HOÀN THÀNH
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Kính gửi:
………….(2)…….......
Căn cứ Nghị định số .../2021/NĐ-CP ngày ... tháng
01 năm 2021 của Chính phủ về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì
công trình xây dựng;
Căn cứ giấy phép xây dựng (4);
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế được thẩm định tại văn bản
số…….;
Căn cứ báo cáo hoàn thành thi công xây dựng của Chủ
đầu tư số ... ngày ...;
Căn cứ báo cáo khắc phục tồn tại của Chủ đầu tư số
.... ngày ... (nếu có);
Căn cứ văn bản chấp thuận nghiệm thu về phòng cháy
chữa cháy số (nếu có);
Căn cứ văn bản xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ
môi trường số (nếu có);
Căn cứ các văn bản có liên quan theo quy định của
pháp luật chuyên ngành (nếu có);
Căn cứ kết quả kiểm tra đối với công trình
ngày………..,
…………(1)...... chấp thuận kết quả nghiệm thu của…….(2)………..
để đưa vào sử dụng đối với công trình/hạng mục công trình như sau:
1. Thông tin về công trình
a) Tên công trình/hạng mục công trình: ....(3)....
b) Địa điểm xây dựng: …………………..
c) Loại và cấp công trình.
d) Mô tả các thông số chính của công trình.
2. Yêu cầu đối với chủ đầu tư
- Lưu trữ hồ sơ công trình theo quy định.
- Quản lý, khai thác, vận hành công trình theo đúng
công năng thiết kế được duyệt.
- Các yêu cầu khác (nếu có).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ...
|
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ/NGƯỜI
ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra
công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại khoản
2 Điều 24 Nghị định này.
(2) Tên của chủ đầu tư.
(3) Ghi rõ tên công trình/hạng mục công trình và phạm
vi nghiệm thu.
(4) Trường hợp miễn giấy phép xây dựng: ghi căn cứ
miễn phép theo quy định của pháp luật.
PHỤ LỤC VIII
DANH MỤC CÔNG TRÌNH QUY MÔ LỚN, KỸ THUẬT PHỨC TẠP
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ)
STT
|
Loại công trình
|
Tiêu chí phân cấp
|
Quy mô
|
1
|
Cảng hàng không
|
Lượt hành khách (triệu khách/năm)
|
≥ 20
|
2
|
Đường ô tô cao tốc
|
Tốc độ thiết kế (km/h)
|
≥ 100
|
3
|
Cầu
|
Nhịp kết cấu lớn nhất (m)
|
≥ 150
|
4
|
Hầm giao thông
|
Chiều dài hầm (m)
|
≥ 1.500
|
5
|
Đường sắt cao tốc, đường
sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị
|
Tầm quan trọng
|
Với mọi quy mô
|
6
|
Cảng biển
|
Tải trọng của tàu (DWT)
|
≥ 100.000
|
7
|
Công trình lọc dầu, hóa
dầu, lọc hóa dầu
|
Tổng công suất (triệu tấn /năm)
|
≥ 2
|
8
|
Công trình thủy điện
|
Tổng công suất (MW)
|
≥ 200
|
9
|
Công trình nhiệt điện
|
Tổng công suất (MW)
|
≥ 1.000
|
10
|
Hồ chứa nước
|
Dung tích ứng với mực nước dâng bình thường (triệu m3)
|
> 1.000
|
11
|
Các công trình quy mô lớn,
kỹ thuật phức tạp khác do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.
|
PHỤ LỤC IX
DANH MỤC HỒ SƠ PHỤC VỤ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ
CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ)
1. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng.
2. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình.
3. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu
tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá
trình thi công.
4. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bàn vẽ kèm theo).
5. Các kết quả quan trắc, kiểm định chất lượng công
trình, thử nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình
thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu
khác có liên quan.
6. Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt
vào công trình.
7. Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu
có); quy trình bảo trì công trình.
8. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
9. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công
trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng của chủ đầu tư. Phụ lục các tồn tại
cần sửa chữa, khắc phục (nếu có).
10. Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn
thành hạng mục công trình, công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng
(nếu có).
Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.
06/2021/ND-CP
|
Hanoi,
January 26, 2021
|
DECREE
ELABORATING ON IMPLEMENTATION OF SEVERAL REGULATIONS ON QUALITY
MANAGEMENT, CONSTRUCTION AND MAINTENANCE OF CONSTRUCTION WORKS
Pursuant to the Law on
Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amending and
Supplementing certain Articles of the Law on Government Organization and the
Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on
Construction dated June 18, 2014; the Law on Amendments and Supplements to the
Law on Construction dated June 28, 2020;
Pursuant to the Law on
Occupational Safety and Hygiene dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on Product
and Commodity Quality dated November 21, 2007;
Pursuant to the Law on
Amendments and Supplements to several Articles of 37 Laws related to the
planning dated November 20, 2018;
Pursuant to the Law on Investment
dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on Public –
Private Partnership Investment dated June 18, 2020;
Pursuant to the Law on Bidding
dated November 26, 2013;
Upon the request of the Minister
of Construction;
The Government promulgates the Decree,
elaborating on the implementation of several regulations on quality management,
construction and maintenance of construction works
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.
Scope and subjects of application
1. This Decree elaborates on
several regulations regarding the quality management, construction and
maintenance of construction works.
2. This Decree applies to domestic
and foreign entities, organizations and individuals related to the quality
management, construction and maintenance of construction works.
Article 2.
Definition
1. Construction work quality
control means the act of management of entities participating in construction
activities under the provisions of this Decree and other relevant laws during
the process of construction investment preparation and implementation,
operation and use of a construction work to ensure the quality and safety for
the construction work.
2. Construction management means
the act of management of entities participating in construction activities
under the provisions of this Decree and other relevant laws in order to ensure
conformance to safety, quality and progress requirements, effectiveness and
meet design requirements and stated objectives.
3. Technical instructions are a set
of technical requirements which are based on technical regulations and
standards applied to construction works or designs to provide guidance and
regulations on materials, products and equipment used for construction works,
construction, supervision, and acceptance testing or commissioning of
construction works.
4. As-built drawing refers to a
drawing of a finished construction project, providing information about actual
locations, dimensions, actually used materials and equipment.
5. Project completion documentation
means a set of documents and records related to the investment and construction
processes that need to be archived while the project is putting into use.
6. Specialized construction
experiment means any measurement activity aimed at determining the
characteristics of a construction land, material, environment, product,
constituent or project according to a certain process.
7. Construction observation means
the act of observing, measuring and recording any geometrical change,
deformation, distortion, transition, and other technical parameters of a
project and its ambient environment over periods of time.
8. Construction survey means an act
of making measurement to determine the position, shape and size of a terrain or
construction project as a support for construction, quality control, warranty,
maintenance, management, operation, use and management of failures or
breakdowns or responses to emergencies arising from a construction project.
9. Construction testing means the
act of examining and assessing the quality or causes of damage, breakdowns or
failures, value, useful life and other technical parameters of a construction
product or a project constituent or the whole of a construction project through
the construction observation, experiment, quantity calculation, estimation or
quantification and analysis activities.
10. Construction inspection means
the act of construction testing and evaluation of compliance with the law on
construction investment which is organized and carried out by a competent state
regulatory authority in accordance with this Decree.
11. Regulatory compliance
assessment of construction activities means the act of assessing whether the
building material and product comply with the applicable requirements of
relevant technical regulations.
12. Standard conformity assessment
of construction activities is the act of assessing whether a product,
commodity, service, process or environment conforms to the corresponding
standard.
13. Construction project
maintenance means a combination of activities aimed at assuring and maintaining
the normal and safe operation of a construction project in compliance with
design requirements during the process of using and operating that construction
project. Construction project maintenance may include one, some or all of the
following activities: examination, observation, quality inspection, maintenance
and repair of the construction project; addition and replacement of a
construction work and equipment to ensure safety for the operation and use of
the construction project, but does not include activities that alter the
function or scale of the construction project.
14. Procedures for maintenance of a
construction project refer to documents providing regulations on processes,
requirements and instructions for maintenance of the construction project.
15. Design service life of a
construction project (design life) means the period of time during which the
construction project is expected to use, ensuring conformance to safety and
utility requirements. Design life of a construction project is specified in the
relevant technical regulation, standard in use or engineering objectives.
16. Real service life of a work
(real life) means the period of time during which the construction project is used
in reality, ensuring conformance to safety and utility requirements.
17. Construction warranty means the
contractor's commitment to become liabilities to mitigate and correct, within a
certain period of time, damages and defects that may occur during the period of
operation and use of a construction project.
18. Owner of construction project
means an individual or organization that has the right to own a construction
project in accordance with law.
19. Manager or user of a
construction project is the owner in the case where the owner directly manages
or uses the work or is the person authorized by the owner of the construction
project to manage and use that construction project in the case where the owner
does not directly manage or use the construction project, or is the person who
manages or uses the construction project in accordance with relevant laws.
20. Safety in construction
activities refers to a solution to prevent and combat the impacts of dangerous
and harmful factors to protect people from any injury, death or health
impairment, and prevent any incident causing occupational unsafety that may
occur during the construction process.
21. Construction safety management
means the act of management of entities participating in construction activities
under the provisions of this Decree and other relevant laws in order to assure
safety for construction activities.
22. Periodic assessment of safety
of construction project (hereinafter referred to as construction safety
assessment) refers to the periodic examination and appraisal of the bearing
capacity and conditions necessary for safe use and operation of a construction
project.
Article 3.
Classification and grading of construction projects
1. Construction projects shall be
classified by structural properties and utility as follows:
a) Construction projects are
classified by structural properties into housing structures; bridges, roads,
tunnels, ports; pillars, towers, storage tanks, silos, retaining walls, dykes,
dams, embankments; piping or other structures;
b) Construction projects are
classified by their utility into those used for civil purposes; those used for
industrial production purposes; those providing technical infrastructure
facilities and amenities; those supporting traffic and transportation
activities; those supporting agricultural production and rural development
activities; those used for national defense and security purposes and detailed
in Appendix I to this Decree.
The utility of a construction
project can be created by an independent building, a complex of construction
works or a technological line consisting of multiple items that have a mutual
relationship with each other to create the shared function. A construction
investment project may have one, several independent works or a main complex or
a main technological line. A construction work belonging to a construction
complex or a technological line is a construction item belonging to a complex
or a technological line.
2. Construction grades specific to
construction projects prescribed in Point a of Clause 2 of Article 5 in the Law
on Construction dated June 18, 2014 (hereinafter referred to as Law No.
50/2014/QH13), which is amended and supplemented by Clause 3 of Article 1 of
the Law on amendments and supplements to a number of articles of the Law on
Construction dated June 17, 2020 (hereinafter referred to as Law No.
62/2020/QH14) shall be used for the management of construction investment
activities in accordance with regulations on grades of construction works
issued by the Minister of Construction.
3. The Minister of National Defense
and the Minister of Public Security shall set out regulations on the use of
construction grades specified in Clause 2 of this Article for the management of
investment in construction projects used for national defense and security
purposes.
Article 4.
Specialized construction experiments, construction observation and construction
surveys
1. Specialized construction
experiments, construction observations and surveys are measurement activities
carried out during the construction process to determine the technical
parameters and positions of materials, components and project constituents, and
support construction and acceptance testing or commissioning activities.
2. Specialized construction
experiments must be conducted by qualified organizations and individuals in
accordance with laws.
3. Organizations and individuals
conducting specialized construction experiments, construction observations and
surveys shall be responsible for providing data in an honest, objective manner
and for the accuracy of data and figures that they provide.
4. Building contractors shall be
responsible for conducting specialized construction experiments, observations
and surveys of construction projects during the construction process according
to the relevant provisions of construction contracts and technical regulations
and standards.
Article 5.
Controlled experimentation, construction testing, experimentation of bearing
capacity of building structures
1. Controlled experiments are
conducted during the construction process in the following cases:
a) They are prescribed in technical
instructions or construction contracts;
b) They take place when building
materials, products or equipment installed in construction projects or construction
works show any sign of failure to meet quality requirements set out in design
documentation;
c) They are conducted at the
requests of specialized construction authorities.
2. Construction testing,
experimentation on the bearing capacity of building structures may be required
in the following cases:
a) As prescribed in technical
instructions or construction contracts;
b) Completed construction works
show any sign of failure to meet quality requirements set out in design
documentation, or there is a lack of grounds for quality assessment, acceptance
testing or commissioning;
c) At the requests of authorities
having competence in entering into public-private partnership project
agreements;
d) At the requests of authorities
having competence in examining acceptance testing activities under the
provisions of clause 2 of Article 24 herein;
dd) The owner of a construction
project wishes to extend its design life which is bound to expire;
e) Construction projects in operation
or in use pose a risk of danger or unsafety;
g) Construction testing activities
are carried out to assist in maintenance activities.
3. Contents of a construction
testing:
a) Quality inspection of
construction parts and construction works;
b) Inspection and testing for
causes of damage, causes of any incident, breakdown or failure and the useful
life of construction project constituents and projects;
c) Inspection of quality of
building materials, components and products.
4. Costs and expenses of a
construction testing:
a) Costs of the construction
testing are determined by making an estimate in accordance with the law on
construction cost management and other relevant law provisions in accordance
with the contents and volume of works agreed upon in the contract between
parties or the approved assessment and testing protocol;
b) During the construction process,
the construction design contractor, the building contractor, the contractor
supplying and manufacturing construction products or other relevant contractors
must bear testing costs if the results obtained after assessment and testing of
the work performed on their part prove that the faults lie with them. In other
cases, the costs of conducting the construction assessment and testing must be
included in total investment amount;
c) The owner or the manager or the
user of the construction project shall be responsible for paying assessment and
testing costs during the period of operation and exploitation. If the
assessment and test results prove that the fault lies with an entity or person,
that entity or person must bear inspection and testing costs in proportion to
such fault.
Article 6.
Construction inspection
1. Contents of a construction
inspection:
a) Inspection of the quality of the
construction survey, the construction design, building materials, components
and products, parts and the entire construction project;
b) Inspection of the causes of the
damage, incident, breakdown or failure at the construction project according to
the provisions of Chapter IV of this Decree;
c) Other contents of construction
inspection.
2. Authorities having competence in
heading a construction inspection:
a) Provincial People's Committees
conduct the inspection of construction projects located within their localities,
except the cases specified at Points b and c of this Clause;
b) The Ministry of National Defense
and the Ministry of Public Security conduct the inspection of national defense
and security projects;
c) Ministries in charge of
specialized construction works conduct the inspection of construction works
when being assigned by the Prime Minister to do so;
d) Authority to head the inspection
of the causes of an incident, breakdown or failure shall be subject to Clause 1
Article 46 hereof.
3. Costs and expenses of a
construction inspection shall be composed of several or all of the followings:
a) Costs and expenses for the
construction inspection conducted by an inspection agency include per diem and
other costs needed for the inspection;
b) Costs and expenses for hiring
experts to participate in the construction inspection, including travel costs,
costs of renting accommodations at the destination and expert remuneration;
c) Costs for hiring an entity to
conduct the construction testing and assessment needed for the construction
inspection which are determined by making an estimate in accordance with the
law on investment and construction cost management and other relevant law
provisions provided that such costs are appropriate for activities stated in the
inspection protocol;
d) Other costs and expenses
necessary for the inspection.
4. Investors, owners or managers
and operators or users of construction projects shall be responsible for paying
costs to inspection organizations. If the inspection results prove that the
fault lies with an entity or person which is involved, that entity or person
must bear inspection costs in proportion to such fault, and must be responsible
for taking remedial actions.
Article 7.
Segregation of liabilities between entities and persons for management of
construction activities
1. Entities and persons directly
relating to construction activities, including:
a) Investors or investor’s
representatives (if any);
b) Building contractors;
c) Contractors supplying construction
products, building materials, components and equipment installed at
construction projects;
d) Consulting contractors,
including: surveying, designing, project management, supervision,
experimentation, testing and other consulting contractors.
2. In order to participate in
construction activities, contractors referred to in Points b, c and d, Clause 1
of this Article must meet the prescribed capacity conditions and must directly
and totally bear legal liability for quality and safety of the works performed
on their part before the law, to investors, and to main contractors if they are
subcontractors. Main contractors must be accountable to investors for the works
that subcontractors perform.
3. Upon entering into a consortium,
contractors as members of the consortium shall assume responsibility for
the quality of the works they perform on their part as defined in the written
partnership agreement that must clearly defines the liability of the lead
member of the consortium, the joint and several responsibility of each
consortium member, and clearly defines the scope and volume of the works
performed by each consortium member. Those must be specified in a construction
contract with the investor.
4. Under engineering, procurement
and construction contracts (hereinafter referred to as EPC contract) or
lump-sum turnkey contracts, general contractors shall take charge of quality
control, supervision of the construction works on their part and the works
performed by subcontractors; carry out other liability assigned by investors
under terms and conditions of construction contracts.
5. Investors shall be responsible
for management of construction works according to investment, project
management, contracting forms, scales and funding sources during the investment
and construction period; management of construction works includes those
specified in Clause 1, Article 10 of this Decree; construction supervision,
pre-commissioning testing of construction works, parts, items and construction
projects; commissioning for putting construction projects in use or into
operation according to the provisions of this Decree and relevant laws.
Investors shall have autonomy in carrying out construction works provided that
they meet capability requirements set out in laws. Pre-commissioning tests
conducted by investors shall not function as replacement for or reduction in
the liability of contractors participating in construction works with respect
to the works performed by contractors on their part.
6. In case an investor establishes
a construction project management unit or assign tasks to a specialized
construction project management unit or regional construction project
management unit:
a) The investor may authorize or
assign the project management unit to perform one or several works on the
investor's part in the management of construction works in accordance with this
Decree and such authorization or assignment must be documented. The investor
must direct, inspect and take responsibility for the tasks authorized or assigned
to the project management unit;
b) The project management unit
shall be responsible before law and to the investor for the execution of the
authorized or assigned tasks specified at Point a of this Clause.
7. In case an investor hires a
project management consultancy contractor or a construction supervision
contractor:
a) The investor may authorize this
contractor to perform one or several works on the investor’s part in the
management of construction works through a construction contract. The investor
shall be responsible for supervising the implementation of the construction
contract, handling related issues between contractors involved in the
construction project and with local authorities during the project
implementation period;
b) Project management consulting
contractor or construction supervision contractor shall be responsible before
law and to the investor for the assigned works in accordance with the contract
and relevant laws.
8. Under an EPC contract or a lump
sum turnkey contract, the investor shall be responsible for inspecting and
expediting the implementation of construction management activities as agreed
upon in the construction contract; conducting the pre-commissioning test on the
construction item, construction project, commissioning and transfer of the
construction project before being put into operation and in use.
9. With respect to PPP projects:
a) PPP project enterprises shall
implement the investor's construction management responsibilities according to
the provisions of this Decree;
b) Contracting authorities under
the law on public-private partnership investment shall undertake the
implementation of the provisions of Clause 8, Article 19 of this Decree. In
case competent authorities delegate authority to their affiliates or units to
act as the contracting agencies, competent agencies must direct, inspect and
take responsibility for the activities performed by contracting agencies;
contracting agencies shall be responsible to competent authorities and the law
for the performance of the trusted activities.
10. Rights, obligations and
segregation of liabilities of those specified in Clause 1 of this Article must
be prescribed in contracts and in accordance with the law.
Article 8.
Construction quality awards
1. Construction quality awards,
including:
a) National award for the quality
of construction projects;
b) Award for high-quality
construction projects and other quality awards.
2. Contractors who win wards for
the quality of construction projects specified in Clause 1 of this Article may
be granted priority when participating in construction tenders in accordance
with the law on bidding. Awards accepted as the basis to consider giving
priority to bidders are those that they have won in the period of 3 years
preceding the date of submission of application for bids. Investors must
include the aforesaid regulations in their invitations to bid.
3. The Ministry of Construction
shall organize and approve construction quality awards according to the
provisions of Clause 4, Article 162 of Law No. 50/2014/QH13.
Article 9.
Management of detached house construction
1. The management of the
construction of detached houses must adhere to the rules under which safety for
people, property, equipment, entire construction projects, other adjacent facilities
and ambient environment must be ensured.
2. Design of detached houses of
families and persons:
a) Investors in detached houses
built for family or personal needs without basements and with total
construction floor area of less
than 250 m2 or less than 3 floors, or with less than 12m in height,
per each may exercise the freedom of design;
b) Design of detached houses built
for family and personal needs with under 7 floors or with 1 basement, except for
the case specified at Point a of this Clause, must be made by qualified
organizations or individuals in accordance with laws;
c) Design documentation of detached
houses built for household or individual needs with 7 floors or more or with 02
basements or more must be subject to the construction design verification
regarding the construction safety before applying for construction permits.
Design and design verification must be conducted by qualified and competent
organizations and individuals under laws.
3. Management of construction of
detached houses for family and personal needs:
a) Investors in the construction of
detached houses conduct, supervise construction works and bear responsibility
for construction safety. Investors in the construction of detached houses are
encouraged to take charge of supervising construction works, compiling and
archiving detached house dossiers according to the provisions of this Decree,
except the case specified at Point b of this Clause;
b) Construction and supervision of
construction of detached houses built for family and personal needs prescribed
in point c of this clause must be carried out by qualified organizations or
individuals.
4. Scope of supervision of
construction of detached houses for family and personal needs:
a) Methods of construction, safety
measures for houses and adjacent or contiguous property;
b) Quality of building materials,
components and equipment before being in use;
c) Scaffolding systems, temporary
supporting structures, building machinery and equipment;
d) Occupational safety and
environmental controls.
5. In addition to being covered by
the provisions of this Article, the construction of detached houses belonging
to construction projects must conform to other relevant laws and regulations of
laws on construction project management.
Chapter II
MANAGEMENT OF
CONSTRUCTION WORKS
Article 10.
Scope of management of construction works
1. Management of construction works
includes:
a) Construction quality management;
b) Construction progress management;
c) Construction quantity
management;
d) Occupational safety and
environmental control;
dd) Occupational safety and
environmental control;
e) Management of other matters or
issues that is prescribed in construction contracts.
2. Those stated in point a, b, c
and d of clause 1 of this Article are further elaborated herein. The item
stated in point dd of clause 1 of this Article are further elaborated in the
Decree on management of construction costs and expenses.
Article 11.
Sequence of tasks involved in the management of construction works
1. Land acquisition; construction
site management.
2. Management of building
materials, products, components and equipment used in the construction project.
3. Management of the contractor’s
construction works.
4. Supervision of construction
works undertaken by the investor; inspection and pre-commissioning testing of
construction works during the construction process.
5. Author's supervision carried out
by design contractors during the construction process.
6. Controlled experiment, testing
of the bearing capacity of the construction structure and construction
verification during the construction process.
7. Pre-commissioning testing at the
construction stage, or the construction project constituent (if any).
8. Pre-commissioning testing of
completed construction items or works before being put into operation or in
use.
9. Inspection of the
pre-commissioning testing conducted by the competent state authority (if any).
10. Preparation and archiving of
project completion documentation.
11. Post-construction restoration.
12. Transfer.
Article 12.
Management of building materials, products, components and equipment used in
construction projects
1. Responsibilities of the
contractor supplying construction products and materials that are goods sold on
the market:
a) Conducting the quality control
test and providing the principal (the purchaser of construction products) with
certificates, accreditations, information and documents related to construction
products and materials in accordance with construction contracts and other
provisions of relevant laws;
b) Examining the quality, quantity
and types of construction products and materials according to contractual
requirements before transferring them to the principal;
c) Notifying the principal of
requirements concerning transport, storage and preservation of building
products and materials;
d) Repairing or replacing
construction products that fail to meet quality requirements according to
construction product warranty commitments and construction contract terms and
conditions.
2. Responsibilities of the
contractor manufacturing and producing building materials, components and
equipment used for construction works according to specific design
requirements:
a) Seeking the principal
(purchaser)’s approval of the process of production, testing and
experimentation based on the design requirements and the quality control
procedures during the manufacturing and production process with respect to
building materials, components and equipment;
b) Conducting the manufacturing,
production, testing and experimentation based on the procedures approved by the
principal, and in conformity to design requirements; quality self-control and
cooperation with the principal in quality control during the manufacturing,
production, transportation and storage stage at the construction site.
c) Conducting the inspection and
pre-commissioning test before transfer to the principal;
d) Transporting and transferring
building materials, components and equipment to the principal in accordance
with the contract;
dd) Providing the principal with
relevant certificates, accreditations, information and documents in accordance
with the contract and other provisions of relevant laws.
3. The contractors defined in Clauses
1 and 2 of this Article shall be responsible for the quality of building
materials, products, components and equipment supplied, manufactured or
manufactured by themselves according to the principal's request and the
accuracy and authentication of the documents provided to the principal; the
principal's conduct of the pre-commissioning test does not reduce the
above-mentioned liability of these contractors.
4. The principal shall assume the
following liabilities:
a) Prescribing the quantity, type
and technical requirements of building materials, products, components and
equipment in the contract with the supply, manufacturing and production
contractor in accordance with the design requirements and technical
instructions applied to construction projects;
b) Checking the quantity, type,
technical requirements of materials, products, components and equipment
according to the provisions of the contract; requiring supply, manufacturing
and production contractors to fulfill the liabilities specified in Clauses 1
and 2 of this Article before conducting the pre-commissioning test of
materials, products, components and equipment used in construction works;
c) Carrying out quality control
during the manufacturing and production process according to the procedures
agreed upon with the contractor;
d) Preparing documents on quality
control of materials, products, components and equipment used for construction
projects as prescribed in Clause 5 of this Article.
5. Documents on management of
quality of building materials, products, components and equipment used in the
construction project, including:
a) Manufacturer’s quality
certificate prescribed in contracts and provisions of laws on product quality;
b) Certificate of origin that must
conform to the provisions of the contract between the supply contractor, the
purchaser, and agree with the accepted and approved list of materials and
supplies with respect to importation thereof under the provisions of laws on
origin of goods;
c) Certificate of conformance to
relevant technical regulations and laws with respect to materials, products,
components and equipment subject to the regulatory requirements for
certification of conformance and announcement of conformance under legislative
regulations on quality of commodities;
d) Information and documents
related to materials, products, components and equipment used in construction
projects under construction contracts;
dd) Results of tests, experiments
or inspections of materials, products, components and equipment used in construction
projects in accordance with applied technical regulations, standards and design
requirements which are carried out during the construction process;
e) Records of pre-commissioning
tests of materials, products, components and equipment used in construction
projects according to regulations;
g) Other relevant documents that
are prescribed in construction contracts.
6. Change of the types, origins of
materials, products, components and equipment used in construction projects:
a) Replaced materials, products,
components and equipment must meet design requirements, conform to applicable
technical regulations and standards, and must be accepted and approved by the
investor under contractual terms and conditions;
b) As for construction projects
using public investment capital and state capital other than state investment
capital, if such change leads to adjustment of the project, the law on
construction project management must be observed.
Article 13.
Liabilities of construction contractors
1. Receiving and managing building
grounds, preserving land surveying and boundary markets of construction
projects, managing construction sites according to regulations.
2. Preparing and notifying
investors and relevant entities about contractors’ construction management
systems. Construction management systems must commensurate with the size and
nature of construction works, clearly stating the organizational charts and
responsibilities of each individual for the construction management, including:
Construction foreman or project director of the contractor; individuals in
charge of direct construction techniques, construction quality and safety
control activities, management of construction quantities and progress, and
management of construction documents.
3. Seeking the investor’s
acceptance of the followings:
a) Plan for testing, inspection,
assessment, experimentation, trial operation, monitoring and determination of
technical parameters of construction projects according to design requirements
and technical instructions;
b) Approach for inspection and
control of the quality of materials, products, components and equipment used in
construction projects; construction method;
c) Construction progress schedule;
d) Plan for inspection and
pre-commissioning test of construction works, pre-commissioning test at the
construction stage or construction project constituents (items), acceptance
test of completion of construction items and construction works;
dd) General safety plan according
to the contents specified in Appendix III of this Decree; Detailed safety
measures for works posing high risks of occupational unsafety identified in the
general safety plan;
e) Other necessary matters at the
request of the investor and as prescribed in construction contracts.
4. Determining danger sites in
construction projects.
5. Assigning construction manpower
and equipment in accordance with the construction contract and relevant law
provisions. Implementing the general occupational safety plan for the work
performed on their part. Persons in charge of safety at workplace that are
employed by construction contractors must major in occupational safety or
construction engineering, and meet other regulations of the laws on
occupational safety and hygiene.
6. Fulfilling the principal's
responsibilities for the procurement, manufacture and production of materials,
products, components and equipment used in construction projects in accordance
with Article 12 of this Decree and the provisions of construction contracts.
7. Organize the testing, inspection,
experimentation and assessment of building materials, components, products,
equipment, technological equipment before and during the construction process
according to design requirements and regulations of construction contracts.
Construction laboratories owned or hired by contractors under the provisions of
construction contracts must be qualified to provide testing services and must
directly perform these services to ensure the test results properly indicate
the quality of construction materials, components, products, equipment and
technological equipment used in construction projects.
8. Carrying out construction
activities in accordance with construction contracts, permits (if any) or
designs. Promptly notifying investors in case of detecting any discrepancy
between design documentation or construction contracts and actual conditions
during the construction process. Controlling the quality of construction works
on their part according to design requirements and regulations of construction
contracts. Quality control records of construction works must accord with the
actual time of execution at the construction site.
9. Suspending construction works,
project constituents or items when detecting and correcting any error or defect
in the quality or any incident. Ceasing construction works when detecting risks
of occupational accidents and incidents causing unsafety at work and taking
corrective measures to ensure safety before resuming construction works;
overcoming consequences of occupational accidents and incidents causing
workplace unsafety that would occur during the construction process.
10. Conducting the surveying and
monitoring or observation of construction works according to design
requirements. Conducting tests, simple or complex dynamic test runs according
to plans before recommending pre-commissioning tests.
11. Main contractors or general
contractors shall be responsible for inspecting construction works performed by
subcontractors on their part.
12. Using occupational safety funds
for construction works to serve right purposes.
13. Make logbooks of construction
activities and as-built drawings according to the provisions of Appendix II of
this Decree.
14. Requesting investors to carry
out pre-commissioning activities as per Article 21, 22 and 23 herein.
15. Reporting to investors on the
construction progress, quality, quantity, occupational safety and environmental
sanitation in accordance with construction contracts and other relevant laws or
regulations, or making ad-hoc reports at the investor’s request.
16. Reinstating the construction
site, removing supplies, machinery, equipment and other property of their own
from the construction site after the construction project has been commissioned
and transferred, unless otherwise agreed in the construction contract.
17. Organizing the preparation and
archival of construction management documents for the work they perform on
their part.
18. Persons in charge of
occupational safety of construction contractors shall assume the following
responsibilities:
a) Implementing the general plan
for safety at the construction site which has been approved by the investor;
cooperating with stakeholders to regularly review this plan, safety measures
and proposing any timely adjustment to the construction reality;
b) Instructing employees to
identify dangerous factors that may cause accidents and measures to prevent
accidents at construction site; requiring employees to properly and adequately
use personal protective equipment when they are at work; inspecting and
supervising the compliance with the occupational safety requirements of
employees; managing the number of employees working at construction sites;
c) When detecting violations of the
regulations on occupational safety management or risks of occupational
accidents or incidents causing occupational unsafety, measures must be taken to
promptly handle and correct these issues; deciding on the suspension of the
works posing risks of occupational accidents or incidents causing labor
unsafety; suspending employees who fail to comply with safety technical
measures or violate regulations on the use of personal protective tools and
means at construction site from being engaged in construction works and
reporting to the construction foreman or the project director;
d) Participating in rescue of
victims or mitigation of consequences of occupational accidents or incidents
causing unsafety at work.
Article 14.
Responsibilities of investors
1. Selecting organizations and individuals
fully meeting the prescribed capacity conditions to perform construction works,
supervising construction works (if any), conducting construction experiments
and assessing the quality of the work ( if any) and performing other
construction consulting works.
2. Handing over the site to the
construction contractor in accordance with the construction schedule and the
provisions of the construction contract.
3. Checking the conditions for
starting construction works according to the provisions of Article 107 of Law
No. 50/2014/QH13, which is amended and supplemented in Clause 39, Article 1 of
Law No. 62/2020/QH14. Announcing project commencement in accordance with the
construction law and by using the sample commencement notice specified in
Appendix V of this Decree. In case the work is subject to the pre-commissioning
test as prescribed in Clause 1, Article 24 of this Decree, the commencement
notice must be sent concurrently to the specialized construction agency that is
accorded relevant authority.
4. Taking charge of construction
supervision as prescribed in Article 19 herein.
5. Establishing the construction
management system and notifying the duties and powers of individuals in the
construction management system of the investor or the construction supervision
contractor (if any) to the relevant contractors. Allocating appropriate human
resources to carry out construction supervision, safety management; checking
whether the mobilization and allocation of manpower of the construction
supervision contractor conform to the construction contract's requirements (if
any). Persons in charge of safety at workplace that are employed by investors
must major in occupational safety or construction engineering, and meet other
regulations of the laws on occupational safety and hygiene.
6. Checking and approving the
overall and detailed construction progress schedule of construction items
prepared by the contractor to ensure compliance with the approved construction
progress schedule. Adjusting the construction progress schedule when necessary
according to the provisions of construction contracts.
7. Checking and certifying the
volume which has been checked and accepted according to the regulations and the
arising volume according to the provisions of the construction contract (if
any).
8. Reporting on safety measures to
the specialized construction agency as prescribed in Clause 4, Article 52 of
this Decree in case the construction project has a dangerous area that greatly
affects community safety.
9. Conducting the controlled
experiment and quality inspection of construction project constituents, items
and construction works according to the provisions in Article 5 of this Decree.
10. Organizing project
commissioning.
11. Organizing the preparation of
project completion documentation.
12. Temporarily suspending or
terminating the construction works of construction contractors when they deem
that the construction quality does not meet technical requirements;
construction measures are unsafe; violations against regulations on management
of workplace safety cause or pose risks of occupational accidents or incidents
leading to occupational unsafety.
13. Presiding over, and cooperating
with concerned parties in, solving problems arising in the construction works;
reporting, handling and mitigating consequences of accidents taken place at
construction works, incidents causing occupational unsafety; cooperating with
competent agencies in handling incidents at construction works, investigating
machine and equipment breakdowns or failures according to the provisions of
this Decree.
14. Organizing the implementation
of regulations on environmental protection at construction works in accordance
with the law on environmental protection.
15. Preparing reports and sending
them to the specialized construction agency to examine the pre-commissioning
test according to the provisions of this Decree.
16. Investors may have the autonomy
in supervising one, several or all of regulations laid down in clause 3 through
clause 7 of this Article if they meet the capacity conditions, or may hire
consultancy agencies meeting legally prescribed requirements to do so; shall be
responsible for inspecting the compliance of hired contractors according to
terms and conditions of construction contracts and relevant regulations of
laws.
17. Persons in charge of
occupational safety of construction contractors shall assume the following
responsibilities:
a) Supervising contractors'
implementation of safety regulations at construction sites;
b) Organizing cooperation amongst
contractors on the safety management and solving occupational safety issues
during the construction period;
c) Temporarily suspending or
terminating construction activities when detecting signs of violation against
safety regulations during the construction period.
Article 15.
Responsibilities of employees and workers for compliance with requirements
concerning safety at construction sites
Employees of entities participating
in construction activities, while operating at construction sites, must comply
with the following regulations:
1. Implement employees’
responsibilities under laws on occupational safety and hygiene.
2. Reporting to competent persons
when detecting risks of occupational unsafety during the construction process.
3. Refusing to perform the assigned
work if they see that such work causes occupational unsafety or they are not
provided with adequate personal protective equipment as legally prescribed.
4. Only agreeing to perform the
works with strict requirements on occupational safety and hygiene after being
trained in occupational safety and hygiene (OSH) practices and granted OSH
cards.
5. Participating in rescue of
victims or mitigation of consequences of occupational accidents or incidents
causing unsafety at work.
6. Implementing other
responsibilities under laws on occupational safety and hygiene.
Article 16.
Management of machinery and equipment subject to strict occupational safety and
hygiene requirements
1. Machinery and equipment subject
to strict occupational safety requirements which are used in construction works
must undergo technical safety testing and inspection conducted by qualified
organizations and individuals in accordance with the laws on occupational
safety and hygiene.
2. Organizations and individuals
participating in technical inspection of occupational safety must use online
software to manage the inspection database (hereinafter referred to as
software) specified in Clause 3 of this Article to update the database with
latest information about machines and equipment subject to strict requirements
on occupational safety that are used for construction activities after having
been tested.
3. The Ministry of Construction
shall assume the following responsibilities:
a) Developing, managing, updating
software and instructing, requiring organizations and individuals engaged in
the technical inspection of occupational safety to use the software;
b) Publishing information about the
organizations granted the Certificates of conformance to regulations on
provision of the technical inspection of occupational safety on the software;
c) Publishing information about
individuals who are granted Certificates of inspector on the software.
Article 17.
Construction quantity management
1. The construction must be carried
out according to the approved design documentation.
2. The quantity of construction
works must be calculated and agreed by the investor, the contractor carrying
out construction activities or providing supervisory consultancy based on the
time or the stage of construction, and must be compared with the approved
design quantity as a basis for the pre-commissioning test and contractual
settlement activities.
3. When there is any quantity
arising out of the approved design or the bill of quantities, the investor, the
construction supervisor of the investor, the design consultant and the
construction contractor must consider how to handle it. The quantity that the
investor or the investment decision maker authorizes or approves shall serve as
a basis for payment or settlement of obligations under construction contracts.
4. Any act of false statement,
overstatement of the quantity or collusion between stakeholders that leads to
the false payment volume must be strictly prohibited.
Article 18.
Construction progress management
1. Before the commencement of a
construction project, the contractor must set the construction schedule which
is based on the contract performance period and the overall execution schedule
of the project, and is approved by the investor.
2. The execution schedule of a
large construction project with a long construction period must be set for each
period of execution, including month, quarter or year.
3. The investor, the construction
supervision division of the investor, the construction contractor and other
stakeholders shall be responsible for monitoring and supervising the
construction progress of the construction project and adjusting the execution
schedule in case the construction works in certain phases are prolonged without
affecting the overall project progress.
4. On realizing that the overall
project progress is prolonged, the investor must report to the investment
decision maker to adjust the overall project execution schedule.
Article 19.
Construction supervision
1. Construction projects must be
supervised during the construction period in accordance with Clause 1, Article
120 of Law No. 50/2014/QH13. The construction supervision involves:
a) Checking the relevance of the construction
contractor's capacity for that stated in the bidding documents and construction
contracts, including: manpower, equipment, specialized laboratories, quality
management systems of construction contractors;
b) Comparing the contractor's
construction method with the approved construction method design. Approving the
general safety plan and detailed safety assurance measures for specific works
or those with high risks of occupational unsafety at construction sites;
c) Considering acceptance of the regulations
laid down in Clause 3, Article 13 of this Decree submitted by the contractor
and requesting the construction contractor to modify those during the
construction process to adapt to the reality and contractual terms and
conditions. Where necessary, investors shall agree in construction contracts
with contractors on authorizing construction supervision contractors to
formulate and request construction contractors to implement the above
regulations.
d) Carrying out the inspection and grant
approval of building materials, components, products and equipment for use in
construction projects;
dd) Inspecting and pushing
construction contractors and other contractors to carry out the construction
works at construction sites as required by construction designs and
construction schedules of the works;
e) Supervising the implementation
of regulations on safety management of construction activities; supervising
safety measures for adjacent construction works and observations at
construction sites;
g) Requesting investors to adjust
the detailed design whenever detecting any errors and irrationalities in that
design;
h) Requesting contractors to
temporarily suspend or terminate the construction works when realizing that the
construction quality does not meet technical requirements; construction
measures are unsafe; violations against regulations on management of
occupational safety cause or pose risks of occupational accidents or incidents
leading to occupational unsafety; presiding over, and cooperating with
stakeholders in, settling problems arising in the process of construction and
cooperating in handling and mitigating consequences of incidents in accordance
with this Decree;
i) Examining and evaluating the
results of test of construction materials, components and products during the
construction process and other relevant documents necessary for the
pre-commissioning test; verifying and confirming as-built drawings;
k) Conducting the controlled
experiment and quality inspection of construction project constituents, items
and construction works according to the provisions of Article 5 of this Decree
(if any);
l) Carrying out pre-commissioning
tests as prescribed in Articles 21, 22 and 23 of this Decree; inspecting and
confirming the completed construction quantities;
m) Performing other tasks
prescribed in construction contracts.
2. Investors may have the autonomy
in supervising construction if they meet the capacity conditions, or may hire
consultancy agencies meeting legally prescribed requirements to supervise the
compliance with one or several or all of the regulations laid down in clause 1
of this Article.
3. Under an EPC contract or turnkey
contract, responsibilities for construction supervision shall be subject to the
following regulations:
a) The general contractor shall be
responsible for supervising the work performed on its part and the work
performed by a subcontractor. The general contractor may have the autonomy in
supervising construction or hire a consultancy agency meeting legally prescribed
requirements to supervise the compliance with one or several or all of the
regulations laid down in clause 1 of this Article, which must be prescribed in
the construction contract between the general contractor and the investor;
b) The investor shall be
responsible for inspecting the general contractor's implementation of
construction supervision. The investor shall be entitled to appoint a
representative to participate in the inspection and pre-commissioning testing
of the construction project and the important phase of transition of
construction steps, which must be agreed upon in advance with the general
contractor in the inspection and pre-commissioning test plan according to
regulations laid down at Point d, Clause 3, Article 13 of this Decree.
4. The organization performing the
supervision of compliance with regulations specified in Clause 2 and point a,
Clause 3 of this Article must develop a quality management system and have
sufficient personnel to perform the supervision at the construction site in
accordance with the scope and requirements of the supervision work. Depending
on the scale, nature and engineering conditions of the construction project,
the personnel structure decided by the construction supervision organization
should include the chief supervisor and supervisors. Persons rendering the
construction supervision under the control of the above organization must have
a construction supervision practicing certificate relevant to the training
major and grade of the construction project.
5. Organizations and individuals
rendering the construction supervision must make reports on their construction
supervision results that contain information specified in Appendix IV of this
Decree to investors, and take responsibility for the accuracy, truthfulness and
objectivity of these given information. A report may be made in the following
cases:
a) A periodic report or a report
made over stages of construction is required according to the provisions of
Appendix IVa of this Decree. The investor shall regulate the formulation of a
periodic report or a report over stages of construction, and the reporting
time;
b) A report on the
pre-commissioning test of the construction project at a stage, the
pre-commissioning test of the completion of a construction package, item and
construction work is required, subject to the provisions of Appendix IVb of
this Decree.
6. In case where the investor, EPC
contractor or other general contractor winning a turnkey contract exercises the
autonomy in carrying out both the construction supervision and construction,
the investor and the general contractor must establish a construction
supervision unit independent from the construction unit.
7. For the construction projects
using public investment capital and state capital other than public investment
capital:
a) The construction supervision
organization must be independent from the construction contractor and the
contractor manufacturing, producing and supplying materials, products,
components and equipment used in construction works;
b) The construction supervision
organization shall not be allowed to participate in the quality inspection of
the construction work under their supervision;
c) The contractor manufacturing,
producing and supplying materials, products, components and equipment used for
a construction project shall not be allowed to participate in the quality
inspection of products created by using materials and products that they
supply.
8. As for PPP projects, contracting
authorities shall assume the following responsibilities:
a) Verifying information about the
contractor’s capacity and experience to check whether such information is
consistent with the invitation for bid or the request for proposals, and the
contractor selection results for the project's packages (if any);
b) Checking whether the
implementation of the construction supervision conforms to the contents of the
protocol and supervision objectives and the provisions of this Decree; checking
the compliance with technical regulations and standards applicable to each
construction project, technical regulations of design documentation during the
construction process.
Contracting authorities organize
the formulation and approval of the inspection plans, containing information
about the inspection scope, inspection contents, number of tests, and other
requirements relevant to the inspection work to be performed and arrangements
made in project contracts;
c) Requesting PPP project
enterprises to request supervision consultants or construction contractors to replace
personnel that fail to meet the capacity requirements specified in the
invitation for bid, the request for proposals and regulations of construction
laws;
d) Requesting PPP project
enterprises to temporarily suspend or suspend the construction of works when
detecting any incident causing the construction unsafety, any sign of violation
of regulations on load-bearing safety, fire prevention and fighting, schools
affect human lives, safety of the community, safety of adjacent works, and
requiring contractors to take remedial actions before resumption of
construction activities;
dd) Inspecting the quality of
construction project constituents, items and the entire construction project
when there are any quality-related suspicion or upon the request of state
regulatory authority. The contracting authority shall undertake the selection
and approval of the construction testing contractor selection results according
to the provisions of the law on bidding; inspecting the inspection performance
according to regulations;
e) Taking part in the
pre-commissioning test of the completed construction items and construction
works before putting them to use according to the provisions of Article 23 of
this Decree;
g) Inspecting the quality of the work
as a basis for eligibility for transfer under the BOT or BLT project contract
upon expiry of the service business or lease period.
Article 20.
Author's supervision carried out by design contractors during the construction
period
1. The contractor making the
construction design shall be charged with carrying out the author’s supervision
at the investor’s request and in compliance with the construction contract.
2. Tasks involved in the author’s
supervision:
a) Explaining and clarifying
detailed design documents at the request of the investor, the construction
contractor or the construction supervision contractor;
b) Cooperating with the investor
upon request in solving design problems and issues during the construction
process; adjusting the design to the actual construction conditions, and
handling irrationalities arising in the design upon the request of the
investor;
c) Promptly notifying the investor
and recommending actions to be taken when discovering that the construction
contractor's work is not conformable to the approved design;
d) Participating in the
pre-commissioning test of the construction project at the request of the
investor. In case of detecting that construction products or items fail to meet
pre-commissioning test requirements, they must promptly raise their written
opinions about this situation to the investor.
Article 21.
Pre-commissioning tests
1. Based on the plan for testing
and inspection of construction works and the actual construction schedule at the
construction site, the person directly supervising the construction and the
person directly in charge of construction techniques of the construction
contractor can carry out the pre-commissioning test of construction works and
take responsibility for the results of the evaluation of the quality of
construction works that are completed and undergo the pre-commissioning test.
Pre-commissioning test results must be endorsed in a report.
2. Construction supervisors must
refer to the approved documentation on the construction drawing, technical
regulations, applied technical regulations, and results of quality inspection
and testing of building materials and equipment which are made available during
the construction process and related to the tested objects to check the
construction works subject to the pre-commissioning test requirements.
3. Construction supervisors must
conduct the pre-commissioning test of construction works within 24 hours after
receipt of the construction contractor's request for the pre-commissioning test
of construction works. In case of refusal of the request for the
pre-commissioning test, the written notification clearly stating the reasons
for such refusal must be sent to the construction contractor.
4. The written report on the pre-commissioning
test of specific construction works or multiple construction works in a
construction item shall be made in order of construction activities, and
containing the following main information:
a) Description of the tested work;
b) Testing location and time;
c) Signatories of the test report;
d) Pre-commissioning test
conclusions, clearly stating whether or not to accept the pre-commissioning
test results; consent to proceeding to the following work; request for repair
and completion of the work performed and other requirements (if any);
dd) Signature, full name, title of
the signatory to the pre-commissioning test report;
e) Appendices (if any).
5. Signatories of the test report:
a) Person directly supervising
construction activities of the investor;
b) Person in charge of construction
technical methods of the construction contractor or the contractor or the main
contractor;
c) Person in charge of construction
technical methods of the subcontractor is a signatory if the general contractor
or the main contractor involves in the test.
6. Signatories to the
pre-commissioning test report in case of application of an EPC contract:
a) The person directly supervising
the construction of the EPC contractor or the person directly supervising the
construction of the investor with respect to the work under his/her supervision
according to the provisions of the contract;
b) Person in charge of construction
technical methods of the EPC contractor.
In case where the EPC contractor
hires a subcontractor, the person directly in charge of the construction
technical methods of the EPC contractor and the person directly in charge of
the construction technical methods of the subcontractor shall sign the
pre-commissioning test report;
c) The investor’s representative is
a signatory if there is an agreement with the general contractor (if any).
7. Signatories to the
pre-commissioning test report in case of application of a turnkey contract:
a) Person directly supervising
construction activities of the general contractor;
b) Person in charge of construction
technical methods of the general contractor.
8. In case where the contractor is
a consortium, the person directly in charge of the construction of each
consortium member signs the test report on the work that they perform on their
part.
Article 22.
Pre-commissioning testing at the construction stage, or of the construction
project constituent
1. Based on the specific conditions
of each project, the investor and related contractors may, of their own choice,
reach agreement on the organization of the pre-commissioning test at the
construction phase or of the construction project constituent in the following
cases:
a) At the end of a construction
phase or upon completion of a construction project constituent, it shall be
necessary to carry out the inspection and the pre-commissioning test to assess
the quality before moving to the next construction stage;
b) Upon completion of a
construction package.
2. The pre-commissioning test at a
construction stage or of a construction project constituent shall be carried
out on the basis of checking whether the results of the works which have been
tested as prescribed in Article 21 of this Decree, results of the test,
inspection, experiment or test run are conformable to technical requirements
according to construction design regulations and legislative documents in
accordance with relevant laws during the construction stage for the purpose of
assessment of pre-commissioning test conditions of agreements between the
involved parties.
3. Investors and related
contractors may, of their own accord, reach agreement on the time of the
pre-commissioning test, the order, contents, conditions and participants in the
pre-commissioning test. In such case, test results must be endorsed in report.
Article 23.
Tests of completion of construction items or projects before putting them into
operation
1. Tests of completion of
construction items or projects:
Before putting them into operation,
an investor shall be responsible for undertaking and directly participating in
tests of all of construction items or the entire project if the following
requirements are satisfied:
a) The construction works are
completely and fully performed according to the approved design documents;
b) The test of construction works, project
constituents, and at the construction stage is fully conducted in accordance
with Articles 21 and 22 of this Decree;
c) Results of the test, inspection,
experiment or test run conform to technical requirements set out in
construction design rules;
d) Complying with legislative
regulations on fire prevention and fighting, environmental protection and other
relevant provisions of laws.
2. The conditional test or the test
of specific constituents of the construction project:
a) The investor may decide to
conduct the conditional test before putting a construction item or construction
project into temporary operation in case the basic construction work has been
completed according to the design requirements, but there are still some issues
related to quality that do not affect the load-bearing capacity, longevity and
usability of the work; the project meets eligibility requirements for operation
and comply with relevant specialized laws. Commissioning test results must be
endorsed by the written report containing information prescribed in Clause 6 of
this Article, clearly specifying quality-related issues that need to be dealt
with or construction works to be continued and the time or duration of
completed mitigation or completion of construction works, and requirements
concerning the scope of service of a construction project (if any). The
investor shall undertake the test for the completion of the construction
project after quality-related issues are successfully handled or the remaining
construction works are completed;
b) In case where a constituent of
the construction work is completed and meets the conditions specified in Clause
1 of this Article, the investor may decide to conduct the pre-commissioning
test of this constituent before putting it into temporary operation.
Pre-commissioning test results must be certified by a report containing the
information specified in Clause 6 of this Article which must clearly elaborate
on the project constituent to be tested. The investor shall be responsible for continuing
to finish and test the rest of constituents or construction items according to
the design requirements. The process of finishing the rest must ensure safety
and not affecting the normal exploitation and operation of the tested
construction constituent.
3. Conditions for bringing the
construction project or construction project item into operation or in use:
a) They are tested as per Clause 1
and 2 of this Article;
b) As for the construction projects
specified in Clause 1, Article 24 of this Decree, the pre-commissioning tests
thereof must be inspected by the competent state authorities specified in
Clause 2, Article 24 of this Decree and results of the test specified at
Point a of this Clause must obtain the written approval granted by investors. For
the construction projects using public investment capital or state capital
other than public investment capital, investors shall only be allowed to settle
construction contracts after obtaining the abovestated written approval of test
results. For the construction works constituting a PPP project, the
above-stated written approval of the pre-commissioning test results shall serve
as a basis for the PPP project enterprise to prepare request documentation for
work completion certification.
4. In a construction project, if
certain major specifications and parameters fail to match design requirements
and it is not or has not yet been eligible for the completion test or the
conditional test referred to in Clauses 1 and 2 of this Article, the following
actions shall be taken:
a) The investor and the contractor
must clarify technical specifications and parameters that do not conform to the
design requirements; determine responsibilities of organizations and
individuals involved and handle violations according to the provisions of the
construction contract;
b) In this case, only traffic works
or works that provide essential technical infrastructure facilities for
community benefits shall be considered to be brought into operation or in use
after technical parameters, conditions for putting construction projects into
operation or in use must be re-assessed; the investment decision maker grants
approval; and the competent state authority gives their opinions in accordance
with relevant laws.
5. The investor and related
contractors may reach agreement on the time of the pre-commissioning test, the
order and contents of the test. After that, test results must be endorsed in a
report. Report contents and signatories are regulated in clause 2, 6 and 7 of
this Article.
6. The report on the test for
completion of a construction project item or work must include the following
information:
a) Title of the tested construction
item or project;
b) Testing location and time;
c) Signatories of the test report;
d) Assessment of the satisfaction
of the test conditions specified in Clause 1 of this Article and the
conformability of the tested construction item and project to the design
requirements, technical instructions and other requirements of the construction
contract;
dd) Test conclusion (agreeing or
disagreeing the test for completion of the construction item, construction
work; requesting repair, further completion and other opinions (if any));
e) Signature, full name, title and
stamp of the legal entity of the signatory to the test report;
g) Appendices (if any).
7. Signatories of the test report:
a) Legal representative of the
investor or the authorized person;
b) Legal representative of the
construction supervision contractor or the chief supervisor;
c) Legal representative,
construction foreman or project director of the main construction contractor or
the general contractor (under the general contract); In case the contractor is
a consortium, the legal representative, construction foreman or project director
of each consortium member;
d) Legal representative and design
manager of the contractor that will be signatories at the request of the
investor;
dd) Legal representative of the
authority having competence in signing the project contract or an authorized
person under the public-private partnership contract.
Article 24.
Inspection of the pre-commissioning test or commissioning of construction
projects
1. Construction projects must be
subject to the inspection of the pre-commissioning test or test for completion
prescribed in clause 45 of Article 1 of the Law on 62/2020/QH14 by the
competent regulatory authorities regulated in clause 2 of this Article. The
following construction works and projects shall be subject to such inspection:
a) Construction works of national
important projects; large-scale and complex technical works as prescribed in
Appendix VIII of this Decree;
b) Construction works using public
investment funds;
c) Construction works having great
impacts on the safety and benefits of the community in accordance with the law
on management of construction investment projects other than the works
mentioned at Points a and b of this Clause.
2. Inspection authority:
a) The Council prescribed in
Article 25 herein shall be accorded authority to inspect the construction works
prescribed in point a of clause 1 of this Article;
b) The specialized construction
body directly affiliated to the Ministry in charge of specialized construction
works shall have authority to carry out the inspection with respect to construction
works, irrespective of whether they are funded by investment capital under
their jurisdiction as prescribed in clause 3 of Article 52 herein, including:
Grade-I construction works, special-grade construction works,
construction works assigned by the Prime Minister, construction works located
along routes passing through 2 provinces or more; construction works belonging
to projects subject to investment decisions issued by or under the authority
delegated to central authorities affiliated to political organizations, Supreme
People’s Procuracy, Supreme People’s Court, State Audit, Office of the
President, Office of the National Assembly, Ministries, Ministry-level
agencies, Governmental agencies and central bodies of Vietnam Fatherland Front
and socio-political organizations (hereinafter referred to as Ministries,
central bodies); construction works belonging to projects put under the
authority to issue investment decisions of, or owned by, State economic groups;
except for those specified at Point a of this Clause;
c) Specialized construction
authorities affiliated to provincial-level People's Committees shall inspect
various types of construction works within their respective localities under
their management according to Clause 4, Article 52 of this Decree, except for
the works specified at Point a, point b of this clause; Provincial People's
Committees may decentralize the inspection of the pre-commissioning test to the
specialized authorities affiliated to district-level People's Committees;
d) The Minister of National Defense
and the Minister of Public Security shall regulate the authority to inspect the
works serving national defense and security purposes;
dd) In case a construction
investment project includes multiple construction works or items of different
types and grades that are specified in Clause 1 of this Article, authorities in
charge of the inspection shall be the ones responsible for the inspection of
main construction works or items ranked at the highest grade amongst those of this
construction investment project.
3. Contents and procedures for
inspection of the pre-commissioning test during the construction process and
upon completion of construction with respect to construction works specified at
Point a, Clause 1 of this Article shall be subject to the Council's working
rules set in Clause 1 of Article 25 of this Decree.
4. The inspection by the
specialized construction authority must involve:
a) Inspection of the investor's and
contractor’s compliance with regulations on quality and safety management for
construction activities in accordance with this Decree and regulations of
relevant laws;
b) Inspection of pre-commissioning
testing conditions for completion of construction works before putting them
into operation or in use.
5. Procedures for inspection of the
pre-commissioning test during construction by specialized construction
authorities:
a) After receiving the project
commencement notice from the investor that are prepared according to Appendix V
of this Decree, the specialized construction agency carries out the inspection
no more than 3 times for special-grade and grade-I construction works, and not
more than 02 times for the remaining construction works during the period from
the project commencement date to the project completion date, except as the
project has quality-related problems or issues during the construction process,
or the investor organizes the pre-commissioning test according to the
provisions of Clause 2, Article 23 of this Decree;
b) Based on the investor's update
report, the specialized construction agency decides the time of the inspection
and notifies the investor of the inspection plan; conducts the inspection
involving those specified at Point a, Clause 4 of this Article and sends a
written notice of the results of the inspection during the construction process
to the investor. The time limit for issuing the written notice is no more than
14 days for grade-I, special-grade construction works, and no more than 7 days
for other construction works from the date of inspection.
6. Procedures for the
pre-commissioning test for completion of a construction work or project:
a) 15 or 10 days before the
investor’s proposed date of testing for completion of the special-grade or
grade-I project, or the rest of works prescribed in Article 23 of this
Decree, respectively, the investor must send 01 set of documents to request the
inspection of the pre-commissioning test according to the provisions of
Appendix VI of this Decree to the specialized construction authority;
b) The specialized construction
authority carries out the inspection involving those specified at Point b,
Clause 4 of this Article. In case where the construction work is not inspected
during the construction process according to the provisions of Clause 5 of this
Article, the inspection will be carried out as stated in Clause 4 of this
Article. The written document stating approval of the investor's test results
shall be issued in accordance with the provisions in Appendix VII of this
Decree while the written document stating rejection of the investor’s test
results shall be issued, clearly stating issued that need to be handled. The
time limit for issuing such written document by the specialized construction
authority is not more than 30 days for grade-I, special-grade construction
works, and 20 days for the remaining construction works, from the date of
receipt of the written request for inspection of the pre-commissioning test;
c) During the inspection process,
the competent authority specified in Clause 2 of this Article shall be entitled
to request the investor and stakeholders to explain and address issues (if any)
and request controlled experiments, construction testing and inspection,
bearing capacity testing of construction structures according to the provisions
of Article 5 of this Decree;
d) Competent authorities are
allowed to invite organizations and individuals having appropriate competencies
to participate in the inspection and testing work.
7. The inspection of the pre-commissioning
test by the competent authority specified in Clause 2 of this Article shall not
replace or reduce the investor's responsibility for the quality management of
construction works and the responsibilities of contractors participating in
construction activities for construction quality for the work they perform in
accordance with the law.
8. Costs and expenses for the
inspection of the pre-commissioning test during the construction process and
for completion of construction shall be estimated, appraised and approved by
the investor and included in the total construction investment.
9. The Minister of Construction
shall provide instructions about the costs of inspection of the
pre-commissioning tests during the construction process and for completion of
the construction works.
Article 25.
The Council of inspection of pre-commissioning tests established by the Prime
Minister
1. The Prime Minister shall decide
to establish the Council for State Inspection of Construction Pre-commissioning
Tests (hereinafter referred to as the Council) and regulate the organizational
structure, responsibilities, powers and working rules of the Council as
recommended by the Minister of Construction to implement the responsibilities
specified at Point a, Clause 4, Article 123 of Law No. 50/2014/QH13 which is
amended and supplemented in Clause 45, Article 1 of Law No. 62/2020/QH14.
2. Every year, the Council shall
propose the list of works to be tested by the Council to seek the Prime
Minister's approval.
3. Ministries, Ministry-level
agencies, Governmental bodies, provincial People’s Committees, and other
entities or individuals concerned, shall be responsible for cooperating with
the Council in performing the Council’s tasks.
Article 26.
Preparation and archival of project completion documentation
1. Investors must undertake the
preparation of construction completion documentation according to the
provisions of Appendix VIb of this Decree before putting construction works or
projects into operation or in use.
2. Construction completion
documentation shall be made once for the entire construction investment project
if the construction works (items) belonging in projects are put into operation
or in use at the same time. In case where construction works (items) of a
project are put into operation or in use at different time, construction
completion documentation can be made for each of these works (items).
3. Investor shall undertake the
preparation and archival of construction completion documentation. The entities
involved in construction investment activities will keep records and documents
related to the works they perform on their part. If there is none of originals,
main copies or legitimate duplicates thereof may be used instead. Particularly
for residential buildings and monuments, the archival must also be subject to
the law on housing and the law on cultural heritage.
4. The minimum period of archival
or retention of documents and records shall be 10 years for construction works
of group-A projects, 07 years for construction works of group-B projects and 05
years for construction works of group-C projects from the date on which these
construction items and works are put to use.
5. Documents and records submitted
as archives of construction projects shall comply with the provisions of law on
archival.
Article 27.
Delivery of construction works or projects
1. The delivery of construction
works and projects shall be subject to regulations laid down in Article 124 of
the Law No. 50/2014/QH13, which is amended and supplemented in clause 46 of
Article 1 in the Law No. 62/2020/QH14.
2. Depending on the specific
conditions of each construction work, each completed project constituent or
each construction item that is completed and tested according to regulations
can be delivered and put into operation at the request of the investor or the
operator.
3. Investors shall undertake the
preparation of 01 set of documents serving the purposes of management,
operation and maintenance of construction works or projects in accordance with the
provisions of Appendix IX of this Decree, and delivery thereof to owners or
managers or users thereof during the process of such delivery. Owners or
managers or users of construction works shall be responsible for retaining and
archiving delivery documentation during the process of operation and use of
such construction works.
4. In case of partially putting
construction works into operation or in use, investors shall undertake the
preparation of construction completion documentation, the preparation and
handover of documentation serving the purposes of management, operation and
maintenance of the part of construction work to be put to use.
Chapter III
WARRANTY, MAINTENANCE
AND DEMOLITION OF CONSTRUCTION WORKS
Section 1.
CONSTRUCTION WARRANTY
Article 28.
Construction warranty requirements
1. Construction contractors and
equipment supply contractors shall be responsible to investors for the warranty
for the works they perform on their part.
2. In the construction contract, the
investor must agree with the contractors involved in the construction work on
the rights and responsibilities of the parties regarding the construction
warranty; period of warranty for the construction work, equipment,
technological equipment; warranty method and form; warranty coverage; custody,
use, and refund of warranty expenses, collateral, pledged property or other
forms of guarantee having equivalent value. The above contractors shall only be
entitled to refund of the warranty expenses, collateral, collateral, pledged
property or other forms of guarantee after the expiration of the warranty
period, and obtaining the investor’s confirmation of discharge of warranty
liabilities. For construction works using public investment capital or state
capital other than public investment capital, monetary warranty or letter of
guarantee for warranty issued by banks may be accepted. The warranty period and
coverage shall be specified in Clauses 5, 6 and 7 of this Article.
3. Depending on the specific
conditions of each construction work, the investor may agree with the
contractor on a separate warranty period for one or several construction items,
construction or equipment installation bids in addition to the overall warranty
period for the entire construction project as prescribed in Clause 5 of this
Article.
4. The period of warranty for
construction works in progress that have quality-related defects or incidents
that have been repaired and remedied by the contractor may be extended on the
basis of agreements between the investor and the construction contractor before
the pre-commissioning test thereof.
5. The warranty period for new or
renovated or upgraded construction works or projects shall start from the date
of the investor’s pre-commissioning test in accordance with regulations and
shall be regulated as follows:
a) Not less than 24 months for
special-grade and grade-I construction works using public investment capital or
state capital other than public investment capital;
b) Not less than 12 months for construction
works at other grades using public investment capital or state capital other
than public investment capital;
c) The warranty period for
construction works using other capital which can be determined with reference
to the provisions of Points a and b of this Clause.
6. The warranty period for
construction equipment, technological equipment shall be determined under the
construction contract but not shorter than the warranty period as prescribed by
the manufacturer and shall be calculated from the date of the test of
completion of equipment installation and operation activities.
7. For construction works using
public investment capital or state capital other than public investment
capital, the minimum warranty coverage shall be regulated as follows:
a) 3% of contract value with
respect to special-grade and grade-I construction works;
b) 5% of contract value with
respect to construction works at the remaining grade;
c) The warranty coverage for
construction works using other capital which can be determined with reference
to the minimum warranty coverage prescribed in Points a and b of this Clause.
Article 29.
Liabilities of entities involved in construction warranties
1. During the validity period of
warranty for a construction work, when detecting any damage or defect, the
investor must, and the owner or the manager or the user of that construction
work must report to the investor to, request the construction contractor or the
equipment supply contractor to implement warranty procedures.
2. The construction contractor and
equipment supply contractor shall have the burden of discharging warranty
obligations to the work they perform on their part after receiving the warranty
claim from the investor, the owner or the manager or the user of the construction
work with respect to any damage occurring during the warranty period, and
bearing all costs associated with the warranty claim payments.
3. The construction contractor or
equipment supply contractor shall have the right to refuse to take warranty
responsibilities in cases where damage or defect is caused through no fault of
their own or due to force majeure events prescribed under the construction
contract. In case damage or defect is caused through the contractor's fault but
the contractor does not carry out their warranty obligations, the investor
shall have the right to use the warranty sum to hire another organization or
individual to perform their warranty obligations. The investor, the owner or
the manager or the user of a construction work shall be responsible for
complying with regulations on operation and maintenance of the construction
work in the course of operation and use of such work.
4. The investor shall be
responsible for inspecting and testing the implementation of the warranty
obligations by the construction contractor and the equipment supply contractor.
5. Certifying the completed
warranty for construction works:
a) Upon expiry of the warranty
period, the construction contractor and the equipment supply contractor shall
make a report on completion of implementation of warranty obligations and send
it to the investor. The investor shall be responsible for certifying the
completion of implementation of the warranty obligations for the construction
work to the contractor in writing and refunding the warranty sum (or releasing
the letter of guarantee having equivalent value from the bank) to the
contractors in case where results of inspection and testing of warranty
performance of the construction contractor or the equipment supply contractor in
Clause 4 of this Article are satisfactory;
b) The owner or the manager or the
user of that construction work must take part in granting the certificate of
completion of warranty for the construction work to the construction contractor
or the equipment supply contractor at the investor’s request.
6. The construction survey
contractor, the construction design contractor, the construction contractor,
the construction equipment supply contractor and other relevant contractors
shall be responsible for the quality of the work performed on their part even
after expiry of the warranty period.
7. For housing construction works,
contents, requirements, responsibilities, forms, values and warranty periods
must comply with the housing law.
Section 2.
CONSTRUCTION MAINTENANCE
Article 30.
Steps in maintenance of construction works
1. Formulating and approving the
construction maintenance procedures.
2. Making the plan and cost
estimate for the construction work.
3. Carrying out the maintenance and
quality management of maintenance work.
4. Assessing the safety for the
construction work.
5. Preparing and handling
construction maintenance documentation.
Article 31.
Construction maintenance procedures
1. Subject matters of maintenance of
construction works, including:
a) Technical specifications,
technology of the construction project, constituent and construction equipment;
b) Regulations on the object,
method and frequency of construction inspection;
c) Regulations on contents of and instructions
on maintenance of the work in accordance with each construction constituent,
type of work and equipment installed in the work;
d) Regulations on the time of and
directions for the periodic replacement of equipment installed in the
construction work;
dd) Directions for the method of
repair of the damaged construction works, handling of the degraded construction
works;
e) Regulations on the useful life
of the construction work, project constituents, construction items and
equipment installed in the construction work;
g) Regulations on the contents,
method and time of the initial assessment and frequency rate of assessment of
construction works subject to the safety assessment in the course of use and
operation in accordance with applicable technical regulations and standards and
provisions of relevant laws;
h) Determining the time, subject
matters and contents of the periodic inspection;
i) Regulations on the time, method
and cycle of observation of the construction works subject to the observation
requirements;
k) Regulations on construction
maintenance records and information updating for construction maintenance
records and documents;
l) Other instructions related to
the maintenance of construction works and regulations on the conditions to ensure
conformance occupational safety and environmental hygiene requirements during
the maintenance of construction works.
2. Responsibilities for
establishment and approval of construction maintenance procedures:
a) The construction design
contractor formulates and hands over to the investor the construction
maintenance process, construction constituents together with design documents
deployed after the initial design stage; updates the maintenance process to
suit the design changes in the construction process (if any) before the
construction item or construction work is tested before being put to use;
b) The contractor supplying
equipment to be installed in the construction project prepares and hands over
to the investor the maintenance process for the equipment that they supply
before installation thereof at the construction project;
c) In case where the construction
design contractor or the equipment supply contractor cannot establish the
maintenance process, the investor may hire another qualified consultant to
develop the maintenance procedures for the project for those specified at
Points a and b of this Clause and shall be responsible for paying consulting
costs;
d) The investor undertakes the
preparation and approval of the maintenance procedures according to the
provisions of Point b, Clause 1, Article 126 of the Law No. 50/2014/QH13
amended and supplemented at Point a, Clause 47, Article 1 of Law No.
62/2020/QH14. The investor, the owner or the manager or the user of the
construction work may hire a qualified consultant to assess a part or the whole
of the construction maintenance procedures designed by the design contractor as
a basis to seek approval.
3. For construction works which
have been put into operation or in use, if there is no maintenance procedures,
the owners or the managers or the users of such works shall formulate and
approve the construction maintenance procedures, possibly undertaking
construction inspection as a basis for establishing maintenance procedures for
them if necessary. In the maintenance procedures, the remaining useful life of
each construction work, project constituent, item and equipment installed at
the construction work must be clearly identified.
4. It shall not be mandatory to
establish the separate maintenance procedures for each grade-III or lower-grade
construction work, detached house and temporary construction work, unless
otherwise prescribed by law. The owners or the managers or the users of these
construction works shall be responsible for maintaining them in accordance with
regulations on maintenance of construction works laid down herein.
5. In case there are standards for
maintenance or the similar maintenance procedures for construction works, the
owners or the managers or the users of such works can apply them to the works
without needing to set up the separate maintenance procedures.
6. Adjustment in the procedures for
maintenance of construction works:
a) The owner or the manager or the
user of a construction work is entitled to adjust the maintenance procedures
when detecting unreasonable factors that may affect the quality of the work,
causing impacts on the operation and use of the work, and shall be responsible
for their decision;
b) The contractor formulating the
maintenance procedures is obliged to modify, supplement or change irrational
contents of the maintenance procedures if such irrationality is caused through
his fault, and has the right to refuse any unreasonable request for adjustment
of the maintenance procedures from the owner or the managers or the user of the
construction work;
c) The owner or the manager or the
user of the construction work has the right to hire another qualified
contractor who is capable of modifying or supplementing the maintenance
procedures in case the contractor formulating the initial maintenance
procedures fail to do so. The contractor modifying or supplementing the
construction maintenance procedures must be responsible for the quality of the
work that they perform;
d) As for construction works where
maintenance technical standards are used for performing maintenance work, if
these standards are modified or replaced, the owner or the manager or the user
of the construction work shall be responsible for performing the maintenance
work according to the updated maintenance procedures;
dd) The owner or the manager or the
user of the construction work shall be responsible for approving the
adjustments of the maintenance procedures, unless otherwise prescribed by law.
Article 32.
Construction maintenance plan
1. The owners or the managers or
the users of these construction works develops the annual construction
maintenance plan based on the approved maintenance procedures and the actual
conditions of the construction work.
2. The construction maintenance
plan must include the following information:
a) Involved activities;
b) Execution time;
c) Execution method;
d) Execution costs.
3. The maintenance plan may be
modified or supplemented during the execution process. The owner or the manager
or the user of the construction work shall decide any modification or
supplementation of the construction work.
Article 33.
Carrying out the maintenance of construction works
1. The owner or the manager or the
user of the construction work has the autonomy in conducting the inspection,
servicing and repair of the construction work according to the approved work
maintenance procedures if they meet eligibility conditions, or may hire another
qualified organization to render the maintenance work.
2. Carrying out the regular, periodic
and irregular inspection to promptly detect signs of degradation or damage to
the construction work, and equipment installed in the construction work as a
basis for the servicing of the construction project.
3. Construction servicing is
performed according to the approved annual maintenance plan and construction
maintenance procedures.
4. Repair of construction works,
including:
a) Periodic repair of construction
works involves the repair of any defect or replacement of damaged constituents
or equipment installed in these works which is carried out in a periodic manner
as prescribed in the maintenance procedures;
b) The ad-hoc repair of a
construction work is made when a part or the whole of the construction work is
damaged due to unexpected events, such as wind, storm, flood, earthquake,
collision, fire and others, or when a part or the whole of the construction
work is likely degraded to the extent of adverse effects on safety for use,
operation and exploitation of this work.
5. The quality inspection shall be
carried out to assist in the construction maintenance of a construction work
when:
a) The periodic maintenance is
carried out according to the approved construction maintenance procedures;
b) It is discovered that a part or
the whole of the construction work is damaged or likely causes danger or
unsafety for the operation and use of the construction work;
c) There is a request for
assessment of the current quality of the construction work assisting in the
formulation of the maintenance procedures for construction works that have
already been put into use without the maintenance procedures;
d) Needing a basis to decide the
extension of the work's useful life with respect to construction works whose
design life has expired or to renovate or upgrade the construction work;
dd) Receiving the requests from
competent regulatory authorities.
6. The construction observation
shall be carried out to assist in the construction maintenance of a
construction work in the following cases:
a) Any incident involving
construction projects of national importance or others may result in
catastrophic consequences;
b) The construction work is likely
collapsed due to subsidence, tilt and other abnormalities;
c) At the request of the investor,
the owner or the manager or the user of the construction work.
The Ministry of Construction and
the Ministry managing specialized construction works shall provide for the list
of the works that must be observed during the process of operating and using
these works.
7. In cases where the work has many
owners, in addition to the responsibility for the maintenance of the part of
the work under their own ownership, the owner shall be responsible for the
maintenance of the part of the work under common ownership in accordance with
relevant laws.
8. As for the construction work
that has not been delivered to the owner or the manager or the user of the
construction work, the investor shall be responsible for making the
construction maintenance plan and carrying out the maintenance of the construction
work according to the provisions of this Article and Article 31 of this Decree.
Article 34.
Management of construction maintenance quality
1. The regular, periodic and ad-hoc
inspection shall be carried out visually or via regular observation data (if
any) or by dedicated test equipment by the owner, the manager or the user of
the construction project where necessary.
2. The construction servicing is
performed step by step according to the construction maintenance
procedures. Results of construction maintenance must be recorded
and documented; the owner or the manager or the user of the construction work
shall be responsible for certifying the completion of maintenance work and
taking control of maintenance activities in the construction maintenance
documentation.
3. The owner or the manager or the
user of the construction work shall undertake the supervision and testing of
the repair work; preparation, management and archival of construction repair
documents in accordance with the law on construction management and other
relevant laws.
4. The repair work must be
warranted for not less than 6 months with respect to grade II or lower-grade
construction works and not less than 12 months with respect to grade I or
higher-grade construction works. Warranty coverage must not be less than 5% of
contract value.
5. The owner or the manager or the
user of the construction work may enter into an agreement with the repair
contractor on warranty rights and responsibilities, warranty period, warranty
coverage for the repair work during the construction maintenance period.
6. In case where the construction
work requires observation or quality inspection, the owner or the manager or
the user of the construction work must hire a qualified organization to perform
these tasks. Where necessity, the owner or the manager or the user of the
construction work can hire an independent organization to assess the review
reports on inspection and observation results.
7. Documentation requirements of
the construction maintenance work:
a) Documents serving the
maintenance work include those on construction maintenance procedures, as-built
drawing, record of equipment installed in the construction work and other
records, documents necessary for the construction maintenance work;
b) The investor shall be
responsible for handing over the construction maintenance documents to the
owner or the manager or the user of the construction work before delivery of
the construction work for operation and use.
8. Construction maintenance
documentation, including:
a) Those documents serving
construction maintenance purposes as stated in clause 7 of this Article;
b) Maintenance plan;
c) Regular and periodic inspection
results;
d) Construction servicing or repair
results;
dd) Construction observation
results and construction quality inspection (if any);
e) Results of assessment of load
bearing and operational safety of the construction work during the period of
operation and use thereof (if any);
g) Other relevant documents.
9. In case of construction projects
under PPP agreements
a) The contracting authority shall
be responsible for inspecting PPP project enterprises’ construction maintenance
activities according to the provisions of this Decree;
b) PPP project enterprises shall be
responsible for the transfer of technologies, handing over maintenance
documents and construction maintenance documents to contracting authorities
before transfer of construction projects according to regulations of project
agreements.
Article 35.
Construction maintenance costs
1. Costs of maintenance of a
construction work are all costs that are determined according to the
requirements of the works to be performed in accordance with the approved
construction maintenance procedures and plan. Maintenance costs may include
one, some or all of the costs incurred from the maintenance of a construction
work according to the requirements of the approved construction maintenance
procedures.
2. Based on the form of ownership
and management and use of the work, the cost of the maintenance work is formed
from one source of capital or a combination of the following sources of
capital: state capital other than public investment capital, regular
expenditure, revenues from the operation and use of construction works; capital
contributed and raised from organizations, individuals and other lawful sources
of capital.
3. Construction maintenance
costs:
a) The costs of execution of the
annual maintenance works, including: Costs incurred from formulating annual
construction maintenance plans and cost estimates; carrying out regular and
periodic construction inspections; project servicing costs determined according
to the annual maintenance plans of construction projects; setting up and
operating the database of construction maintenance; preparing and managing
construction maintenance documentation.
b) Costs of (both regular and
irregular) construction repairs, including the costs incurred from making
repairs for construction work and equipment according to the approved construction
maintenance procedures, and from any necessary addition and replacement of
construction items and equipment to serve the purposes of ensuring the right
functions and safety of construction works during the period of operation and
use.
c) Costs of consulting services for
construction maintenance work, including: Costs incurred from
establishing, examining (in case there is no maintenance procedures) or
adjusting the construction maintenance procedures; inspecting the quality of
construction works as a basis for maintenance work (if any); checking
construction works spontaneously to serve maintenance purposes (if any);
conducting the ad-hoc inspection of construction works as required (if any);
conducting the periodic assessment of the safety of construction works during
the period of operation and use (if any); carrying out the survey with the aim
of creating designs for repair work; making, verifying repair designs and cost
estimates of maintenance; preparing invitations for bid, requests for proposals
and evaluating bid packages and proposals submitted for contractor selection;
supervising construction and repair of construction works, supervising repair
of construction equipment; performing other consulting services;
d) Other costs, including those
necessary to carry out the construction maintenance process, such as audit,
verification before approval of the financial settlement; construction
insurance; evaluation and other related costs;
dd) Overheads incurred from
construction maintenance activities performed by the owner or the manager or
the user of the construction project.
4. Costs of repair of a
construction work or equipment
a) In the case of repair of a
construction work or equipment costing less than VND 500 million from state capital
other than public investment capital and regular state budget expenditure, the
owner or the manager or the user of the construction work shall have autonomy
in deciding the repair plan, containing the following information: the name of
the construction constituent or equipment that needs repairing or replacement;
repair or replacement reasons, repair or replacement targets; quantity of
repair or replacement work; cost estimation, expected execution time and
completion time.
b) In the case of repair of a
construction work or equipment costing VND 500 million or more from state
capital other than public investment capital and regular state budget
expenditure, the owner or the manager or the user of the construction work
shall undertake the preparation, submission for appraisal and approval of the
economic and technical report or the construction investment project in
accordance with the laws on construction investment.
c) In the case of repair of a
construction work or equipment using other funds, the investor or the manager
or the user of the construction work shall be encouraged to consult and apply
the regulations specified at Points a and b of this Clause in order to
determine costs of repairing that construction work or equipment.
5. With respect to the annual
maintenance costs (not including the costs of repairing a construction work or
equipment), the investor or the manager or the user of the construction work
shall take charge of the preparation of the annual estimate of these costs. The
management of annual maintenance costs shall be subject to the provisions of
laws covering the capital sources used for performing maintenance work.
Section 3.
CONSTRUCTION SAFETY ASSESSMENT
Article 36.
Construction safety assessment procedures
1. Formulating and approval of
safety assessment protocol.
2. Carrying out construction safety
assessment activities.
3. Making a review report on safety
assessment results.
4. Sending the safety assessment
report to the authority having competence in receiving and giving opinions on
construction safety assessment results under the provisions of clause 4 of
Article 39 herein.
Article 37.
Regulated tasks involved in the construction safety assessment
1. Examination and assessment of
the working capacities of main load-bearing structures and construction
constituents potentially causing unsafety risks.
2. Examination and assessment of
the conditions for assurance of normal operation and exploitation of the
construction project, including: noise levels, pollution levels of smoke, dust,
and substances harming human health; fire safety; testing results of equipment
subject to strict safety requirements and other relevant safety conditions.
3. Specialized construction
Ministries shall assume the following responsibilities:
a) Releasing technical regulations,
standards, and construction safety assessment procedures;
b) Announcing testing and
evaluation organizations qualified for conducting the safety assessment of
specialized construction works;
c) Regulating the list of construction
works that must seek notices of opinions on construction safety assessment
results from the authorities specified in Clause 4, Article 39 of this Decree.
Article 38.
Responsibilities for conducting construction safety assessment activities
1. Responsibilities of project
owners or persons managing or using construction projects:
a) Taking charge of carrying out
the construction safety assessment procedures prescribed in Article 36 herein.
The project owner or the manager or the user of the construction work shall
have the autonomy in conducting such activities if they meet eligibility
conditions, or may hire another qualified organization to render the
construction safety assessment work;
b) Handing over documents and
records required for the construction safety assessment to the testing and
inspection organization as a basis for formulating the construction safety
assessment protocol, including: construction maintenance documents, design
documentation, including construction drawings, as-built drawings, records of
equipment installed in the construction works and other records and documents
necessary for the construction safety assessment. In the absence of documents
or if construction documents do not have sufficient information necessary for
the safety assessment, the owner or the manager or the user of the construction
work can hire a qualified organization to carry out the survey and make current
construction status documents used for the construction safety assessment
purpose;
c) Taking charge of verifying and
approving the safety assessment protocol;
d) Undertaking the supervision of
implementation of construction safety assessment tasks;
dd) Reviewing and confirming
construction safety assessment results;
e) Sending 01 copy of the safety
assessment report to the competent authority stated in clause 4 of Article 39
herein;
g) Filing construction safety
assessment documents in the file of documents necessary for construction
maintenance activities.
2. Responsibilities of construction
safety assessment bodies:
a) Formulating the construction
safety assessment protocol in accordance with applicable technical regulations,
standards, terms and conditions of the construction contract, and submitting it
to the owner or the manager or the user of the construction work to seek their
approval;
b) Carrying out construction safety
assessment activities according to the approved protocol;
c) Making a review report on safety
assessment results and submitting it to the project owner or the manager or the
user of the construction work according to regulations;
d) Bearing responsibility for the
quality of construction safety assessment activities that they perform on their
part. The certification of the report on safety assessment results of the
project owner or the manager or the user of the construction work does not
replace and reduce responsibility for the safety assessment performed by the
testing and inspection organization.
3. Provincial-level People’s
Committees shall assume the following responsibilities:
a) Reviewing construction works
subject to construction safety assessment within their remit; regulating the
assessment schedule and requesting project owners or persons managing or using
construction works to organize the construction safety assessment according to
the provisions of this Decree;
b) As for the construction works
specified at Point a of this Clause that are located within their remit, if
owners thereof or persons managing or using them have not yet been identified,
provincial-level People's Committees shall undertake the construction safety
assessment as prescribed in this Decree.
Article 39.
Certification of construction safety assessment results
1. The owner or the manager or the
user of the construction work shall check the quantity of construction safety
assessment work, and consider the conformity of the construction safety
assessment report in comparison to the approved construction safety assessment
protocol and contractual terms and conditions to certify the construction
safety assessment results.
2. In case where the report on the
results of construction safety assessment fails to meet the regulatory
requirements, the owner or the manager or the user of the construction work
shall send the testing and inspection organization written dissenting opinions
on certification, clearly stating the unsatisfactory matters that organization
must review or further evaluate.
3. Within 14 days after receiving
the reports on construction safety assessment results from the owners or the
managers or the users of construction works as prescribed at Point e, Clause 1,
Article 38 of this Decree, authorities having competence in receiving these
reports shall consider informing their opinions on construction safety
assessment results to the owners or the managers or the users of those
construction works as follows:
a) Approving safety assessment
reports; requesting the owners or the managers or the users of the construction
works to follow the recommendations of the safety assessment organizations so
that the construction works can meet safety requirements;
b) Rejecting safety assessment
reports in case assessment contents and results of these reports do not meet
the requirements; requesting the owners or the managers or the users of these
works to conduct reassessment or additional assessment;
c) In case where the assessment
results show that a construction work does not ensure safety conditions, the
owner, the manager or the user of the construction work is required to comply
with Article 40 of this Decree.
4. Unless otherwise prescribed by
laws, the authority to receive and give opinions on construction safety
assessment results shall be prescribed as follows:
a) Provincial People’s Committees
shall have authority over construction works located within the provinces under
their jurisdiction;
b) The Ministries managing the
specialized construction works shall have authority over those specialized
construction works located in 02 provinces or more under the jurisdiction
specified in Clause 3, Article 52 of this Decree;
c) The Ministry of National Defense
and the Ministry of Public Security shall have authority over national defense
and security construction projects.
Section 4.
ACTIONS AGAINST POTENTIALLY DANGEROUS CONSTRUCTION WORKS, EXPIRED CONSTRUCTION
WORKS AND DEMOLITION OF CONSTRUCTION WORKS
Article 40.
Actions against potentially dangerous construction works causing unsafety for
operation or use thereof
1. When it is discovered that a
construction item or work likely causes danger or unsafety for the operation
and use thereof, the owner, the manager or the user shall assume the following
responsibilities:
a) Re-checking the current
construction status;
b) Conducting construction quality
inspection (where necessary);
c) Deciding to take urgent measures
such as restricting the use of the construction work, ceasing the use of the
construction work, zoning off the dangerous site, moving people and property to
ensure safety if the construction work is likely to collapse;
d) Immediately reporting to the
nearest local authority;
dd) Correcting damage that may
cause the unsafety during the process of use and operation of the construction
project, or demolishing the construction work when necessary.
2. When it is discovered that a
construction item or work likely causes danger or unsafety for the operation
and use thereof, the local authority shall assume the following
responsibilities:
a) Inspecting, notifying,
requesting and instructing the owner or the manager o the user of the
construction work to organize the survey, quality inspection, assessment of the
danger level, performing the repair or the demolition of the construction
constituent or work (if necessary);
b) Requesting the owner or the
manager or the user of the construction work to take urgent measures specified
at Point c, Clause 1 of this Article and according to the schedule of
application of urgent measures in case the owner or the manager or the user of
the construction work fails to take safety action of their own accord;
c) In case where a construction
item or a construction work shows poses potential danger that may lead to the
risk of collapse, the competent state authority shall assume the prime
responsibility for, and cooperate with the owner or the manager or the user of
the construction work in, immediately implementing safety measures, including
restricting the use of the construction work, ceasing the use of the
construction work, and moving people and property for the sake of safety (if
necessary);
d) Charging the owner or the
manager or the user of the construction work in accordance with laws when they
fail to comply with the requirements of the competent state authority specified
in Clause 4, Article 39 of this Decree.
3. For old apartment buildings or those
likely to cause danger, unsafety for exploitation or use thereof, the owners or
the managers or the users of these works shall comply with the provisions of
this Decree and other provisions of laws on housing.
4. Every citizen shall reserve the
right to notify the owner or the manager or the user of the construction work,
the competent state authority or the mass media agency when detecting that the
construction item or work has any incident or is likely to cause danger or
unsafety for exploitation and use thereof so that timely actions would be
taken.
5. When receiving information about
construction items or works that have incidents or are likely to cause danger
or unsafety for exploitation and use of construction works, owners or managers
and users of these construction works, competent state authorities specified in
Clause 4, Article 39 of this Decree shall be responsible for applying safety
measures specified at Point c, Clause 1 of this Article. If any failure to take
timely action is likely to cause human and property losses, they shall be
charged under laws.
Article 41.
Actions against construction projects whose design life is expired
1. Owners or managers or users of
construction works shall determine the useful life of each construction work according
to the construction design documentation and technical regulations and
standards applicable to construction works.
2. For construction works that have
great impacts on the safety and benefits of the community in accordance with
the law on construction project management, for a period of at least 12 months
before each construction work expires, the owner or the manager or the user of
the construction work must report to the competent state authority specified in
Clause 4, Article 39 of this Decree on the expiry date of the construction work
and the action plan for the expired construction work.
3. After receiving the report
specified in Clause 2 of this Article, the competent state authority specified
in Clause 4, Article 39 of this Decree shall add the expired construction work
to the list posted on its website.
4. For construction works that
expire but continue being used to meet the demand, except for detached houses
of families or individuals, owners or managers and users of these works shall
assume the following responsibilities:
a) Conducting the inspection and
examination of the present quality of the construction work and putting forward
a plan to reinforce, renovate the work, or repair it if it is damaged,
determining the extended useful life after it is repaired or reinforced;
b) Conducting the reinforcement,
renovation and repair of construction works (if any) to ensure their proper
functions and safety;
c) Sending reports on the results
of the works specified at Points a and b of this Clause to the competent state
authorities specified in Clause 4, Article 39 of this Decree and other ones
according to the relevant regulations of law to seek their opinions on the
extension of the useful life of these works, except for detached houses. The time
limit for processing application for and giving opinions on the extension of
the construction work’s useful life by competent state authorities shall be 14
days of receipt of each report;
d) Based on the results of the
performance of the works specified at Points a and b of this Clause and
opinions of competent state authorities specified at Point c of this Clause,
owners or managers and users of construction works decide and take
responsibility for the continued use of these construction works.
5. Cases of discontinuation in
using expired construction projects:
a) Owners or managers or users have
no longer demands to use these construction works;
b) The results of inspection and
examination of the present quality of each construction work show that the work
is unsafe, cannot be reinforced, renovated or repaired;
c) These construction works are not
allowed by competent state authorities to continue being exploited and used.
6. Competent state authorities
prescribed in clause 4 of Article 39 herein shall assume the following
responsibilities:
a) Reviewing these construction
works where there are insufficient grounds to determine their useful life as
prescribed in Clause 1 of this Article and requesting the owners, the managers
or the users to organize the implementation of the regulations laid down in
Clause 4 of this Article;
b) Taking charge of determining the
useful life, announcing construction works whose useful life is expired and
performing the following tasks specified in this Article for construction works
of which owners or managers or users have not yet been identified;
c) Notifying the owner or the
manager or the user of the construction work of the termination and requesting
the owner or the manager or the user of the construction work to be responsible
for the demolition of the construction work and the time of demolition for
those construction works that are no longer in use as prescribed in Clause 5 of
this Article.
7. Actions against expired
apartment buildings shall be subject to regulations of the law on housing.
8. For detached houses of families
or individuals that have expired but continue being used to meet demands, the
owners or the managers or the users of the works shall perform the activities
specified at Point a and b, Clause 4 of this Article and, based on the results
of implementation of these activities, decide and take responsibility for the
continued use of these houses, except for the cases specified in Clause 5 of
this Article.
Article 42.
Demolition of construction works
1. Cases of demolition of
construction works:
a) Construction works need be
demolished for ground clearance purposes to build new or temporary construction
works;
b) Construction works need to be
demolished under regulations laid down in point b of clause 1 of Article 118 of
the Law No. 50/2014/QH13, which is amended and supplemented in clause 44 of
Article 1 in the Law No. 62/2020/QH14;
c) Construction works need to be
demolished at the request of competent state authority under regulations laid
down in point c, d and dd of clause 1 of Article 118 in the Law No.
50/2014/QH13, which is amended and supplemented in clause 44 of Article 1 in
the Law No. 62/2020/QH14;
d) Construction works need to be
demolished upon expiry as prescribed in Article 41 herein.
2. Responsibilities for demolition
of construction works:
a) Owners or managers or users of
construction works shall undertake the demolition of construction works in
accordance with the law on construction and regulations of other relevant laws;
b) Presidents of provincial-level
People's Committees, Presidents of district-level People's Committees or
competent state authorities decide the demolition of construction works in
accordance with the construction law and other relevant laws; decide to enforce
the demolition and conduct the demolition of construction works in case
investors, owners or managers or users of the construction works fail to
fulfill their responsibilities for the demolition of construction works;
c) Agencies competent to sanction
administrative violations shall decide to apply mitigative measures in the form
of the forced demolition of violating works or constituents in accordance with
the law on handling of administrative violations;
d) Competent authorities decide the
demolition and enforcement of the demolition of residential houses as per laws
on housing;
dd) The Minister of National
Defense and the Minister of Public Security shall regulate the authority to
demolish national defense and security construction works.
3. Plans and approaches for
demolition of construction works must involve:
a) Bases for formulation of plans
and approaches for demolition of construction works;
b) General information about
construction works and items to be demolished;
c) List of applicable national
technical regulations and standards;
d) Formulation of demolition plans;
dd) Demolition schedule and budget;
e) Others necessary for demolition
activities (if any).
4. Persons assigned to manage and
perform the emergency demolition of construction works shall have autonomy in
deciding all demolition works in the process of organizing the emergency
demolition of construction works to ensure conformity with the schedule of
implementation of these demolition activities, safety and environmental
protection and must be accountable for their decisions.
5. For the demolition of
construction works that are public property, in addition to complying with the
provisions of this Decree, regulations of the law on management and use of
public property must be observed.
Chapter IV
INCIDENTS ARISING FROM
CONSTRUCTION, OPERATION AND USE OF CONSTRUCTION WORKS OR PROJECTS
Section 1.
CONSTRUCTION INCIDENTS
Article 43.
Severity levels of incidents arising from construction, operation and use of
construction works or projects
Construction incidents are divided
into three severity levels according to the extent of damage to construction
works or human losses, including level-I, level-II and level-III incidents as
follows:
1. Level-I incidents, including:
a) Any construction incident causes
at least 6 deaths;
b) Any incident causes the
construction work to collapse; the collapse of a part of the construction work
or any damage that is likely to cause the entire grade-I or higher-grade
construction work to be collapsed.
2. Level-II incidents, including:
a) Any construction incident causes
1 - 5 deaths;
b) Any incident causes the
construction work to collapse; the collapse of a part of the construction work
or any damage that is likely to cause the entire grade-II or grade-III construction
work.
3. Level-III incidents, including
the rest of construction incidents other than those prescribed in clause 1 and
2 of this Article.
Article 44.
Construction incident reporting
1. Immediately after an incident,
the investor must, in the fastest manner, report on the incident, including the
name and location of the construction work, preliminary information about the
incident and damage (if any) to the People's Committee of the commune where the
incident or loss (if any) occurs and their superior authority (if any).
Immediately after receiving the incident report, the commune-level People's
Committee must report to the district-level People's Committee and the
provincial-level People's Committee on the incident.
2. Within 24 hours from the occurrence
time, the investor must report the incident in writing to the district-level
People's Committee and the provincial-level People's Committee of the place
where the incident occurs. For all incidents involving human losses, investors
shall send reports to the Ministry of Construction and other competent state
authorities in accordance with relevant laws. Each report shall contain the
following main information:
a) Name of the construction work,
construction site and scale of the construction work;
b) Names of organizations or
individuals involved in construction;
c) Description of the incident,
status of the construction work at the time of occurrence and the occurrence
time;
d) Human and property loss (if
any).
3. For any incident occurring at
the construction work passing through 02 provinces or more, after receiving the
written report or receiving information about the incident, the People's
Committee of the province where the incident occurs shall send a report on the
incident to the specialized construction Ministry.
4. The competent state authority
shall be entitled to request the investor and related parties to provide
information about the incident.
5. In case the incident occurs in
the course of operation or use of the construction work, the owner or the
manager or the user of that construction work shall have to implement the
provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 45.
Responses to construction incidents
1. Whenever an incident occurs, the
investor and the construction contractor shall be responsible for taking timely
actions to search and rescue, ensure safety for affected people and property,
limit and prevent any potential danger; taking charge of protecting the
incident scene and making a report according to the provisions of Article 44 of
this Decree. People's Committees at all levels shall direct and support related
parties to set up search and rescue forces, protect incident scenes and perform
other necessary tasks in the incident response process.
2. Provincial People's Committees
shall be responsible for handling construction incidents and performing the
following tasks:
a) Considering and deciding to
close or temporarily suspend construction or operation or use of the
construction item, a part or the whole of the construction work, depending on
the nature, severity and impact of the incident;
b) Considering and deciding the
demolition and cleanup of the incident scene on the basis of meeting the
following requirements: Ensure safety for people, property, construction works
and other adjacent facilities. Before demolition or cleanup, relevant parties
must photograph or film the incident scene; collect evidence existing at the
incident scene; record information relating the incident scene in documents
necessary for the incident inspection and create the incident file;
c) Notify the results of the
inspection results showing incident causes to the investor and other related
entities; decisions on remedies or mitigative actions binding upon investors,
owners or related parties;
d) Legally charge related parties;
dd) Based on actual local
conditions, provincial-level People's Committees may assign district-level
People's Committees to take charge of addressing grade-II and grade-III
construction incidents occurring within their respective jurisdiction.
3. Investors, construction
contractors during the construction process or owners, managers and users of
construction works during the operation and use thereof shall be responsible
for dealing with incidents at the request of competent state authorities. After
dealing with incidents, the competent authorities specified in Clause 2 of this
Article shall decide whether construction may proceed or construction works
where incidents occur may be put to use.
4. Organizations or individuals
causing incidents shall be responsible for paying compensation or costs
incurred from handling of these incidents, depending on the nature, extent and
impacts of these incidents.
5. The Minister of National Defense
and the Minister of Public Security shall adopt regulations on reporting and
handling of incidents at national defense and security construction works.
Article 46.
Examination of causes of construction incidents
1. Authority to lead the
examination of causes of construction incidents:
a) Provincial People's Committees
shall be accorded authority to lead the examination of causes of incidents in
their respective localities;
b) The Ministry of National Defense
and the Ministry of Public Security shall be accorded authority to lead the
examination of causes of incidents occurring at national defense and security
construction projects;
c) Ministries in charge of
specialized construction works shall be accorded authority to lead the
examination of causes of incidents occurring at construction works if they are
assigned by the Prime Minister to do so.
2. Competent authorities prescribed
in clause 1 of this Article can set up incident investigation commissions to
examine the causes of incidents. Each commission is composed of representatives
of units of authorities in charge of handling incidents, relevant agencies and
experts in technical specializations relating to the incidents. Where
necessary, the authority in charge of conducting the examination of incident
causes shall appoint an inspection organization to conduct the assessment of
the quality of the construction work to serve the purpose of the assessment of
the incident causes and offer solutions to the incident.
3. Tasks involved in the
examination of incident causes:
a) Collecting relevant records,
documents, technical data and performing professional work to find the incident
causes;
b) Evaluating the safety of the
construction work after the incident occurs;
c) Identifying responsibilities of
organizations and individuals concerned;
d) Creating documentation on
examination of incident causes, including: Report on incident causes and other
related documents existing in the process of examination of incident causes.
4. Costs of examination of causes
of construction incidents:
a) In case where a construction
incident occurs during the construction process, the investor shall be
responsible for paying the costs of examination of construction incident
causes. After the results of the examination of the construction incident
causes are available and responsibilities for the incident are identified, the
organization or individual blamed for causing such construction incident must
pay the costs of the examination of the incident causes. In case where the
construction incident occurs due to force majeure events, liabilities for
paying the costs of the examination of the incident causes shall be subject to
the provisions of the relevant construction contracts;
a) In case where a construction
incident occurs during the period of operation or use of a construction work,
the owner, the manager or the user of that construction work shall be
responsible for paying the costs of examination of construction incident
causes. After the results of the examination of the construction incident
causes are available and responsibilities for the incident are identified, the
organization or individual blamed for causing such construction incident must
pay the costs of the examination of the incident causes. In case where the
construction incident occurs due to force majeure events, the owner, the
manager or the user of that construction work shall be liable for the costs of
examination of the construction incident causes.
Article 47.
Construction incident documents
Investors, owners, managers or
users shall be responsible for preparing the incident documents, including the
followings:
1. Incident scene investigation
report includes the following information: Name of the construction work or
item where the incident occurs; construction site, time of the incident occurrence,
preliminary description and development of the incident; conditions of the
construction work at the time of the incident occurrence; preliminary review of
human and property losses; preliminary identification of causes of the
incident.
2. Design and construction
documents related to the incident.
3. Documentation on examination of
incident causes.
4. Documents relating to the
process for handling the incident.
Section 2.
INCIDENTS CAUSING CONSTRUCTION UNSAFETY
Article 48.
Incidents causing construction unsafety
1. Incidents causing unsafety for
construction works, including:
a) Failures of machinery and
equipment necessary for construction works (hereinafter referred to as
machinery and equipment incidents);
b) Occupational accidents occurring
at construction works.
2. The declaration, investigation,
reporting and resolution of incidents causing occupational unsafety for the
construction shall be regulated as follows:
a) For the incidents specified at
Point a, Clause 1 of this Article, the declaration, investigation, reporting
and handling thereof shall be subject to Article 49 and 50 of this Decree;
b) For the incidents specified at
Point b, Clause 1 of this Article, the declaration, investigation, reporting
and handling thereof shall be subject to laws on occupational safety and
hygiene.
Article 49.
Declaration, reporting and handling of machinery or equipment incidents
1. When a machinery or equipment
incident occurs, the investor or the construction contractor must, in the
fastest manner, report on the incident, including the name and location of the
construction work, preliminary information about the incident and damage (if
any) to the People's Committee of the commune where the incident occurs.
Immediately after receiving the report, the commune-level People's Committee
must report to the district-level People's Committee, the provincial-level
People's Committee, specialized construction agencies and relevant
organizations on such incident so that they promptly respond to such incident.
2. In addition to the declaration
specified in Clause 1 of this Article, if a machine or equipment incident kills
or seriously injures at least 02 persons, the construction contractor must make
a report according to regulations of laws on occupational safety and hygiene.
3. The investor and the
construction contractor shall be responsible for implementing regulations of
laws on occupational safety and hygiene, and taking timely actions to search
and rescue, ensure safety for affected people and property, limit and prevent
any further danger; taking charge of protecting the incident scene and making
declaration according to the provisions of clause 1 and 2 of this Article.
4. People's Committees at all
levels shall direct and support related parties to set up search and rescue
forces, protect incident scenes and perform other necessary tasks in the
incident response process.
5. Authorities prescribed in clause
1 of Article 50 herein shall assume the following responsibilities:
a) Checking the incident scene,
checking the declaration and handling of incidents of investors and
construction contractors according to the provisions of this Article.
b) Considering and deciding to
cease or temporarily suspend operation of machinery, equipment; terminate or
temporarily suspend construction items, parts or the whole of the construction
works, depending on the severity and impacts of the incidents;
c) Considering and deciding the
demolition and cleanup of incident scenes on the basis of ensuring safety for
people, property, construction works and other adjacent facilities. Before
demolition or cleanup of the incident scene, relevant parties must photograph
or film the incident scene; collect evidence existing at the incident scene;
record information relating the incident scene in documents necessary for the
examination of incident causes and make the machinery or equipment incident
documents;
d) Notifying the results of the
results of examination of causes of the machinery or equipment incident to the
investor and other related entities; decisions on remedies or mitigative
actions binding upon investors or related parties;
dd) Legally charge related parties.
6. Investors, construction
contractors or owners, managers or users of machinery or equipment shall be responsible
for dealing with machinery and equipment incidents to ensure safety
requirements before resuming construction activities.
7. Organizations and individuals
that cause machinery and equipment incidents shall be responsible for paying
compensation and costs incurred from mitigative actions or responses. Depending
on the nature, severity and extent of impact, they may be sanctioned according
to regulations of relevant laws.
Article 50.
Investigation of machinery or equipment incidents
1. Authority over the investigation
of machinery or equipment incidents:
a) Provincial People's Committees
take charge of the inspection of machinery or equipment incidents occurring
within their localities, except the cases specified at Points b and c of this
Clause;
b) The Minister of National Defense
and the Minister of Public Security shall adopt regulations the investigation
of incidents of machinery or equipment used for national defense and security
construction works;
c) Ministries in charge of
specialized construction works shall be accorded authority to lead the
investigation of machinery or equipment incidents occurring at construction
works if they are assigned by the Prime Minister to do so.
2. Authorities having competence in
investigation of incidents that are referred to in clause 1 of this Article can
set up incident investigation commissions to investigate the incidents. Each
commission is composed of representatives of specialized construction
authorities, relevant agencies and experts in technical specializations
relating to incidents. Where necessary, the authority in charge of conducting
the investigation of incidents shall appoint a consulting organization to find
causes of the incident and recommend corrective actions.
3. Tasks involved in the investigation
of machinery or equipment incidents:
a) Collecting relevant records,
documents, technical data and performing professional work to find the incident
causes;
b) Evaluating the level of safety
of machinery, equipment, construction works and adjacent facilities (if any)
after the incident occurs;
c) Identifying responsibilities of
organizations and individuals concerned;
d) Creating incident investigation
documentation, including: Incident investigation report and other related
documents existing in the investigation process.
4. Investors shall be responsible
for paying incident investigation costs in advance. After the results of
the incident investigation and identification of responsibilities, the
organization or individual at fault must pay the incident investigation costs.
In case where the incident occurs due to force majeure events, liabilities for
paying the incident investigation costs shall be subject to the terms and
conditions of the relevant construction contracts.
5. Particularly in case where the
incident affects the machinery or equipment not on the list of machinery or
equipment subject to strict requirements that are used in construction
activities and does not cause serious injury or death, the investor shall
undertake the investigation and handling of this machinery or equipment
incident.
Article 51.
Creation of machinery or equipment incident handling documents
Investors shall be responsible for
preparing machinery or equipment incident documents, including the followings:
1. Incident scene investigation
report containing the following information: name and location of the
construction item or construction work affected by the machinery or equipment
incident; technical specifications, record of the affected machine, equipment;
current status of the construction item, construction work where the incident
occurs, preliminary description and developments of the incident; preliminary
review of human and property losses; incident causes;
2. Design and construction
documents related to the machinery or equipment incident;
3. Incident investigation
documentation; documents on sanctions imposed upon relevant organizations or
individuals; remedies or corrective actions;
4. Documents relating to the
process for handling the incident.
Chapter V
IMPLEMENTATION
PROVISIONS
Article 52.
Implementation responsibilities
1. Ministry of Construction:
a) Bearing responsibility to the
Government for exercise of the uniform state authority over activities governed
by this Decree;
b) Promulgating, guiding and inspecting
the implementation of legal documents according to its competence in
construction quality management, safety during the construction period, and
guiding the implementation of this Decree;
c) Exercising the state management
of the activities within the scope of regulations of this Decree for
specialized construction works under its jurisdiction; conducting the
examination and inspection of the compliance with the provisions of this Decree
by ministries, sectoral administrations, localities, and entities involved in
the construction, management, exploitation and use of construction works;
inspecting the quality of construction works and safety during the construction
period when necessary;
d) Requesting and urging ministries
in charge of specialized construction works and provincial-level People's
Committees to inspect the compliance with this Decree according to their
competence;
dd) Guiding the determination of
the construction maintenance costs; announcing construction maintenance norms
minus maintenance norms for specialized construction works.
2. Other Ministries in charge of
specialized construction works:
a) Performing the state management
of the activities within the scope of regulation of this Decree for specialized
works; guiding the implementation of legal documents on construction quality
management and construction safety applicable to specialized construction
works;
b) Conducting the periodic
inspection according to the plan, the irregular inspection of construction
quality and safety management of entities involved in construction activities;
inspecting the quality of specialized construction works under its management
when necessary or at the request of the Ministry of Construction;
c) Creating and issuing maintenance
norms for specialized construction works;
d) Sending the Ministry of
Construction the general report on the current status of quality, construction
quality control and safety management in construction activities under the
jurisdiction of ministries and sectoral administrations before December 15
every year and the ad hoc report upon request.
3. Ministries in charge of
specialized construction works shall be responsible for directing and
inspecting the affiliated specialized agencies in organizing the pre-commissioning
testing of specialized works under their management, including:
a) Ministry of Construction shall
assume such responsibilities for construction works belonging to civil
construction investment projects, investment projects on construction of urban
areas, residential areas; technical infrastructure construction investment
projects for functional areas; investment projects for light industry
construction works, industrial works for production of construction materials,
construction products of investment projects on construction of technical
infrastructure works, investment projects of construction of roads in cities
(excluding national highways running through cities);
b) The Ministry of Transport shall
assume such responsibilities for construction works belonging to traffic
construction investment projects under the management of the Ministry of
Construction according to regulations of point a of this clause;
c) The Ministry of Agriculture and
Rural Development shall assume such responsibilities for construction works
belonging to investment projects on construction works used for agriculture and
rural development purposes;
d) The Ministry of Industry and
Trade shall assume such responsibilities for investment projects for industrial
construction works under the management of the Ministry of Construction
according to regulations of point a of this clause;
d) The Ministry of National Defense
shall assume such responsibilities for construction works belonging to
investment projects for national defense and security construction works.
4. People's Committees of the
provinces and centrally-run cities shall be responsible for the state
management of the activities under the governing scope of this Decree in their
administrative areas under their delegated authority; directing and examining
the specialized affiliates’ inspection of the pre-commissioning test of
construction works belonging to specialized work construction investment
projects within their remit, specifically as follows:
a) Departments of Construction
shall assume such responsibilities for construction works belonging to civil
construction investment projects, investment projects on construction of urban
areas, residential areas; technical infrastructure construction investment
projects for functional areas; investment projects for light industry
construction works, industrial works for production of construction materials,
construction investment projects on construction of technical infrastructure
works, investment projects for construction of roads in cities (excluding
national highways running through cities); other investment projects for
multiple-purpose construction works;
b) The Ministry of Transport shall
assume such responsibilities for construction works belonging to investment projects
for traffic construction works, except those prescribed in point a of this
clause;
c) Departments of Agriculture and
Rural Development shall assume such responsibilities for construction works
belonging to investment projects on construction works used for agriculture and
rural development purposes;
d) Departments of Industry and
Trade shall assume such responsibilities for construction works belonging to
investment projects for industrial construction works, except for those
prescribed in point a of this clause;
dd) Management boards of industrial
parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones shall assume
such responsibilities for investment projects within localities under their
delegated authority;
e) As for provinces and centrally
run cities where Departments of Transport – Construction rule, these
Departments shall perform the tasks prescribed at Points a and b of this
Clause.
5. Based on specific conditions of
each locality, provincial-level People's Committees shall delegate authority to
district-level People's Committees to exercise the state management activities
under the authority of the provincial-level People's Committees as per this
Decree; delegate authority to the assigned construction authorities affiliated
to the district-level People's Committees to inspect the pre-commissioning test
of construction works within these districts, and shall have the right to
adjust the delegation of authority to inspect the pre-commissioning tests
specified at Point e, Clause 4 of this Article.
6. District-level People's
Committees shall be responsible for the state management of the activities
under the governing scope of this Decree within localities under their
delegated authority; directing and examining the inspection of the pre-commissioning
test of construction works under the delegated authority of their affiliated
construction administration units.
7. Ministries in charge of
specialized construction works, provincial-level People's Committees shall be
responsible for sending periodic and annual reports on the management of the
quality of construction works and safety prepared according to the instructions
of the Minister of Construction to the Ministry of Construction to serve its
synthesis and monitoring purposes.
Article 53. Transition
provisions
1. Types and grades of the
construction works belonging to investment projects approved before the entry
into force of this Degree shall be determined according to laws in force at the
time of grant of investment decisions.
2. If construction works commencing
before the effective date of this Decree are subject to the inspection of the
pre-commissioning tests conducted according to the Government's Decree No.
46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 on quality management and construction maintenance,
but not subject to the inspection of the pre-commissioning tests under the
provisions of this Decree, then such inspection of the pre-commissioning tests
shall not be allowed to proceed. Investors shall take charge of the
pre-acceptance tests of completed construction works before putting them into
operation or in use in accordance with the provisions of this Decree, and
reporting the test results to the assigned specialized construction authorities
for their monitoring purposes.
3. Construction works commencing
before the effective date of this Decree and subject to the inspection of the
pre-commissioning tests under the provisions of this Decree shall comply with
the provisions of this Decree.
4. Continuing to implement the
regulations on the classification of construction works in accordance with the
legislative regulations existing before the effective date of this Decree until
the regulations on the classification of construction works under the guidance
of the Law No. 62/2020/QH14 and this Decree are adopted and take effect.
Article 54.
Implementation
1. This Decree shall come into
force from the signature date and replacing the Government’s Decree No.
46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 on management of quality and maintenance of construction
works and projects.
2. Ministers, Heads of
Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of provincial
People’s Committees, Heads of socio-political organizations, socio-professional
organizations, other organizations and individuals involved shall be
responsible for implementing this Decree.
3. The Ministry of Construction
shall take charge of and cooperate with relevant ministries and sectoral
administrations in providing instructions for implementation of this Decree./.
|
PP.
GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Xuan Phuc
|
APPENDIX I
CLASSIFICATION
OF CONSTRUCTION PROJECTS BY THEIR FUNCTIONS
(to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
I. CONSTRUCTION PROJECTS FOR
CIVIL USES (CIVIL PROJECTS)
A construction project for civil
uses (civil project) is a building or other structure (maybe a detached or
standalone work or a combination of works) providing people with support for
their activities to meet their needs like living; learning; teaching; working;
doing business; physical and sports training or competition; gathering people;
eating, drinking, entertainment, recreation, sightseeing; watching or enjoying
various types of arts, performances, or sports competitions; exchanging and
receiving information and mails; medical examination and treatment; religious
beliefs; and other providing other services to meet needs of people, including:
1. Home/residential construction
projects: Apartment or other tenement buildings; detached houses or detached
houses used for other civil purposes.
2. Public construction projects:
a) Training, educational and
research facility construction projects:
- A standalone building, building
complex used for educational, training and research purposes within the following
premises: Kindergartens, early childhood institutions; elementary schools,
lower secondary schools, upper secondary schools, multilevel schools;
universities and colleges, professional secondary schools; vocational schools,
technical worker training establishments, specialized career schools and other
schools or training centers;
- Hydrometeorology stations,
seismic research stations, space research facilities; specialized database
centers and other specialized research facilities.
b) Healthcare facility construction
projects:
A standalone building, building
complex used for medical examination and treatment purposes within the
following premises: (General or specialized) hospitals, clinics; medical
stations; maternity care facilities, sanatoriums, functional rehabilitation
centers, orthopedic facilities, and nursing homes; disease control and
prevention facilities; biomedical research facilities; other medical
facilities.
c) Sporting facility construction
projects:
Stadiums; sports halls; training
and competition facilities for various sports like golf, football, tennis,
volleyball, basketball and other sports; swimming pools.
d) Cultural facility construction
projects:
Convention centers, theaters,
cultural houses, clubs, cinemas, circus centers, discos; monuments; museums,
libraries, exhibition centers, galleries; symbolic or artistic construction
works (e.g. outdoor statues, welcome gates, ...), leisure and entertainment
facilities; other cultural construction works.
dd) Religion, faith and worship
facility construction projects:
- Religion facilities: Headquarters
of religious organizations, pagodas, churches, chapels, cathedrals, shrines,
Buddhist temples; schools for training people specialized in religious
activities; monuments, stelae, towers and other religious buildings;
- Faith and worship facilities:
Communal temples, shrines, chapels, ancestral temples (worship halls) and other
faith and worship facilities.
e) Commercial facility construction
projects: Trade centers, supermarkets, markets, shops; restaurants, food and
beverage shops and other commercial facilities.
g) Service facility construction
projects:
- Hotels, guest houses, motels;
resorts; residential villas, apartments and other accommodation facilities;
- Standalone billboards; post offices,
other post and telecommunications service providers.
h) Headquarter or office building
projects:
- Headquarters or office buildings
of state authorities, political organizations or socio-political organizations;
- Buildings used as headquarters,
offices of socio-professional organizations, non-business units, businesses,
other organizations and individuals;
- Buildings used as a blend of
office and residential accommodation space.
i) Other buildings or structures
for multifunctional or mixed uses.
Example: If a high-rise building of
which functions are specific to its stories is used to serve multiple purposes
as an apartment building, hotel and office, it must be classified as a
mixed-use building.
k) Other public buildings or
structures.
3. Gates, fences, guard houses and
other small structures for civil use.
II. CONSTRUCTION PROJECTS USED
FOR INDUSTRIAL PRODUCTION PURPOSES (INDUSTRIAL CONSTRUCTION PROJECTS)
Construction projects used for
industrial production purposes (industrial construction projects) are
construction works having the house-like structure (industrial house) or other
structural systems used for the exploitation and production of raw materials,
inputs and energy serving the needs of people and economic sectors, including:
1. Construction projects used for
production of building inputs and products:
A standalone building, building
complex or technology line within the following premises: Quarries for
extraction or removal of construction materials (e.g. sand, stone, clay, and
other materials for production of building materials); cement plants; cement
grinding stations or other separate facilities in technology lines for
production of construction materials and products; construction works for the
production of other construction materials and products (e.g. concrete
components, cement bricks used as aggregates, baked clay bricks and other
masonry bricks, paving, tiling products, sanitary wares, glass and glass
products, wood products and other products).
2. Construction projects used in
the metallurgy and mechanical engineering industry:
A standalone building, building
complex or technology line within the following premises: Plants for
non-ferrous metals; steel and steel rolling mill plants; engine and
agricultural machinery manufacturing plants; machine tool and industrial
equipment plants; lifting equipment plants; construction machine plants;
complete equipment plants; plants for manufacturing and assembly of means of
transport (e.g. cars, motorcycles, ships,...); plants for manufacturing of
electrical and mechanical equipment for electronics and refrigeration
engineering industries; plants for manufacturing of mechanical products for
other industries (i.e. supporting industries).
3. Construction projects used in
the mining and mineral processing sector:
A standalone building, building
complex or technology line within the following premises: Underground coal
mines, open coal pits; coal screening and processing plants; mineral processing
plants; underground ore mining pits or open ore mining pits; ore refining and
enrichment plants (even including bauxite refining); alumina production
facilities.
4. Construction projects for oil
and gas facilities:
A standalone building, building
complex or technology line within the following premises: Rigs, construction
works for oil and gas extraction and processing; petroleum refineries and
petrochemical plants; gas processing plants; biofuel plants; crude oil and
petroleum storage facilities; liquefied gas storage facilities, liquefied gas
transfer stations, gas distribution stations; gas and oil pipelines; lubricant
plants; used or waste oil recycling plants.
5. Construction projects for energy
facilities:
A standalone building, building
complex or technology line within the following premises: Hydropower plants
(excluding headworks), thermal power plants, nuclear power plants; wind power
plants, solar power plants, geothermal power plants, tidal power plants,
waste-to-energy power plants (excluding solid waste disposal sites), biomass power
plants; biogas power plants; cogeneration plants; heat, gas, compressed air
supply plants; power transmission lines and transformer stations; facilities
supplying fuel and energy for vehicles and for personal use.
6. Chemical facility construction
projects:
A standalone building, building
complex or technology line within manufacturing plants, storage facilities and
filler stations of the following products: fertilizers, plant protection
chemicals, base chemicals, petrochemicals, pharmaceutical chemicals, cosmetics
and other chemicals; chemical power sources (e.g. batteries, accumulators,
welding rods, ...); industrial gases; rubber (e.g. tubes, tires, conveyors,
technical rubber,...); detergents (e.g. washing cream, liquid detergents,
washing powder, shampoo, cleaner, soap,...); paints, printing inks of all
kinds; plastic materials (e.g. alkyd, acrylic,...); mining chemical (refined
apatite ore) materials; explosives, industrial explosive precursors.
7. Construction projects for light
industry facilities:
a) Food:
A standalone building, building
complex or technology line within premises for manufacturing, processing,
packing and storage of milk products; confectionery, instant noodles; cooking
oil, flavoring; beverage (e.g. alcohol, beer, soft drinks, etc…).
b) Consumer goods:
A standalone building, building
complex or technology line within facilities for post-manufacturing,
processing, packaging, assembling, manufacturing and storage of the following
products and performing the following relevant activities: fiber; weaving;
printing and dyeing (textile and garment industry); garment products; tanning
and leather products; plastics; crockery, stoneware, glass; pulp and paper;
cigarettes; electronics (e.g. televisions, computers, phones,...), refrigeration
(e.g. air conditioners, refrigerators,...); electronic and information
components and spare parts (e.g. electronic printed circuits, ICs and similar
products); medicines and medical supplies; other consumer products.
c) Agricultural, fishery and
aquacultural products:
A standalone building, building
complex or technology line within facilities for post-manufacturing,
processing, packaging, and storage of the following products and performing the
following relevant work: seafood; canned food; rice milling and polishing;
other agricultural products.
8. Other construction projects used
for industrial production purposes.
III. CONSTRUCTION PROJECTS
PROVIDING TECHNICAL INFRASTRUCTURE FACILITIES AND AMENITIES (TECHNICAL
INFRASTRUCTURE CONSTRUCTION PROJECTS)
Buildings or other structures used
as bases, utilities or structures directly assisting in the abstraction,
production and supply of water; for water storage, treatment and wastewater
drainage; storage and disposal of solid wastes of all kinds; lighting of public
areas; burial, cremation and funeral celebrations; transmission of information;
urban landscape maintenance; provision of public parking spaces, including:
1. Water supply facility
construction projects:
A standalone building, building
complex or technology line within the following premises: Water plants, clean
water treatment facilities (including sludge disposal); pumping stations (raw
water, clean water or pressure filters); tanks (towers) containing clean water;
water supply pipelines (raw or clean water).
2. Water drainage facility
construction projects:
A standalone building, building
complex or technology line within the following premises: Artificial lakes;
stormwater pumping stations; wastewater treatment facilities; sewage pumping
stations; sludge treatment facilities; stormwater and wastewater tanks;
stormwater, public water drainage culverts; wastewater drainage systems.
3. Construction projects for solid
waste disposal facilities:
a) A standalone building, building complex
or technology line in domestic solid waste disposal premises, including:
Transfer stations; garbage landfills; waste treatment complexes /sites; solid
waste treatment facilities;
b) A standalone building, building
complex or technology line in hazardous waste disposal premises.
4. A standalone building, building
complex within the following premises:
a) Public lighting facilities
(public lighting systems and poles);
b) Parks;
c) Cemeteries, funeral parlours and
crematories;
d) (underground and open) parking
garages; parking yards for cars, construction vehicles and other equipment.
5. Construction projects for
passive telecommunications technical facilities:
A standalone building, building
complex or technology line within the following premises: Telecommunication
buildings or stations, antenna poles, cable poles, cable lines for transmission
of telecommunication signal.
6. Sewers, tanks, trenches,
tunnels, utility tunnels and other structures used for technical infrastructure
facilities and utilities.
IV. CONSTRUCTION PROJECTS FOR
TRAFFIC AND TRANSPORTATION PURPOSES (TRAFFIC CONSTRUCTION PROJECTS)
Structures existing in the form of
bridges, roads, tunnels or others (a standalone project or a construction
complex) used as facilities, utilities or structures providing direct services
for traffic and transportation activities; for regulating and coordinating
transportation activities, including:
1. Road construction projects:
Expressways, highways; urban roads; rural streets.
2. Ferry terminals, bus stations;
road vehicle registry centers; toll plazas; rest stops.
3. Railroad construction projects:
a) Express railroads, high-speed
railroads, urban rails (elevated railways, subways/Metro railways); national
railways; purpose-made railways and local railways;
b) Passenger terminals, cargo
terminals; terminal depots; barrier structures, signs.
Notes: Facilities for manufacturing
and building rail equipment (locomotives, carriages) are classified as
construction projects for industrial production facilities - Section II of this
Appendix.
4. Bridge construction projects:
Road bridges, pedestrian bridges (not including civil suspension
bridges); rail bridges; pontoon bridges; civil suspension bridges.
5. Tunnel construction projects:
Metro tunnels, road tunnels, railway tunnels, pedestrian tunnels.
6. Construction projects for inland
waterway and maritime facilities:
a) Construction projects for inland
waterway facilities: Inland waterway ports and terminals; ferry
terminals, ship locks; inland waterway vehicle repair facilities (berths,
docks, slopes, slideways, raised floors,...); navigational channels (on rivers,
lakes, bays and routes to islands, on canals); moorings; training (watercourse
diversion/shore protection) facilities.
b) Maritime facility construction
projects: Sea harbors, seaports; ferry terminals; docks; ship repair facilities
(berths, docks, slopes, slideways, raised floors,...); navigational channels;
moorings and anchorage structures; training works (breakwater/sand break,
watercourse diversion /shore protection revetments).
c) Other construction projects for
inland waterway and maritime facilities: Maritime signaling buoy systems
on rivers and at sea; lighthouses; beacons; training works, breakwater, sand
breakers, current diversion embankments, shore protection embankments; vessel
traffic service (VTS) systems and other marine structures.
7. Aviation facility construction
projects: Fly zones (including air navigation service structures); passenger
terminals, cargo terminals, hangars, cargo warehouses,...
8. Suspension cable cars and
terminals for transport of people and goods.
9. Dry ports.
10. Other facilities, including:
Weigh stations, culverts, tanks, trenches, tunnels, utility tunnels and other
transportation structures.
V. CONSTRUCTION PROJECTS USED
FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT PURPOSES (AGRICULTURAL AND RURAL
DEVELOPMENT CONSTRUCTION PROJECTS)
Facilities existing in the form of
dams, dykes, embankments, canals, ditches or other structures (an independent
building, a combination of works or a technology line) used as facilities,
utilities or structures providing direct services to water resource works;
animal husbandry, cultivation, forestry, salt production, fishery and other
works providing services for agriculture and rural development activities,
including:
1. Construction projects for water
resource facilities: Water reservoirs; dams (including dams that creating
lakes, anti-salinity dams, freshwater retention dams, control dams on rivers
and streams,...); spillways; water intake, discharge culverts; hydroelectric
tunnels; irrigation - drainage pumping stations and other water resource
structures.
2. Dyke construction projects:
river dykes; sea dykes and
structures built on, inside and under dykes.
3. A standalone construction work
or a building complex built within animal husbandry, cultivation, forestry,
salt production, aquacultural establishments and other construction projects
providing services for agriculture and rural development activities.
VI. CONSTRUCTION PROJECTS FOR
NATIONAL DEFENSE AND SECURITY PURPOSES (DEFENCE CONSTRUCTION PROJECTS)
Buildings or other structures used
as facilities or amenities used for national defence and security purposes.
Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall provide
detailed regulations on classification of defence construction projects.
APPENDIX II
(to
the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
Appendix IIa. Construction logbook
Appendix IIb. As-built drawing
APPENDIX IIA
CONSTRUCTION
LOGBOOK
(to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
1. Construction logbook is created
by a construction contractor for each construction package or the entire
construction project. If a subcontractor is involved in the construction
project, the general contractor or the main contractor will agree with the
subcontractor on responsibilities for creating the construction logbook for the
work that the subcontractor performs on their part.
2. The investor agrees with the
construction contractor on the form and contents of the construction logbook
prior to commencement.
3. The logbook must contain the
following main information:
a) Latest developments of
construction conditions (e.g. temperature, weather and other related
information); the number of workers and equipment marshaled by the construction
contractor to make available at the construction site; construction activities
that are tested and inspected at the construction site on a daily basis;
b) Detailed description of
incidents, breakdowns, failures, workplace accidents, other issues and
corrective or remedial measures or actions during the construction period (if
any);
c) Recommendations made by the
construction contractor or the construction supervisor or superintendent (if
any);
d) Opinions and feedbacks on
solving and addressing issues arising during the construction period that are
received from stakeholders.
4. In case where the investor and
the contractor engaged in construction activities issue a written document to
solve technical problems at the construction site, these documents must be kept
together with the construction logbook.
APPENDIX IIB
AS-BUILT
DRAWING
(to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
1. Formulation of as-built drawing:
a) In case where the actual
dimensions or parameters of a construction work do not exceed the permissible
errors of the design dimensions or parameters, a construction drawing may be
photocopied, signed and sealed by stakeholders as an as-built drawing. If the
actual dimensions or parameters change compared to the design dimensions or
parameters referred to in the approved construction drawing, the construction
contractor may write the values of the actual dimensions or parameters in
brackets next to or underneath the pre-existing values in this drawing sheet;
b) Where necessary, the
construction contractor may make a new as-built drawing with a frame of
“as-built drawing” title similar to the sample seal of as-built drawing specified
in this Appendix;
c) The hidden parts of a
construction work must be shown in the as-built drawing or measured to
determine their actual dimensions or parameters before further activities may
proceed;
d) As a consortium contractor, each
consortium member must be responsible for making the as-built drawing of the
work that they perform on their part, not authorizing any other consortium
member to do so on their behalf.
2. As-built drawing seal samples:
Sample No.1:
CONSTRUCTION
CONTRACTOR’S NAME
|
AS-BUILT
DRAWING
day…
moth… year…
|
Made
by
(Write
full name, title and sign)
|
Construction
foreman or project director
(Write
full name and sign)
|
Chief
supervision consultant
(Write
full name, title and sign)
|
Annotation: Do
not apply under general construction contracts. Seal size changes depending on
font sizes.
Sample No.2:
CONSTRUCTION
CONTRACTOR’S NAME
|
AS-BUILT
DRAWING
day…
moth… year…
|
Made
by
(Write
full name, title and sign)
|
Construction
foreman or project director of subcontractor
(Write
full name and sign)
|
Construction
foreman or project director of general contractor
(Write
full name and sign)
|
Chief
supervision consultant
(Write
full name, title and sign)
|
Annotation: Apply
under general construction contracts. Seal size changes depending on font
sizes.
APPENDIX III
GENERAL
SAFETY PLAN
(to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
1. Occupational safety management
policies
(Fundamental rules for occupational
safety management; legislative regulations; developing, disseminating and
implementing the plan).
2. Diagram of organization of the
occupational safety management department; responsibilities of concerned
organizations and individuals.
3. Occupational safety training
regulations
(Providing training for persons
in charge of occupational safety, persons tasked with occupational safety
activities and workers; planning scheduled or unscheduled training
sessions).
4. Regulations on daily, weekly,
monthly or periodic work process with respect to the works subject to specific
occupational safety requirements.
5. Safety requirements for
construction site planning.
(General requirements; traffic
and transportation roads; loading of materials, fuels, components and other
related site planning requirements).
6. Regulations on specific
occupational safety measures at construction sites.
(Measures for prevention of
accidents related to falls; measures for prevention of accidents related to
flying objects and falling objects; measures for prevention of accidents
related to structural collapses; measures for prevention of accidents related
to machinery and equipment used in construction activities; measures for
prevention of accidents related to electricity, welding; measures for
prevention of accidents related to construction on and under the water;
measures for prevention of accidents related to construction of underground
works; measures for prevention of accidents related to fire and explosion;
measures for prevention of accidents affecting communities and neighboring
works; traffic accident prevention measures and other related occupational
accident prevention measures).
7. Regulations on provision,
management and use of personal safety equipment
(Protective helmets; safety
belts, coats; eye, ear, face, hand, and foot protection equipment; life
jackets; respirators, air-purifying respirators; first aid boxes and other
related tools and equipment).
8. Occupational health and
environment management
(Occupational health, sanitation
management, workplace environment monitoring systems and other systems related
to occupational health and workplace environment management).
9. Emergency response regulations
(Communication networks,
relevant procedures for response to emergencies).
10. Procedures for regular and
irregular tracking and reporting of occupational safety management activities
(Tracking and reporting on the
implementation of the general plan on occupational safety; reporting on
occupational accidents and incidents causing unsafety at workplace during the
construction process; sharing information about accidents and incidents with
the aim of raising awareness amongst employees).
11. Appendices, forms, templates
and images attached thereto.
APPENDIX IV
REPORT
ON CONSTRUCTION SUPERVISION ACTIVITIES
(to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
Appendix IVa. Periodic report on
construction supervision activities.
Appendix IVb. Report on completion
of construction supervision of the construction package, phase, construction
work.
APPENDIX IVA
(to
the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
…(1)…
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
|
No.:
……./……
|
……,
day……month……year……
|
PERIODIC
REPORT ON CONSTRUCTION SUPERVISION OF CONSTRUCTION WORK/CONSTITUENT
To:
………(2)…….
……(1).... is reporting on the
construction supervision of construction work/constituent ....(3).... from (dd/mm/yyyy)……to
(dd/mm/yyyy)……. as follows:
1. Evaluating the comparability of
the scale and function of the construction project with the construction permit
(for construction works requiring construction permits), approved construction
design, technical instructions, construction measures, safety measures and
technical regulations and standards applicable to the construction project.
2. Evaluating the comparability of
the construction contractor's capacity with their bid and the construction
contract:
a) Construction unit’s name;
b) Evaluating the conformity of the
capability of the contractor’s construction foreman and project director,
construction engineering chief to the construction contract and legislative
regulations;
c) Making the statistics and assessment
of the conformity of construction machinery and equipment arising within the
reporting period to the construction contract.
3. Evaluating the volume and
progress of the work completed during the reporting period, construction work
and labor safety during the construction period:
a) Construction quantities
completed within the reporting period. Volume of work that have already been
tested. Comparing the current construction progress with the general
construction schedule and describing causes of delay (if any);
b) Comparing the construction
organization with the approved construction approach. Describing any change in
the construction approach (if any);
c) Evaluating implementation of the
approved safety plan.
4. Making a statistics of tests
conducted in the reporting period, including the number of results of each
test. Evaluating the quality control of testing and inspection of building
materials, products, components and built-in equipment according to the
approved testing plan.
5. Making a statistics of
construction work already undergoing testing and commissioning within the
reporting period, staged testing or commissioning activities (if any).
6. Making a statistics of design
changes at the construction site during the reporting period.
7. Making a statistics of quality
issues and defects, incidents (4) arising within the reporting period (if any);
quality problems, issues and defects that are already remedied during the
reporting period. Evaluating causes, methods and results of
remedy according to regulations.
8. Recommendations concerning
construction duration, personnel, design and other engineering matters.
|
CHIEF
SUPERVISOR
(Signature
and full name)
|
Annotation:
(1) Construction supervision unit’s
name.
(2) Project owner’s name.
(3) Name of the construction
work/constituent.
(4) Where any incident occurs
within the reporting period, the dossier stating handling of such incident must
be attached to the report in accordance with the regulation......(1).........
APPENDIX IVB
(to
the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
…(1)…
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
|
No.:
……./……
|
……,
day……month……year……
|
REPORT
ON COMPLETION OF CONSTRUCTION SUPERVISION OF CONSTRUCTION PACKAGE/ PHASE/
CONSTITUENT/CONSTRUCTION PROJECT
To:
……….(2)……….
……(1).... is sending a report on
construction supervision activities for....(3).... as follows:
1. Project scale:
a) Describing the project’s scale
and functions: main specifications, major functions of parts or constituents;
b) Evaluating the comparability of
the scale and function of the construction project with the construction permit
(for construction works requiring construction permits), approved construction
design, technical instructions, construction measures, safety measures and
technical regulations and standards applicable to the construction project.
2. Evaluating the comparability of
the construction contractor's capacity with their bid and the construction
contract.
3. Evaluating the volume and
progress of the completed work, the performance of construction organization
and occupational safety activities during the construction period.
4. Evaluating the testing and
inspection of building materials, products, components and built-in equipment
according to the approved testing plan.
5. Evaluating the organization work
and results of the inspection, monitoring and control test (if any).
6. Evaluating the testing and
commissioning of construction works, staged testing or commissioning activities
(if any).
7. Describing changes in design and
inspection and approval of the revised design during the construction period
(if any).
8. Describing quality issues, defects,
incidents occurring during the construction period (if any) and evaluating
causes, methods and results of remedial action in accordance with regulations.
9. Evaluating the conformance
quality management dossier to regulations.
10. Evaluating compliance with
legislative regulations on environment, laws on fire prevention and fighting,
and other relevant provisions of laws (if any).
11. Evaluating conformance of
operation and maintenance procedures to regulations.
12. Evaluating requirements concerning
testing or commissioning after completion of the construction package, phase,
construction work.
CHIEF
SUPERVISOR
(Signature
and full name)
|
LEGAL
REPRESENTATIVE OF
…..(1)….
(Signature,
full name, title and seal)
|
Annotation:
(1) Construction supervision unit’s
name.
(2) Project owner’s name.
(3) Name of the construction
package/phase/constituent/project.
APPENDIX V
(to
the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
…(1)…
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
|
No.:
……./……
|
……,
day……month……year……
|
NOTICE
OF COMMENCEMENT OF CONSTRUCTION WORK OR CONSTITUENT
To:
|
…………..(2)…………
…………..(3)…………
|
……(1)…… is reporting on the
commencement of the construction work as follows:
1. Name of the construction
work:…………of the project………….
2. Construction site:
……………………………………………………………………………..
3. Project owner’s name and
address: …………………………………………………………………
4. Name and phone number of the
person directly in charge of the construction work/constituent: ……………………………..
5. Scale of the construction work
(describing its scale, main technical specifications and functions).
6. List of main contractors and sub-contractors
(if any): (general contractor, main contractors for construction survey,
construction design, construction, supervision of construction and project
management).
7. Construction commencement date
and proposed completion date.
Recipients:
-
As stated above;
-
Deposited with…;
-
Attached documents (4)
|
PROJECT
OWNER’S LEGAL REPRESENTATIVE
(Signature,
full name, title and seal of the legal entity)
|
Annotation:
(1) Project owner’s name.
(2) Name of the construction regulatory
authority at the locality where the construction site is located.
(3) Name of the construction
authority inspecting the testing and commissioning of the construction work as
prescribed in Clause 2, Article 24 of this Decree if the work is subject to the
testing or commissioning requirement as prescribed in Clause 1 of Article 24 in
this Decree.
(4) According to Points b, e, h and
i, Clause 2, Article 89 of Law No. 50/2014/QH13, which is amended and
supplemented in Clause 30, Article 1 of Law No. 62/2020/QH14, design documents
must be enclosed; According to Point g, Clause 2, Article 89 of Law No.
50/2014/QH13, which is amended and supplemented in Clause 30, Article 1 of Law
No. 62/2020/QH14, the followings must be enclosed: design documentation, other
documents and records giving evidence of conformance to construction licensing
requirements.
APPENDIX VI
APPLICATION
PACKAGE FOR INSPECTION OF TESTING AND COMMISSIONING AFTER COMPLETION OF
CONSTRUCTION WORK OR CONSTITUENT
(to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
Appendix Via. Report on completion
of the construction work
Appendix VIb. List of project
completion documents
APPENDIX VIA
REPORT
ON COMPLETION OF CONSTRUCTION WORK OR CONSTITUENT
(to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
…….(1)…….
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
|
No.:
…….……
|
……,
day……month……year……
|
REPORT
ON COMPLETION OF CONSTRUCTION WORK OR CONSTITUENT
To: ………………….(2)…………………………….
……..(1)………… is filing the report on
results of testing and commissioning after completion of the construction work,
including:
1. Name of the construction
work:…..(3)…… of the project………….
2. Construction site:
……………………………………………………………………..
3. Name and phone number of the
person directly in charge of the construction work/constituent: ……………………….
4. Size of the construction work:
(summarizing main technical specifications).
5. List of contractors (general
contractor, main contractors for construction survey, construction design,
construction and supervision of construction).
6. Construction commencement date
and proposed completion date.
7. Quantity of main construction
activities that have already been carried out.
8. Comparing quality of the
construction work to that required in the design.
9. Reporting on conditions for
bringing the construction work into operation or in use.
10. Attaching the list of documents
about completion of the construction work.
The project owner undertakes to
organize the construction work to ensure conformity with the evaluated and
approved design documentation and the construction permit (or exemption clauses
according to the provisions of law); gathers all required documents on
completion of construction and organizes the testing and commissioning of the
construction work in accordance with the provisions of law. It is requested
that ....(2).... conducts the inspection of testing and commissioning of the
construction work.
Recipients:
-
As stated above;
-
Deposited with…;
|
PROJECT
OWNER’S LEGAL REPRESENTATIVE
(Signature,
full name, title and seal of the legal entity)
|
Annotation:
(1) Project owner’s name.
(2) Construction authority that
inspects the project owner’s testing and commissioning under its jurisdiction
as provided in clause 2 of Article 24 in this Decree.
(3) Name of the construction work
or part of the construction work required when needing the inspection of the
partial testing.
APPENDIX VIB
LIST
OF PROJECT COMPLETION DOCUMENTS
(to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
I. INVESTMENT PREPARATION
DOCUMENTS AND CONTRACTS
1. Investment policy decision and
investment pre-feasibility study report (if any).
2. Decision of approval of
investment project and investment pre-feasibility study report or investment
economic-technical report.
3. Design objectives, written
evaluation and consultation documents of agencies involved in the appraisal of
construction investment projects and initial designs.
4. Compensation plan for land
acquisition, site clearance and construction of resettlement areas (if any).
5. Written regulatory documents
issued by state organizations (if any) regarding: planning agreement, agreement
or approval of use or connection to engineering works outside perimeter fences;
assessment of environmental impacts, traffic safety or safety for adjacent
works and other relevant ones.
6. Land assignment or lease
decision of competent authority, or land lease contract required in case of not
being assigned land.
7. Construction permit, except as
being exempted from the construction permit submission requirement.
8. Decision on appointment of
contractor, approval of results of selection of contractors, and construction
contract between the investor and contractors.
9. Documents evidencing
contractors’ conformance to legally prescribed competency requirements.
10. Other relevant documents and
records available at the investment preparation stage.
II. CONSTRUCTION SURVEY OR DESIGN
DOCUMENTS
1. Survey objectives, technical
plans for construction survey, construction survey report.
2. Written notice of approval for
the testing of construction survey results.
3. Results of construction design
examination and assessment; decision on approval of construction design
enclosed in the approved construction design documentation (including the list
of drawings attached); technical instructions.
4. Written notice of approval for
the testing of construction design.
5. Other relevant documents and
records available at the construction survey and design stage.
III. CONSTRUCTION QUALITY
MANAGEMENT DOCUMENTS
1. List of design changes made
during the construction process and written documents on appraisal and approval
by competent authorities.
2. As-built drawing (enclosing the
list of drawings).
3. Construction quality inspection
and control plans and approaches.
4. Documents evidencing origin of
goods, labels of goods, documents on announcement of standards applicable to
products and goods; certification of regulatory conformance, announcement of
regulatory conformance, notification of receipt of documents on announcement of
regulatory conformance by specialized agencies; certification of standard
conformity (if any) in accordance with the Law on Product and Commodity
Quality.
5. Results of observations (if
any), surveys or experiments conducted during the construction period.
6. Reports on the pre-commissioning
tests of construction works, construction constituents or at specific
construction stages (if any) during the construction period.
7. Results of controlled
experiments, construction quality inspections and tests on the bearing capacity
of building structures (if any).
8. Documents on management of
quality of equipment installed in construction projects.
9. Procedures for operation and use
of construction works (if any); construction maintenance procedures.
10. Written agreement, arrangement
or endorsement issued by regulatory bodies (if any) regarding:
a) Migration of population living in
reservoir areas, and survey of historical and cultural sites;
b) Fire safety;
c) Environmental safety;
d) Occupational safety, safety for
operation of construction equipment and technological devices;
dd) Implementation of construction
permits (if construction permits are required);
e) Permission for connection to
engineering and other relevant facilities;
g) Written documents of specialized
construction and urban development authorities on the completion of the
project's relevant technical infrastructure works according to the construction
plans stated in the appraised and approved feasibility study reports;
h) Other documents prescribed by
relevant laws.
11. Documents on handling
construction incidents (if any).
12. Appendices on issues that need
to be addressed and corrected (if any) after the construction work is put to
use.
13. Report on test of completion of
the construction work.
14. Written notices of the
competent authorities prescribed in clause 2 of Article 24 herein (if any).
15. Relevant documents and records
in the course of checking the pre-commissioning tests specified in Article 24
of this Decree (if any).
16. Other relevant documents and
records existing at the construction and construction testing design stage.
Annotation:
When submitting the application for
the inspection of completion of the construction work as prescribed at Point a,
Clause 6, Article 24 of this Decree, the investor only sends a checklist of
documents stated in this Appendix, except for those specified in Clauses 13,
14, 15 of this Appendix.
APPENDIX VII
(to
the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
…….(1)…..…
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
|
No.:
…….……
|
……,
day……month……year……
|
NOTICE
RESULTS
OF INSPECTION OF TESTING AND COMMISSIONING AFTER COMPLETION OF CONSTRUCTION
WORK OR CONSTITUENT
To:
………….(2)…….......
Pursuant to the Government’s Decree
No. .../2021/ND-CP dated January…, 2021 on management of quality, construction
and maintenance of construction projects;
Pursuant to the construction permit
(4);
Pursuant to the design
documentation verified at the document No……..;
Pursuant to the report on
completion of construction of the project’s owner No….dated…;
Pursuant to the report on response
to issues of the project’s owner No….dated… (if any);
Pursuant to the written document
stating approval of testing and commissioning of fire safety system No. (if
any);
Pursuant to the written
certification of completion of environmental protection work No. (if any);
Pursuant to relevant documents
prescribed by specialized laws (if any);
Pursuant to results of inspection
of the construction work dated……….,
…………(1)...... agrees the results of
testing and commissioning by ……….(2)……….. to bring the following construction
work/constituent into operation:
1. General information:
a) Name of the construction
work/constituent: ....(3)....
b) Construction site: …………………..
c) Type and class of the
construction work
d) Description of main
specifications.
2. Requirements of the project
owner
- Archiving construction
documentation as prescribed.
- Managing and operating the construction
project according to its approved designed usability.
- Other requirements (if any).
Recipients:
-
As stated above;
-
Deposited with ...
|
LEADER
OF THE AUTHORIZED ENTITY/PERSON
(Signature,
full name, title and seal of the legal entity)
|
Annotation:
(1) Name of the construction
authority that inspects the project owner’s testing and commissioning under its
jurisdiction as provided in clause 2 of Article 24 in this Decree.
(2) Project owner’s name.
(3) Clearly stating the construction
work/constituent and scope of testing and commissioning activities.
(4) Exemption from the construction
permit: Clarifying grounds for exemption in accordance with laws.
APPENDIX VIII
LIST
OF LARGE CONSTRUCTION PROJECTS USING COMPLICATED TECHNIQUES
(to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
No.
|
Type
of construction works
|
Classification
criteria
|
Scale
|
1
|
Airport
|
Passenger
throughput (million/year)
|
≥
20
|
2
|
Express motorway
|
Design
speed (km/h)
|
≥
100
|
3
|
Bridge
|
Longest
span (m)
|
≥
150
|
4
|
Traffic tunnel
|
Length
(m)
|
≥
1,500
|
5
|
Express railway, high-speed
railway, urban railway
|
Significance
|
On
every scale
|
6
|
Seaport
|
Deadweight
tonnage (DWT)
|
≥
100,000
|
7
|
Oil refinery, petrochemical,
petrochemical refinery
|
Total
capacity (million tonnes/year)
|
≥
2
|
8
|
Hydropower project
|
Total
capacity (MW)
|
≥
200
|
9
|
Thermal power project
|
Total
capacity (MW)
|
≥
1,000
|
10
|
Reservoir
|
Retention
capacity corresponding to the normal water level rise (million m3)
|
>
1,000
|
11
|
Other large construction projects
using complicated techniques approved by the Prime Minister on an annual
basis.
|
APPENDIX IX
LIST
OF PAPERWORK FOR MANAGEMENT, OPERATION AND MAINTENANCE OF CONSTRUCTION PROJECTS
(to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021)
1. Decision on approval of
investment project and investment pre-feasibility study report or investment economic-technical
report.
2. Construction survey report.
3. The construction drawing that
has been certified by the project owner (enclosing the list of drawings) and
design changes occurring during the construction process.
4. As-built drawing (enclosing the
list of drawings).
5. Results of construction quality
monitoring and inspection, structural bearing capacity testing (if any) during
the construction process, list of equipment, spare parts, supplies reserved for
use as substitutes and other relevant documents.
6. Dossier on management of quality
of built-in equipment.
7. Procedures for operation and use
of construction works (if any); construction maintenance procedures.
8. Dossier on response to
construction incidents (if any).
9. Report on testing and
commissioning of completion of the owner’s construction work put to use.
Appendices of issues to be dealt with or remedied (if any).
10. Notice of approval of results
of testing and commissioning after completion of the construction work from a
construction authority (if any).
------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, Ho Chi Minh City, Vietnam and
for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed
Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
1.988.969
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 ... Điều 7 như sau:
“4. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay, tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; thực hiện các trách nhiệm khác được chủ đầu tư giao theo quy định của hợp đồng. Xem nội dung VBĐiều 7. Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
...
4. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; thực hiện các trách nhiệm khác được chủ đầu tư giao theo quy định của hợp đồng xây dựng. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau:
“2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.”. Xem nội dung VBĐiều 17. Quản lý khối lượng thi công xây dựng
...
2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 19 như sau:
“a) Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện các nội dung giám sát thi công xây dựng thuộc trách nhiệm giám sát của tổng thầu theo quy định của hợp đồng đối với phần việc do mình và do nhà thầu phụ (nếu có) thực hiện. Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện các nội dung này;”. Xem nội dung VBĐiều 19. Giám sát thi công xây dựng công trình
...
3. Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng được quy định như sau:
a) Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phải được quy định trong hợp đồng xây dựng giữa tổng thầu với chủ đầu tư; Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 21 như sau:
“6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu EPC:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu EPC (nếu có).”. Xem nội dung VBĐiều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng
...
6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có). Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 5 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 23 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau:
“d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và quy định của pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;”. Xem nội dung VBĐiều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
...
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan. Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 5 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 6 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 24 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b ... khoản 2 như sau:
“b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình cấp đặc biệt, công trình cấp I, công trình nằm trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên; trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b1 khoản này và công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; Xem nội dung VBĐiều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
2. Thẩm quyền kiểm tra:
...
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này; Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 6 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 6 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 24 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau:
“b) Kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình.”. Xem nội dung VBĐiều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
4. Nội dung kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
...
b) Kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng. Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 6 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 27 như sau:
“2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, công trình, từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị khai thác, sử dụng. Trường hợp bàn giao công trình, hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, trước khi bàn giao phải hoàn thành xây dựng các công trình thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác (nếu có) trong dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án hoặc dự án thành phần đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định.”. Xem nội dung VBĐiều 27. Bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng
...
2. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định có thể được bàn giao đưa vào khai thác theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị khai thác, sử dụng. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 ... Điều 53 như sau:
“3. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3a Điều này. Xem nội dung VBĐiều 53. Xử lý chuyển tiếp
...
3. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Nghị định này. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Phụ lục này bị thay thế bởi Khoản 9 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
9. Thay thế Phụ lục VII tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.
...
PHỤ LỤC V THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG TÁC NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPHỤ LỤC VII THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG TÁC NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này bị thay thế bởi Khoản 9 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
1. ... bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 7 như sau:
...
4a. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng thầu EPC), việc phân định trách nhiệm giữa các chủ thể được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư và tổng thầu EPC có thể thỏa thuận và quy định trong hợp đồng về việc giao tổng thầu EPC thực hiện một hoặc một số hoặc các nội dung giám sát thi công xây dựng công trình thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại các điểm b, c , d, đ, e, g, h, i và m khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
b) Tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, chịu trách nhiệm đối với phần việc do tổng thầu và nhà thầu phụ (nếu có) đảm nhận; thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của hợp đồng với chủ đầu tư.”. Xem nội dung VBĐiều 7. Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
1. Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm:
a) Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có);
b) Nhà thầu thi công xây dựng;
c) Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác.
2. Các nhà thầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật, trước chủ đầu tư và trước nhà thầu chính trong trường hợp là nhà thầu phụ. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
3. Trường hợp áp dụng hình thức liên danh các nhà thầu, các nhà thầu trong liên danh chịu trách nhiệm về chất lượng đối với công việc do mình thực hiện được phân định trong văn bản thỏa thuận liên danh; văn bản này phải xác định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh và xác định rõ phạm vi, khối lượng công việc thực hiện của từng thành viên trong liên danh; các nội dung này phải được quy định trong hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
4. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; thực hiện các trách nhiệm khác được chủ đầu tư giao theo quy định của hợp đồng xây dựng.
5. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình; tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này; tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình, công trình xây dựng; tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật. Việc nghiệm thu của chủ đầu tư không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu tham gia xây dựng công trình đối với phần công việc do nhà thầu thực hiện.
6. Trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực:
a) Chủ đầu tư được ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án thực hiện một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý thi công xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này và phải được thể hiện bằng văn bản. Chủ đầu tư phải chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc đã ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án thực hiện;
b) Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các công việc được ủy quyền hoặc được giao nêu tại điểm a khoản này.
7. Trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:
a) Chủ đầu tư được quyền giao nhà thầu này thực hiện một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý xây dựng công trình thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa các nhà thầu tham gia xây dựng công trình và với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án;
b) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về những công việc được giao theo quy định của hợp đồng và pháp luật có liên quan.
8. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, chủ đầu tư có trách nhiệm: kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung quản lý xây dựng công trình đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng; tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng, tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
9. Đối với dự án PPP:
a) Doanh nghiệp dự án PPP thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định này;
b) Cơ quan ký kết hợp đồng theo quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 8 Điều 19 Nghị định này. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trực thuộc làm cơ quan ký kết hợp đồng thì cơ quan có thẩm quyền phải chỉ đạo, kiểm tra, chịu trách nhiệm về các nội dung công việc do cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện; cơ quan ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền và pháp luật về việc thực hiện các nội dung công việc được ủy quyền.
10. Quyền, nghĩa vụ và việc phân định trách nhiệm của các chủ thể quy định tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật. Phân định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quản lý và thi công xây dựng công trình trong BQP được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 3. Phân định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quản lý và thi công xây dựng công trình
Phân định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quản lý và thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 7 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP trong Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
1. Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm:
a) Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có);
b) Nhà thầu thi công xây dựng;
c) Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Các nhà thầu tư vấn gồm: Khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn xây dựng khác.
2. Chủ đầu tư có đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8 Điều 7 và Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy định tại Chương II Thông tư này.
3. Các nhà thầu quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này khi tham gia hoạt động xây dựng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng; đồng thời, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 7 và các Điều 12, 13, 19, 20 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
4. Quyền hạn, nghĩa vụ và việc phân định trách nhiệm của các chủ thể quy định tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện cụ thể trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật có liên quan. Xem nội dung VBĐiều 7. Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
1. Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm:
a) Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có);
b) Nhà thầu thi công xây dựng;
c) Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác.
2. Các nhà thầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật, trước chủ đầu tư và trước nhà thầu chính trong trường hợp là nhà thầu phụ. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
3. Trường hợp áp dụng hình thức liên danh các nhà thầu, các nhà thầu trong liên danh chịu trách nhiệm về chất lượng đối với công việc do mình thực hiện được phân định trong văn bản thỏa thuận liên danh; văn bản này phải xác định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh và xác định rõ phạm vi, khối lượng công việc thực hiện của từng thành viên trong liên danh; các nội dung này phải được quy định trong hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
4. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; thực hiện các trách nhiệm khác được chủ đầu tư giao theo quy định của hợp đồng xây dựng.
5. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình; tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này; tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình, công trình xây dựng; tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật. Việc nghiệm thu của chủ đầu tư không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu tham gia xây dựng công trình đối với phần công việc do nhà thầu thực hiện.
6. Trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực:
a) Chủ đầu tư được ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án thực hiện một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý thi công xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này và phải được thể hiện bằng văn bản. Chủ đầu tư phải chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc đã ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án thực hiện;
b) Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các công việc được ủy quyền hoặc được giao nêu tại điểm a khoản này.
7. Trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:
a) Chủ đầu tư được quyền giao nhà thầu này thực hiện một hoặc một số công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý xây dựng công trình thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa các nhà thầu tham gia xây dựng công trình và với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án;
b) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về những công việc được giao theo quy định của hợp đồng và pháp luật có liên quan.
8. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, chủ đầu tư có trách nhiệm: kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung quản lý xây dựng công trình đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng; tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng, tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
9. Đối với dự án PPP:
a) Doanh nghiệp dự án PPP thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định này;
b) Cơ quan ký kết hợp đồng theo quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 8 Điều 19 Nghị định này. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trực thuộc làm cơ quan ký kết hợp đồng thì cơ quan có thẩm quyền phải chỉ đạo, kiểm tra, chịu trách nhiệm về các nội dung công việc do cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện; cơ quan ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền và pháp luật về việc thực hiện các nội dung công việc được ủy quyền.
10. Quyền, nghĩa vụ và việc phân định trách nhiệm của các chủ thể quy định tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật. Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Phân định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quản lý và thi công xây dựng công trình trong BQP được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Khoản này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 5 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 23 như sau:
...
b) Bổ sung điểm c, điểm d khoản 3 như sau:
“c) Đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, chủ đầu tư phải hoàn thành việc xây dựng các công trình thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác (nếu có) trong dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án hoặc dự án thành phần đã được thẩm định, phê duyệt;
d) Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc đã thực hiện đăng ký môi trường đối với trường hợp thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường và thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành khác có liên quan (nếu có).”. Xem nội dung VBĐiều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
...
3. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình. Khoản này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 5 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Khoản này được bổ sung bởi Điểm a Khoản 6 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 24 như sau:
a) ... bổ sung điểm b1 vào sau điểm b khoản 2 như sau:
...
b1) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra công trình thuộc dự án được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư, trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;”. Xem nội dung VBĐiều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình. Khoản này được bổ sung bởi Điểm a Khoản 6 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều này được bổ sung bởi Khoản 8 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
...
8. ... bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 53 như sau:
...
3a. Công trình xây dựng đã khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại đồng thời Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định này và thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu xác định theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP là cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp thì thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.”. Xem nội dung VBĐiều 53. Xử lý chuyển tiếp
1. Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì loại và cấp của công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm quyết định đầu tư.
2. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng nhưng không thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định này thì không tiếp tục thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của Nghị định này và báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để theo dõi.
3. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Nghị định này.
4. Tiếp tục thực hiện các quy định về phân cấp công trình xây dựng theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực đến khi quy định về phân cấp công trình hướng dẫn Luật số 62/2020/QH14 và Nghị định này được ban hành và có hiệu lực. Điều này được bổ sung bởi Khoản 8 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023 Khoản này được hướng dẫn bởi Thông tư 06/2021/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng cấp công trình xây dựng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Xây dựng năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP .
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Nguyên tắc xác định cấp công trình
1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:
a) Mức độ quan trọng, quy mô công suất: Áp dụng cho từng công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại công trình quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Quy mô kết cấu: Áp dụng cho từng công trình độc lập thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại kết cấu quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
2. Cấp công trình của một công trình độc lập là cấp cao nhất được xác định theo Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này. Trường hợp công trình độc lập không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và ngược lại.
3. Cấp công trình của một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục được xác định như sau:
a) Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục có quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo Phụ lục I Thông tư này;
b) Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo cấp của công trình chính (thuộc tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ) có cấp cao nhất. Cấp của công trình chính xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cấp công trình của công trình hiện hữu được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp xác định như sau:
a) Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều này thì cấp công trình của công trình sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được xác định theo quy định tại Điều này;
b) Trường hợp khác với quy định tại điểm a khoản này thì cấp công trình của công trình trước và sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp không thay đổi.
Điều 3. Áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng
1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau:
a) Xác định thẩm quyền khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ; thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình;
b) Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
c) Xác định công trình được miễn giấy phép xây dựng;
d) Xác định công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc;
đ) Xác định công trình có yêu cầu phải lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng;
e) Xác định công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
g) Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
h) Xác định công trình phải thực hiện đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
i) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;
k) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
l) Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình;
m) Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì;
n) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
2. Áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này như sau:
a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng chỉ có một công trình chính độc lập: Áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
b) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình chính độc lập hoặc được xây dựng theo tuyến (gồm nhiều công trình bố trí liên tiếp nhau thành tuyến): Áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất xác định được theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
c) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có tổ hợp các công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính gồm nhiều hạng mục: Áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này;
d) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều tổ hợp các công trình chính, nhiều dây chuyền công nghệ chính hoặc hỗn hợp: Áp dụng cấp của tổ hợp các công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính có cấp cao nhất xác định được theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này.
3. Nguyên tắc áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định từ điểm b đến điểm n khoản 1 Điều này như sau:
a) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một công trình độc lập thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với công trình đó;
b) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một số công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với từng công trình được xét;
c) Trường hợp phạm vi thực hiện cho toàn bộ một tổ hợp các công trình hoặc toàn bộ một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thì áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản này;
d) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một công trình, một số công trình hoặc toàn bộ các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với từng công trình thuộc tuyến.
Điều 4. Quy định về chuyển tiếp
1. Cấp công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Trường hợp công trình có điều chỉnh thiết kế xây dựng sau ngày Thông tư này có hiệu lực:
a) Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng không làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này thì cấp của công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021 và thay thế các Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và Thông tư số 07/2019/TT-BXD ngày 07 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD .
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.
...
PHỤ LỤC I PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG HOẶC QUY MÔ CÔNG SUẤT
...
PHỤ LỤC II PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO QUY MÔ KẾT CẤU
...
PHỤ LỤC III VÍ DỤ XÁC ĐỊNH CẤP CÔNG TRÌNH Xem nội dung VBĐiều 3. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
...
2. Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật số 50/2014/QH13) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14) được sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định về cấp công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Khoản này được hướng dẫn bởi Thông tư 06/2021/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021 Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 2. Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng
1. Công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Điều 4, khoản 7 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP).
2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ thiết kế, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, chỉ dẫn kỹ thuật và quy định của hợp đồng xây dựng để lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm. Nội dung chủ yếu của kế hoạch tổ chức thí nghiệm bao gồm: đối tượng thí nghiệm (vật liệu, cấu kiện, kết cấu công trình, thiết bị công trình), các phép thử tương ứng và thời điểm thí nghiệm dự kiến; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được sử dụng. Nhà thầu thi công xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xây dựng cung cấp thông tin, tài liệu và làm rõ các nội dung liên quan trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, chấp thuận kế hoạch tổ chức thí nghiệm do nhà thầu thi công xây dựng trình. Công tác thí nghiệm phải được thực hiện theo đúng kế hoạch tổ chức thí nghiệm đã được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch tổ chức thí nghiệm thì phải được chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện. Xem nội dung VBĐiều 13. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
...
7. Tổ chức thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của nhà thầu hoặc do nhà thầu thuê theo quy định của hợp đồng xây dựng phải đủ điều kiện năng lực để thực hiện công tác thí nghiệm và phải trực tiếp thực hiện công tác này để đảm bảo kết quả thí nghiệm đánh giá đúng chất lượng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được sử dụng cho công trình. Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 2. Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng
1. Công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Điều 4, khoản 7 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP).
2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ thiết kế, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, chỉ dẫn kỹ thuật và quy định của hợp đồng xây dựng để lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm. Nội dung chủ yếu của kế hoạch tổ chức thí nghiệm bao gồm: đối tượng thí nghiệm (vật liệu, cấu kiện, kết cấu công trình, thiết bị công trình), các phép thử tương ứng và thời điểm thí nghiệm dự kiến; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được sử dụng. Nhà thầu thi công xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xây dựng cung cấp thông tin, tài liệu và làm rõ các nội dung liên quan trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, chấp thuận kế hoạch tổ chức thí nghiệm do nhà thầu thi công xây dựng trình. Công tác thí nghiệm phải được thực hiện theo đúng kế hoạch tổ chức thí nghiệm đã được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch tổ chức thí nghiệm thì phải được chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện. Xem nội dung VBĐiều 4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình
1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình là các hoạt động đo lường được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng để xác định thông số kỹ thuật và vị trí của vật liệu, cấu kiện, bộ phận công trình, phục vụ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có năng lực theo quy định của pháp luật.
3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình có trách nhiệm cung cấp số liệu một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với các số liệu mà mình cung cấp.
4. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan. Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 3. Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng
1. Việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 4, khoản 10 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công đã được chấp thuận;
b) Khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.
2. Đề cương quan trắc do nhà thầu lặp, trình chủ đầu tư chấp thuận phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: đối tượng, phạm vi, thông số, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, thiết bị quan trắc; quy trình thực hiện quan trắc; phương pháp phân tích, xử lý số liệu quan trắc; đánh giá, kết luận kết quả quan trắc; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc, tổng hợp kết quả quan trắc đối với từng chu kỳ theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Trường hợp kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn chịu lực của công trình thì nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng để có ý kiến đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
4. Trường hợp kết quả quan trắc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện có dấu hiệu không trung thực hoặc không đảm bảo độ tin cậy thì chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện một số nội dung quan trắc cần thiết nhằm đánh giá lại kết quả quan trắc. Nếu kết quả quan trắc độc lập chứng minh được sai sót hoặc vi phạm của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu này phải kịp thời xử lý, khắc phục và chi trả chi phí phát sinh cho công tác quan trắc độc lập.
5. Trường hợp công trình gồm nhiều gói thầu hoặc do nhiều nhà thầu thi công xây dựng thực hiện, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng có thể thỏa thuận để một nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc chung hoặc có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện công tác quan trắc công trình. Xem nội dung VBĐiều 4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình
1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình là các hoạt động đo lường được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng để xác định thông số kỹ thuật và vị trí của vật liệu, cấu kiện, bộ phận công trình, phục vụ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có năng lực theo quy định của pháp luật.
3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình có trách nhiệm cung cấp số liệu một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với các số liệu mà mình cung cấp.
4. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan. Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 2. Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng
1. Công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Điều 4, khoản 7 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP).
2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ thiết kế, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, chỉ dẫn kỹ thuật và quy định của hợp đồng xây dựng để lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm. Nội dung chủ yếu của kế hoạch tổ chức thí nghiệm bao gồm: đối tượng thí nghiệm (vật liệu, cấu kiện, kết cấu công trình, thiết bị công trình), các phép thử tương ứng và thời điểm thí nghiệm dự kiến; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được sử dụng. Nhà thầu thi công xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xây dựng cung cấp thông tin, tài liệu và làm rõ các nội dung liên quan trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, chấp thuận kế hoạch tổ chức thí nghiệm do nhà thầu thi công xây dựng trình. Công tác thí nghiệm phải được thực hiện theo đúng kế hoạch tổ chức thí nghiệm đã được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch tổ chức thí nghiệm thì phải được chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện. Xem nội dung VBĐiều 4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình
1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình là các hoạt động đo lường được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng để xác định thông số kỹ thuật và vị trí của vật liệu, cấu kiện, bộ phận công trình, phục vụ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có năng lực theo quy định của pháp luật.
3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình có trách nhiệm cung cấp số liệu một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với các số liệu mà mình cung cấp.
4. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan. Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 3. Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng
1. Việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 4, khoản 10 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công đã được chấp thuận;
b) Khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.
2. Đề cương quan trắc do nhà thầu lặp, trình chủ đầu tư chấp thuận phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: đối tượng, phạm vi, thông số, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, thiết bị quan trắc; quy trình thực hiện quan trắc; phương pháp phân tích, xử lý số liệu quan trắc; đánh giá, kết luận kết quả quan trắc; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc, tổng hợp kết quả quan trắc đối với từng chu kỳ theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Trường hợp kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn chịu lực của công trình thì nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng để có ý kiến đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
4. Trường hợp kết quả quan trắc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện có dấu hiệu không trung thực hoặc không đảm bảo độ tin cậy thì chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện một số nội dung quan trắc cần thiết nhằm đánh giá lại kết quả quan trắc. Nếu kết quả quan trắc độc lập chứng minh được sai sót hoặc vi phạm của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu này phải kịp thời xử lý, khắc phục và chi trả chi phí phát sinh cho công tác quan trắc độc lập.
5. Trường hợp công trình gồm nhiều gói thầu hoặc do nhiều nhà thầu thi công xây dựng thực hiện, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng có thể thỏa thuận để một nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc chung hoặc có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện công tác quan trắc công trình. Xem nội dung VBĐiều 4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình
1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình là các hoạt động đo lường được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng để xác định thông số kỹ thuật và vị trí của vật liệu, cấu kiện, bộ phận công trình, phục vụ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có năng lực theo quy định của pháp luật.
3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình có trách nhiệm cung cấp số liệu một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với các số liệu mà mình cung cấp.
4. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan. Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 3. Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng
1. Việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 4, khoản 10 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công đã được chấp thuận;
b) Khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.
2. Đề cương quan trắc do nhà thầu lặp, trình chủ đầu tư chấp thuận phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: đối tượng, phạm vi, thông số, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, thiết bị quan trắc; quy trình thực hiện quan trắc; phương pháp phân tích, xử lý số liệu quan trắc; đánh giá, kết luận kết quả quan trắc; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc, tổng hợp kết quả quan trắc đối với từng chu kỳ theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Trường hợp kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn chịu lực của công trình thì nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng để có ý kiến đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
4. Trường hợp kết quả quan trắc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện có dấu hiệu không trung thực hoặc không đảm bảo độ tin cậy thì chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện một số nội dung quan trắc cần thiết nhằm đánh giá lại kết quả quan trắc. Nếu kết quả quan trắc độc lập chứng minh được sai sót hoặc vi phạm của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu này phải kịp thời xử lý, khắc phục và chi trả chi phí phát sinh cho công tác quan trắc độc lập.
5. Trường hợp công trình gồm nhiều gói thầu hoặc do nhiều nhà thầu thi công xây dựng thực hiện, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng có thể thỏa thuận để một nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc chung hoặc có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện công tác quan trắc công trình. Xem nội dung VBĐiều 13. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
...
10. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu. Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Kiểm định xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 5. Kiểm định xây dựng
1. Trình tự thực hiện kiểm định xây dựng:
a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định tại Đỉều 7 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (sau đây gọi là Nghị định số 69/2021/NĐ-CP) tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ kiểm định; lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng đủ điều kiện năng lực và phù hợp với nội dung nhiệm vụ kiểm định để thực hiện;
b) Tổ chức kiểm đinh xây dựng được lựa chọn lập đề cương kiểm định trình cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản này phê duyệt, thực hiện kiểm định theo đề cương đã được phê duyệt và lập báo cáo kết quả kiểm định trình cơ quan nêu trên để được xem xét, nghiệm thu theo quy định.
2. Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:
a) Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung kiểm định;
b) Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;
c) Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thực hiện kiểm định (nếu có);
d) Quy trình, phương pháp thực hiện kiểm định;
đ) Tiến độ thực hiện kiểm định;
e) Dự toán chi phí kiểm định;
g) Các nội dung cần thiết khác.
3. Báo cáo kết quả kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:
a) Căn cứ thực hiện kiểm định;
b) Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định;
c) Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định;
d) Các kết quả thí nghiệm, quan trắc, tính toán, phân tích và đánh giá;
đ) Kết luận về nội dung kiểm định và kiến nghị (nếu có).
4. Trường hợp việc kiểm định được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5, điểm d khoản 5 Điều 33 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu) thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm trình cơ quan yêu cầu xem xét, chấp thuận nội dung đề cương kiểm định trước khi tiến hành phê duyệt. Trong trường hợp này, tổ chức kiểm định phải độc lập với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình và các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình.
5. Trường hợp việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP thì việc ban hành kết luận kiểm định và thông báo cho các chủ sở hữu nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP. Xem nội dung VBĐiều 5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.
3. Nội dung kiểm định xây dựng:
a) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;
b) Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
c) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
4. Chi phí kiểm định xây dựng:
a) Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khối lượng công việc theo hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm định được phê duyệt;
b) Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện kiểm định nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định trong quá trình khai thác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra. Kiểm định xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Giám định xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 6. Giám định xây dựng
1. Trình tự thực hiện giám định xây dựng;
a) Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng (gọi tắt là cơ quan giám định) thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc tổ chức giám định với các nội dung chính, bao gồm: căn cứ thực hiện, đối tượng, thời gian, nội dung giám định;
b) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, tài liệu và các số liệu kỹ thuật có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan giám định;
c) Cơ quan giám định tổ chức thực hiện giám định xây dựng trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và kết quả kiểm định đã thực hiện (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định chỉ định tổ chức kiểm định xây dựng phù hợp thực hiện kiểm định để phục vụ công tác giám định;
d) Cơ quan giám định thông báo kết luận giám định theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này cho các bên có liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung kết luận giám định.
2. Thông báo kết luận giám định bao gồm các nội dung chính sau:
a) Căn cứ thực hiện giám định;
b) Thông tin chung về đối tượng giám định;
c) Nội dung giám định;
d) Trình tự tổ chức thực hiện giám định;
đ) Kết quả giám định;
e) Phân định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có). Xem nội dung VBĐiều 6. Giám định xây dựng
1. Nội dung giám định xây dựng:
a) Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, công trình xây dựng;
b) Giám định nguyên nhân hư hỏng, sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Chương IV Nghị định này;
c) Các nội dung giám định khác.
2. Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định đối với các công trình trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức giám định đối với công trình quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức giám định xây dựng đối với các công trình xây dựng khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này.
3. Chi phí giám định xây dựng bao gồm một số hoặc toàn bộ các chi phí sau:
a) Chi phí thực hiện giám định xây dựng của cơ quan giám định bao gồm công tác phí và các chi phí khắc phục vụ cho công tác giám định;
b) Chi phí thuê chuyên gia tham gia thực hiện giám định xây dựng bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
c) Chi phí thuê tổ chức thực hiện kiểm định phục vụ giám định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với khối lượng công việc của đề cương kiểm định;
d) Chi phí cần thiết khác phục vụ cho việc giám định.
4. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí giám định tương ứng với lỗi do mình gây ra và tổ chức xử lý khắc phục. Giám định xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 15 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 15. Giám định xây dựng
1. Cơ quan có thẩm quyền giám định xây dựng trong Bộ Quốc phòng
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng tổ chức giám định công trình cấp II trở lên; công trình nhóm I đối với công trình trường bắn, thao trường huấn luyện;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị tổ chức giám định các công trình còn lại trong phạm vi quản lý.
2. Nội dung giám định thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Trình tự thực hiện giám định xây dựng và thông báo kết luận giám định thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 10/2021/TT-BXD. Xem nội dung VBĐiều 6. Giám định xây dựng
1. Nội dung giám định xây dựng:
a) Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, công trình xây dựng;
b) Giám định nguyên nhân hư hỏng, sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Chương IV Nghị định này;
c) Các nội dung giám định khác.
2. Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định đối với các công trình trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức giám định đối với công trình quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức giám định xây dựng đối với các công trình xây dựng khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này.
3. Chi phí giám định xây dựng bao gồm một số hoặc toàn bộ các chi phí sau:
a) Chi phí thực hiện giám định xây dựng của cơ quan giám định bao gồm công tác phí và các chi phí khắc phục vụ cho công tác giám định;
b) Chi phí thuê chuyên gia tham gia thực hiện giám định xây dựng bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
c) Chi phí thuê tổ chức thực hiện kiểm định phục vụ giám định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với khối lượng công việc của đề cương kiểm định;
d) Chi phí cần thiết khác phục vụ cho việc giám định.
4. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí giám định tương ứng với lỗi do mình gây ra và tổ chức xử lý khắc phục. Giám định xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Giám định xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 15 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 7. Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị nhập khẩu sử dụng cho thi công xây dựng công trình
1. Các yêu cầu về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ của vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị nhập khẩu sử dụng cho thi công xây dựng công trình (nếu có) phải được thể hiện trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng (hoặc nhà thầu cung ứng, chế tạo, sản xuất), bao gồm các thông tin chủ yếu sau: tên chủng loại vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng; các thông số kỹ thuật chính phù hợp với yêu cầu thiết kế; nhà sản xuất, chế tạo; nơi sản xuất, chế tạo và các chứng từ chứng minh xuất xứ.
2. Hình thức của chứng chỉ chứng minh xuất xứ phải được thỏa thuận trong hợp đồng nêu tại khoản 1 Điều này, phải phù hợp với quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, bao gồm một trong các hình thức sau:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà sản xuất hoặc thương nhân phát hành, trong đó phải nêu rõ nhà sản xuất, chế tạo và nơi sản xuất, chế tạo. Xem nội dung VBĐiều 12. Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng
1. Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đã là hàng hóa trên thị trường:
a) Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cung cấp cho bên giao thầu (bên mua sản phẩm xây dựng) các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
c) Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng;
d) Thực hiện sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm xây dựng không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết bảo hành sản phẩm xây dựng và quy định của hợp đồng xây dựng.
2. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế:
a) Trình bên giao thầu (bên mua) quy trình sản xuất, thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết kế và quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo đối với vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị;
b) Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã được bên giao thầu chấp thuận, đáp ứng yêu cầu thiết kế; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên giao thầu trong việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận chuyển và lưu giữ tại công trình;
c) Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
d) Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy định của hợp đồng;
đ) Cung cấp cho bên giao thầu các chứng chỉ, chứng nhận, thông tin, tài liệu có liên quan theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Nhà thầu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị do mình cung ứng, sản xuất, chế tạo so với yêu cầu của bên giao thầu và tính chính xác, trung thực của các tài liệu cung cấp cho bên giao thầu; việc nghiệm thu của bên giao thầu không làm giảm trách nhiệm nêu trên của các nhà thầu này.
4. Bên giao thầu có trách nhiệm:
a) Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu cung ứng, nhà thầu sản xuất, chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
b) Kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng; yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản xuất, chế tạo thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trước khi nghiệm thu đưa vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình;
c) Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo quy trình đã thống nhất với nhà thầu;
d) Lập hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình, bao gồm:
a) Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;
b) Chứng chỉ xuất xứ phải phù hợp với quy định của hợp đồng giữa nhà thầu cung ứng, bên mua hàng và phù hợp với danh mục vật tư, vật liệu đã được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt đối với trường hợp nhập khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa;
c) Giấy chứng nhận hợp quy theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật có liên quan đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị thuộc đối tượng phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;
d) Các thông tin, tài liệu có liên quan tới vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;
đ) Các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu của thiết kế được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình;
e) Các biên bản nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định;
g) Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng.
6. Thay đổi chủng loại, nguồn gốc xuất xứ vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng:
a) Các vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được thay thế phải đáp ứng được yêu cầu thiết kế, phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt theo quy định của hợp đồng;
b) Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công, nếu việc thay đổi dẫn đến điều chỉnh dự án thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 9. Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ
1. Việc thiết kế xây dựng, thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định khác có liên quan được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Các tổ chức thực hiện việc thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định tại các điểm b, c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP phải có năng lực phù hợp với cấp công trình theo quy định tại Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
3. Nhà ở riêng lẻ phải được cấp giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật số 50/2014/QH13) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14). Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định tại Điều 93 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
4. Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác (ví dụ: thương mại, dịch vụ, …) phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan.
5. Trường hợp chủ nhà chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ở riêng lẻ:
a) Nếu việc chuyển đổi công năng sử dụng kèm theo việc sửa chữa, cải tạo công trình không thuộc trường hợp được miễn giấy phép quy định tại điểm d khoản 2 Điều 89 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 thì chủ nhà phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật. Việc thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình trong trường hợp này phải tuân thủ quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và phù hợp với công năng mới của công trình;
b) Nếu việc chuyển đổi công năng sử dụng không kèm theo việc sửa chữa, cải tạo thì chủ nhà vẫn phải thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ, pháp luật về môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan (nếu có). Xem nội dung VBĐiều 9. Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ
1. Việc quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho con người, tài sản, thiết bị, công trình, các công trình lân cận và môi trường xung quanh.
2. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân:
a) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân không có tầng hầm, có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ được tự tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân dưới 7 tầng hoặc có 01 tầng hầm, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện;
c) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân từ 7 tầng trở lên hoặc có từ 02 tầng hầm trở lên, hồ sơ thiết kế phải được thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình trước khi xin cấp giấy phép xây dựng. Việc thiết kế và thẩm tra thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện.
3. Quản lý thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân:
a) Chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tổ chức thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn trong thi công xây dựng công trình. Khuyến khích chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tổ chức giám sát thi công xây dựng, lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở riêng lẻ theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này việc thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
4. Nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân:
a) Biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận;
b) Chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây dựng;
c) Hệ thống giàn giáo, kết cấu chống đỡ tạm và các máy móc, thiết bị phục vụ thi công;
d) Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.
5. Ngoài những quy định tại Điều này, việc xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan và quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng trong trường hợp nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 10. Cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Địa chỉ truy cập phần mềm trực tuyến quản lý cơ sở dữ liệu kiểm định (sau đây gọi là phần mềm):
http://cucgiamdinh.gov.vn/CSDL-kiem-dinh-duoc-cong-bo.aspx
2. Cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
a) Thông tin của các tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, bao gồm: tên, địa chỉ, mã số đăng ký chứng nhận của tổ chức; danh mục các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng (sau đây gọi là máy, thiết bị) thuộc phạm vi kiểm định; ngày cấp, ngày hết hiệu lực của giấy chứng nhận; các lỗi vi phạm (nếu có);
b) Thông tin của các cá nhân được cấp chứng chỉ kiểm định viên, bao gồm: họ và tên, số hiệu của kiểm định viên; danh mục các máy, thiết bị thuộc phạm vi kiểm định; ngày cấp, ngày hết hiệu lực của chứng chỉ kiểm định viên; các lỗi vi phạm (nếu có);
c) Thông tin của các máy, thiết bị đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do tổ chức, cá nhân cập nhật vào phần mềm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm:
a) Sử dụng phần mềm để cập nhật thông tin của các máy, thiết bị đã được kiểm định, bao gồm: tên, mã hiệu, số chế tạo, năm sản xuất; tên của tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định; tên của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định; thời điểm, hình thức, kết quả kiểm định; thời hạn kiểm định lần kế tiếp;
b) Thực hiện báo cáo qua phần mềm về tình hình hoạt động kiểm định đối với các máy, thiết bị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng. Xem nội dung VBĐiều 16. Quản lý đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng
...
2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải sử dụng phần mềm trực tuyến quản lý cơ sở dữ liệu kiểm định (sau đây gọi là phần mềm) quy định tại khoản 3 Điều này để cập nhật cơ sở dữ liệu đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng đã được kiểm định. Cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 16 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 16. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Chi phí thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP bao gồm:
a) Chi phí kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bao gồm công tác phí theo quy định và chi phí khác phục vụ cho công tác kiểm tra;
b) Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia) do cơ quan chuyên môn về xây dựng mời, bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
c) Chi phí thuê tổ chức tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng.
3. Dự toán chi phí quy định tại khoản 1 Điều này được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm xây dựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chi phí quy định tại điểm c khoản 1 Điều này không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán các chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi kết thúc đợt kiểm tra. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra, chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng và thanh toán theo quy định đối với các chi phí nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này. Xem nội dung VBĐiều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
8. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng do chủ đầu tư lập dự toán, thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng được hướng dẫn bởi Điều 16 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Mục này được hướng dẫn bởi Điều 17, Điều 18 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 17. Đánh giá an toàn công trình
1. Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 15/2021/NĐ-CP). Phạm vi hoạt động của tổ chức này được thực hiện như đối với tổ chức kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.
2. Việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo quy trình do Bộ Xây dựng ban hành.
3. Thời điểm và tần suất đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Thời điểm đánh giá an toàn công trình lần đầu được thực hiện sau thời gian 10 năm kể từ khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định pháp luật;
b) Đối với lần đánh giá tiếp theo, việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo tần suất 05 năm/Iần.
4. Danh mục các công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
5. Sau khi nhận được báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có trách nhiệm:
a) Kiểm tra điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đánh giá an toàn công trình;
b) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá an toàn công trình bao gồm: việc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá an toàn công trình; nội dung, trình tự, đối tượng, thời điểm đánh giá an toàn công trình; kết quả thực hiện đánh giá an toàn công trình và quy định khác có liên quan (nếu có);
c) Thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Điều 18. Chi phí đánh giá an toàn công trình
Chi phí đánh giá an toàn công trình là một thành phần thuộc chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
1. Chi phí thực hiện khảo sát, lập hồ sơ hiện trạng công trình (nếu có).
2. Chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình.
3. Chi phí thuê tổ chức thẩm tra đề cương đánh giá an toàn công trình, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình (nếu có).
4. Các chi phí khác có liên quan.
...
PHỤ LỤC III DANH MỤC CÔNG TRÌNH PHẢI ĐƯỢC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XEM XÉT VÀ THÔNG BÁO Ý KIẾN VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH Xem nội dung VBChương III BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
...
Mục 3. ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH Đánh giá an toàn công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 16 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 16. Đánh giá an toàn công trình
1. Trình tự, nội dung đánh giá an toàn công trình thực hiện theo quy định tại Điều 36, Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
a) Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng rà soát, quy định lộ trình và yêu cầu cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng công trình tổ chức thực hiện thời điểm, tần suất đánh giá an toàn công trình quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư số 10/2021/TT-BXD;
b) Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công trình thực hiện đánh giá an toàn công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP gửi báo cáo về cơ quan, đơn vị cấp trên để báo cáo đến cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
c) Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổng hợp kết quả đánh giá an toàn công trình thuộc phạm vi quản lý gửi về cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng;
d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm kiểm tra, thông báo kết quả đánh giá an toàn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và điểm a, điểm b khoản 5 Điều 17 Thông tư số 10/2021/TT-BXD.
3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình:
a) Công trình quy định tại Phụ lục III Thông tư số 10/2021/TT-BXD;
b) Công trình trường bắn, thao trường huấn luyện nhóm I.
4. Chi phí đánh giá an toàn công trình là một thành phần thuộc chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
a) Chi phí thực hiện khảo sát, lập hồ sơ hiện trạng công trình (nếu có);
b) Chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình;
c) Chi phí thuế tổ chức thẩm tra đề cương đánh giá an toàn công trình, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình (nếu có);
d) Các chi phí khác có liên quan. Xem nội dung VBChương III BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
...
Mục 3. ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH Mục này được hướng dẫn bởi Điều 17, Điều 18 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Đánh giá an toàn công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 16 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Công bố công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế được hướng dẫn bởi Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
...
Điều 19. Công bố công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lập và gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: tên công trình; địa điểm xây dựng; loại và cấp công trình; tên và địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình; các thông số kỹ thuật chính của công trình; thời hạn sử dụng theo thiết kế và thời điểm hết thời hạn sử dụng của công trình; dự kiến phương án xử lý đối với công trình sau khi hết thời hạn sử dụng.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau:
a) Xem xét sự phù hợp, tính chính xác của các nội dung trong báo cáo;
b) Công bố công trình hết thời hạn sử dụng trong trong danh mục trên trang thông tin điện tử thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tên công trình; địa điểm xây dựng; loại và cấp công trình; tên và địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình; các thông số kỹ thuật chính của công trình; thời hạn sử dụng theo thiết kế và thời điểm hết thời hạn sử dụng của công trình; yêu cầu về việc tổ chức phá dỡ công trình và thời gian thực hiện việc phá dỡ công trình theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không có nhu cầu sử dụng tiếp. Xem nội dung VBĐiều 41. Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình xác định thời hạn sử dụng của công trình theo hồ sơ thiết kế xây dựng công trình và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.
2. Đối với công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi công trình hết thời hạn sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này về thời điểm hết thời hạn sử dụng công trình và dự kiến phương án xử lý đối với công trình sau khi hết thời hạn sử dụng.
3. Sau khi nhận được báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này có trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng trong danh mục trên trang thông tin điện tử của mình.
4. Đối với công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp trừ đối tượng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định để đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình và đề xuất phương án gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có), xác định thời gian được tiếp tục sử dụng công trình sau khi sửa chữa, gia cố;
b) Tổ chức gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng;
c) Gửi 01 bản báo cáo kết quả thực hiện công việc quy định tại điểm a, điểm b khoản này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan để được xem xét và cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ. Thời hạn xem xét và cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 14 ngày kể từ khi nhận được báo cáo;
d) Căn cứ kết quả thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản này, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình.
5. Các trường hợp không tiếp tục sử dụng đối với công trình hết thời hạn sử dụng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không có nhu cầu sử dụng tiếp;
b) Kết quả kiểm tra, kiểm định để đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình cho thấy công trình không đảm bảo an toàn, không thể gia cố, cải tạo, sửa chữa;
c) Công trình không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục khai thác, sử dụng.
6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Rà soát các công trình xây dựng không đủ cơ sở để xác định được thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Tổ chức thực hiện việc xác định thời hạn sử dụng, công bố công trình hết thời hạn sử dụng và thực hiện các công việc tiếp theo quy định tại Điều này đối với các công trình chưa xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình;
c) Thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc dừng sử dụng và yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm phá dỡ công trình và thời gian thực hiện việc phá dỡ công trình đối với các công trình không tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Việc xử lý đối với nhà chung cư hết thời hạn sử dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
8. Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình cá nhân hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này và căn cứ vào kết quả thực hiện các công việc này để tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. Công bố công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế được hướng dẫn bởi Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 Xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng được hướng dẫn bởi Thông tư 14/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chính
Thông tư này hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng quy định tại Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên và vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo trì công trình xây dựng sử dụng vốn khác tham khảo quy định tại Thông tư này để xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Điều 3. Xác định các chi phí bảo trì công trình xây dựng
Chi phí bảo trì công trình xây dựng được xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí bảo trì công trình gồm: chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí sửa chữa công trình, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình, chi phí khác và chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Dự toán chi phí bảo trì công trình được xác định như sau:
1. Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình; trong đó:
a) Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình xác định căn cứ giá trị quyết toán của công trình và điều chỉnh về mặt bằng giá tại thời điểm lập kế hoạch bảo trì. Trường hợp chưa có giá trị quyết toán của công trình thì chi phí xây dựng và chi phí thiết bị xác định theo suất vốn đầu tư của công trình tương ứng do cơ quan có thẩm quyền công bố.
b) Định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Căn cứ loại, cấp công trình, quy trình bảo trì công trình, điều kiện quản lý khai thác cụ thể của công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình và chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm của công trình. Chi phí này không được vượt quá chi phí xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chi phí sửa chữa công trình được xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí sửa chữa công trình gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình, chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình và một số chi phí khác có liên quan (nếu có).
3. Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.
4. Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như sau:
a) Chi phí sửa chữa được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình.
Trường hợp sửa chữa định kỳ công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ thiết kế sửa chữa, kế hoạch sửa chữa và quy trình bảo trì của công trình xây dựng được phê duyệt. Trường hợp sửa chữa đột xuất công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ tình trạng công trình thực tế cần sửa chữa, hồ sơ thiết kế sửa chữa và các yêu cầu khác có liên quan.
Đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.
Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí, chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công) xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Chi phí gián tiếp xác định bằng 10% của chi phí trực tiếp. Thu nhập chịu thuế tính trước tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong đơn giá sửa chữa công trình. Định mức tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế tính trước xác định theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện thì đơn giá có thể gồm các khoản mục chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước.
b) Tổng hợp dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng theo hướng dẫn tại bảng 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trường hợp trong năm kế hoạch có chi phí sửa chữa đột xuất công trình thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như sau:
a) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng xác định như sau:
a) Đối với các công việc tư vấn đã được Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư ban hành định mức xây dựng thì chi phí thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
b) Đối với các công việc tư vấn như: quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì; khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa, thí nghiệm phục vụ công tác tư vấn bảo trì công trình và một số công việc tư vấn khác đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
c) Đối với các công việc tư vấn như: lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì; kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu; đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành, sử dụng và các công việc tư vấn áp dụng định mức đã được quy định nhưng không phù hợp thì xác định bằng lập dự toán.
d) Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình thì chi phí tư vấn phục vụ sửa chữa xác định trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình.
7. Chi phí khác theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc lập dự toán theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
8. Chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình xác định như sau:
a) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì xác định bằng 3,5% tổng chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí sửa chữa công trình, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình và chi phí khác quy định tương ứng tại khoản 1, 2, 6 và 7 Điều này.
b) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình thì xác định bằng 3,5% tổng chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình và chi phí khác quy định tương ứng tại khoản 1, 6 và 7 Điều này.
9. Việc thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh chi phí bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 4 và 5 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2021 và thay thế Thông tư số 03/2017/TT-BXD ngày 16/3/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
...
PHỤ LỤC I ĐỊNH MỨC TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) CHI PHÍ THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM
...
PHỤ LỤC II DỰ TOÁN CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH Xem nội dung VBĐiều 35. Chi phí bảo trì công trình xây dựng
1. Chi phí bảo trì công trình xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết được xác định theo yêu cầu các công việc cần phải thực hiện phù hợp với quy trình bảo trì và kế hoạch bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt. Chi phí bảo trì có thể gồm một, một số hoặc toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo yêu cầu của quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.
2. Căn cứ hình thức sở hữu và quản lý sử dụng công trình thì chi phí cho công tác bảo trì được hình thành từ một nguồn vốn hoặc kết hợp một số các nguồn vốn sau: vốn nhà nước ngoài đầu tư công, vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, nguồn thu từ việc khai thác, sử dụng công trình xây dựng; nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Các chi phí bảo trì công trình xây dựng:
a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
b) Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;
c) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm các chi phí: Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có); đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có); khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa; lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình; thực hiện các công việc tư vấn khác;
d) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;
đ) Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
4. Chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình
a) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.
b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
c) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình sử dụng vốn khác, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại điểm a, điểm b khoản này để xác định chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình.
5. Chi phí bảo trì định kỳ hàng năm (không bao gồm chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình) thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức việc lập dự toán chi phí bảo trì định kỳ hàng năm. Việc quản lý chi phí bảo trì định kỳ hàng năm thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng nguồn vốn sử dụng thực hiện bảo trì. Xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 14 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 14. Xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng
1. Chi phí bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm;
b) Chi phí sửa chữa công trình;
c) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng;
d) Chi phí khác;
đ) Chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
2. Chi phí bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 8 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết gọn là Thông tư số 14/2021/TT-BXD), cụ thể như sau:
a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hằng năm xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BXD được thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chi phí sửa chữa công trình được xác định bằng dự toán. Trường hợp sửa chữa có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; trường hợp sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình, tổng hợp dự toán chi phí sửa chữa công trình theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Chi phí quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BXD;
d) Tổng hợp dự toán chi phí bảo trì công trình hàng năm được thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
3. Việc thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
...
PHỤ LỤC IV BẢNG ĐỊNH MỨC TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) CHI PHÍ THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ HẰNG NĂM TRONG BỘ QUỐC PHÒNG
...
PHỤ LỤC V DỰ TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH CÓ CHI PHÍ DƯỚI 500 TRIỆU ĐỒNG
...
PHỤ LỤC VI TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG HÀNG NĂM Xem nội dung VBĐiều 35. Chi phí bảo trì công trình xây dựng
1. Chi phí bảo trì công trình xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết được xác định theo yêu cầu các công việc cần phải thực hiện phù hợp với quy trình bảo trì và kế hoạch bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt. Chi phí bảo trì có thể gồm một, một số hoặc toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo yêu cầu của quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.
2. Căn cứ hình thức sở hữu và quản lý sử dụng công trình thì chi phí cho công tác bảo trì được hình thành từ một nguồn vốn hoặc kết hợp một số các nguồn vốn sau: vốn nhà nước ngoài đầu tư công, vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, nguồn thu từ việc khai thác, sử dụng công trình xây dựng; nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Các chi phí bảo trì công trình xây dựng:
a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
b) Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;
c) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm các chi phí: Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có); đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có); khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa; lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình; thực hiện các công việc tư vấn khác;
d) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;
đ) Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
4. Chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình
a) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.
b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
c) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình sử dụng vốn khác, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại điểm a, điểm b khoản này để xác định chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình.
5. Chi phí bảo trì định kỳ hàng năm (không bao gồm chi phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình) thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức việc lập dự toán chi phí bảo trì định kỳ hàng năm. Việc quản lý chi phí bảo trì định kỳ hàng năm thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng nguồn vốn sử dụng thực hiện bảo trì. Xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng được hướng dẫn bởi Thông tư 14/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2021 Xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 14 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng được hướng dẫn bởi Thông tư 14/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chính
Thông tư này hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng quy định tại Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên và vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo trì công trình xây dựng sử dụng vốn khác tham khảo quy định tại Thông tư này để xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Điều 3. Xác định các chi phí bảo trì công trình xây dựng
Chi phí bảo trì công trình xây dựng được xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí bảo trì công trình gồm: chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí sửa chữa công trình, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình, chi phí khác và chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Dự toán chi phí bảo trì công trình được xác định như sau:
1. Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình; trong đó:
a) Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình xác định căn cứ giá trị quyết toán của công trình và điều chỉnh về mặt bằng giá tại thời điểm lập kế hoạch bảo trì. Trường hợp chưa có giá trị quyết toán của công trình thì chi phí xây dựng và chi phí thiết bị xác định theo suất vốn đầu tư của công trình tương ứng do cơ quan có thẩm quyền công bố.
b) Định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Căn cứ loại, cấp công trình, quy trình bảo trì công trình, điều kiện quản lý khai thác cụ thể của công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình và chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm của công trình. Chi phí này không được vượt quá chi phí xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chi phí sửa chữa công trình được xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí sửa chữa công trình gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình, chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình và một số chi phí khác có liên quan (nếu có).
3. Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.
4. Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như sau:
a) Chi phí sửa chữa được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình.
Trường hợp sửa chữa định kỳ công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ thiết kế sửa chữa, kế hoạch sửa chữa và quy trình bảo trì của công trình xây dựng được phê duyệt. Trường hợp sửa chữa đột xuất công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ tình trạng công trình thực tế cần sửa chữa, hồ sơ thiết kế sửa chữa và các yêu cầu khác có liên quan.
Đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.
Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí, chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công) xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Chi phí gián tiếp xác định bằng 10% của chi phí trực tiếp. Thu nhập chịu thuế tính trước tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong đơn giá sửa chữa công trình. Định mức tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế tính trước xác định theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện thì đơn giá có thể gồm các khoản mục chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước.
b) Tổng hợp dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng theo hướng dẫn tại bảng 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trường hợp trong năm kế hoạch có chi phí sửa chữa đột xuất công trình thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như sau:
a) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng xác định như sau:
a) Đối với các công việc tư vấn đã được Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư ban hành định mức xây dựng thì chi phí thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
b) Đối với các công việc tư vấn như: quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì; khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa, thí nghiệm phục vụ công tác tư vấn bảo trì công trình và một số công việc tư vấn khác đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
c) Đối với các công việc tư vấn như: lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì; kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu; đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành, sử dụng và các công việc tư vấn áp dụng định mức đã được quy định nhưng không phù hợp thì xác định bằng lập dự toán.
d) Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình thì chi phí tư vấn phục vụ sửa chữa xác định trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình.
7. Chi phí khác theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc lập dự toán theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
8. Chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình xác định như sau:
a) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì xác định bằng 3,5% tổng chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí sửa chữa công trình, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình và chi phí khác quy định tương ứng tại khoản 1, 2, 6 và 7 Điều này.
b) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình thì xác định bằng 3,5% tổng chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình và chi phí khác quy định tương ứng tại khoản 1, 6 và 7 Điều này.
9. Việc thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh chi phí bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 4 và 5 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2021 và thay thế Thông tư số 03/2017/TT-BXD ngày 16/3/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
...
PHỤ LỤC I ĐỊNH MỨC TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) CHI PHÍ THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM
...
PHỤ LỤC II DỰ TOÁN CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
Xem nội dung VBĐiều 52. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Xây dựng:
...
đ) Hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng; ban hành định mức bảo trì công trình xây dựng trừ định mức bảo dưỡng đối với các công trình chuyên ngành. Xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng được hướng dẫn bởi Thông tư 14/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2021 Xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng được hướng dẫn bởi Thông tư 14/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2021 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chính
Thông tư này hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng quy định tại Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên và vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo trì công trình xây dựng sử dụng vốn khác tham khảo quy định tại Thông tư này để xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Điều 3. Xác định các chi phí bảo trì công trình xây dựng
Chi phí bảo trì công trình xây dựng được xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí bảo trì công trình gồm: chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí sửa chữa công trình, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình, chi phí khác và chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Dự toán chi phí bảo trì công trình được xác định như sau:
1. Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình; trong đó:
a) Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình xác định căn cứ giá trị quyết toán của công trình và điều chỉnh về mặt bằng giá tại thời điểm lập kế hoạch bảo trì. Trường hợp chưa có giá trị quyết toán của công trình thì chi phí xây dựng và chi phí thiết bị xác định theo suất vốn đầu tư của công trình tương ứng do cơ quan có thẩm quyền công bố.
b) Định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Căn cứ loại, cấp công trình, quy trình bảo trì công trình, điều kiện quản lý khai thác cụ thể của công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình và chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm của công trình. Chi phí này không được vượt quá chi phí xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chi phí sửa chữa công trình được xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí sửa chữa công trình gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình, chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình và một số chi phí khác có liên quan (nếu có).
3. Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.
4. Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như sau:
a) Chi phí sửa chữa được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình.
Trường hợp sửa chữa định kỳ công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ thiết kế sửa chữa, kế hoạch sửa chữa và quy trình bảo trì của công trình xây dựng được phê duyệt. Trường hợp sửa chữa đột xuất công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ tình trạng công trình thực tế cần sửa chữa, hồ sơ thiết kế sửa chữa và các yêu cầu khác có liên quan.
Đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.
Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí, chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công) xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Chi phí gián tiếp xác định bằng 10% của chi phí trực tiếp. Thu nhập chịu thuế tính trước tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong đơn giá sửa chữa công trình. Định mức tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế tính trước xác định theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện thì đơn giá có thể gồm các khoản mục chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước.
b) Tổng hợp dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng theo hướng dẫn tại bảng 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trường hợp trong năm kế hoạch có chi phí sửa chữa đột xuất công trình thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như sau:
a) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng xác định như sau:
a) Đối với các công việc tư vấn đã được Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư ban hành định mức xây dựng thì chi phí thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
b) Đối với các công việc tư vấn như: quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì; khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa, thí nghiệm phục vụ công tác tư vấn bảo trì công trình và một số công việc tư vấn khác đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
c) Đối với các công việc tư vấn như: lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì; kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu; đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành, sử dụng và các công việc tư vấn áp dụng định mức đã được quy định nhưng không phù hợp thì xác định bằng lập dự toán.
d) Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình thì chi phí tư vấn phục vụ sửa chữa xác định trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình.
7. Chi phí khác theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc lập dự toán theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
8. Chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình xác định như sau:
a) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì xác định bằng 3,5% tổng chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí sửa chữa công trình, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình và chi phí khác quy định tương ứng tại khoản 1, 2, 6 và 7 Điều này.
b) Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình thì xác định bằng 3,5% tổng chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình và chi phí khác quy định tương ứng tại khoản 1, 6 và 7 Điều này.
9. Việc thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh chi phí bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 4 và 5 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2021 và thay thế Thông tư số 03/2017/TT-BXD ngày 16/3/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
...
PHỤ LỤC I ĐỊNH MỨC TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) CHI PHÍ THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM
...
PHỤ LỤC II DỰ TOÁN CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
Xem nội dung VBĐiều 52. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Xây dựng:
...
đ) Hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng; ban hành định mức bảo trì công trình xây dựng trừ định mức bảo dưỡng đối với các công trình chuyên ngành. Xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng được hướng dẫn bởi Thông tư 14/2021/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2021 Phân loại, phân cấp, phân nhóm công trình trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 4. Phân loại, phân cấp, phân nhóm công trình
Phân loại, phân cấp, phân nhóm công trình theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP phục vụ quốc phòng, thực hiện như sau:
1. Phân loại công trình phục vụ quốc phòng
Công trình phục vụ quốc phòng là công trình có kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác (có thể là một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình) phục vụ cho mục đích quốc phòng, bao gồm:
a) Công trình chiến đấu là công trình quốc phòng trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, nhiệm vụ phòng thủ biên giới, đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo để bảo vệ Tổ quốc, được xây dựng riêng biệt hoặc cấu trúc thành các trận địa, các chốt, các điểm tựa, cụm điểm tựa, các căn cứ, khu vực phòng thủ, sở chỉ huy các cấp, khu vực căn cứ chiến lược. Chi tiết phân loại công trình chiến đấu thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy chế xây dựng công trình chiến đấu;
b) Công trình trường bắn, thao trường huấn luyện là công trình được đầu tư nhằm phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội và dân quân tự vệ do Nhà nước giao Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng. Chi tiết phân loại công trình trường bắn, thao trường huấn luyện thực hiện theo quy định tại Điều 6, 7 Quy chế quản lý đầu tư và điều hành, sử dụng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BQP ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là Quy chế quản lý đầu tư và điều hành, sử dụng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện);
c) Công trình phổ thông là một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình có dạng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn mang tính chất phổ thông phục vụ cho mục đích làm việc, học tập, sinh hoạt, huấn luyện, sản xuất, rèn luyện và các nhiệm vụ khác của bộ đội không bao gồm các nhiệm vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Chi tiết phân loại công trình phổ thông quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Phân cấp, phân nhóm công trình phục vụ quốc phòng được sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng trong Bộ Quốc phòng, cụ thể như sau:
a) Nhóm công trình chiến đấu được xác định theo quy định tại Điều 5 Quy chế xây dựng công trình chiến đấu;
b) Nhóm công trình trường bắn, thao trường huấn luyện được xác định theo quy định tại Điều 8 Quy chế quản lý đầu tư và điều hành, sử dụng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện;
c) Cấp công trình phổ thông, được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây viết gọn là Thông tư số 06/2021/TT-BXD) và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
...
PHỤ LỤC I PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH PHỔ THÔNG
...
PHỤ LỤC II PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG BỘ QUỐC PHÒNG Xem nội dung VBĐiều 3. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
1. Căn cứ tính chất kết cấu và công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân loại như sau:
a) Theo tính chất kết cấu, công trình được phân thành các loại gồm: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;
b) Theo công năng sử dụng, công trình được phân thành các loại gồm: công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật; công trình phục vụ giao thông vận tải; công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định này.
Công năng sử dụng của công trình có thể được tạo ra bởi một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục công trình có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạo nên công năng chung. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một, một số công trình độc lập hoặc tổ hợp công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính. Công trình nằm trong một tổ hợp công trình hoặc một dây chuyền công nghệ là hạng mục công trình trong tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ.
2. Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật số 50/2014/QH13) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14) được sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định về cấp công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc sử dụng cấp công trình quy định tại khoản 2 Điều này trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh. Phân loại, phân cấp, phân nhóm công trình trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Quản lý thi công xây dựng công trình trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 8. Quản lý thi công xây dựng công trình
1. Nội dung quản lý thi công xây dựng, bao gồm:
a) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
b) Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
c) Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
d) Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;
đ) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công;
e) Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
2. Nội dung tại các điểm a, b, c, đ, đ và e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định từ Điều 10 đến Điều 27 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Xem nội dung VBĐiều 10. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình
1. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:
a) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
b) Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
c) Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
d) Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;
đ) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
e) Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
2. Các nội dung tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này được quy định tại Nghị định này. Nội dung tại điểm đ khoản 1 Điều này được quy định tại Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Quản lý thi công xây dựng công trình trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Nghiệm thu công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 9. Nghiệm thu công trình xây dựng
1. Nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng;
b) Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng;
c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.
2. Nội dung tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản, trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
b) Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản, trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu; tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế đã được hoàn thành.
4. Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng;
b) Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và được cơ quan chuyên môn về xây dựng cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận.
5. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng và quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Xem nội dung VBĐiều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.
8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện. Nghiệm thu công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 10. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng là Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần kiểm tra công trình thuộc các dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư; công trình trường bắn, thao trường huấn luyện do Tổng Tham mưu trưởng quyết định đầu tư;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng là Cục Hậu cần hoặc cơ quan được giao quản lý xây dựng (sau đây viết gọn là cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị) kiểm tra công trình thuộc các dự án do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền quyết định đầu tư; công trình trường bắn, thao trường huấn luyện do Tổng Tham mưu trưởng ủy quyền quyết định đầu tư; tham gia kiểm tra đối với công trình thuộc các dự án phục vụ quốc phòng do địa phương quyết định đầu tư (nếu cần);
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị tham gia kiểm tra các công trình quy định tại điểm a khoản này trong phạm vi quản lý; cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng tham gia kiểm tra các công trình quy định tại điểm b khoản này, khi cần thiết; trường hợp bất khả kháng (công trình thuộc khu vực thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường) thì cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị kiểm tra các công trình quy định tại điểm a khoản này trong các khu vực trên;
d) Trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
2. Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Chủ đầu tư báo cáo khởi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng theo Mẫu số 01 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp, trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng lập kế hoạch kiểm tra và thông báo đến chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện;
c) Chủ đầu tư thông báo cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chuẩn bị nội dung kiểm tra theo kế hoạch;
d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
đ) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản theo Mẫu số 02 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi chủ đầu tư và các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện.
3. Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 4, 6 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành, chủ đầu tư phải báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng theo Mẫu số 03 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng lập kế hoạch kiểm tra và thông báo đến chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện;
c) Chủ đầu tư thông báo cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chuẩn bị nội dung kiểm tra theo kế hoạch;
d) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; trường hợp hạng mục công trình, công trình cơ quan chuyên môn về xây dựng chưa kiểm tra trong quá trình thi công, nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
đ) Trường hợp công trình đủ điều kiện chấp thuận kết quả nghiệm thu đưa vào sử dụng, cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo Mẫu số 05 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Trường hợp công trình còn tồn tại cần khắc phục, cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản thông báo không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư và nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần khắc phục theo Mẫu số 04 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Sau khi khắc phục xong, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu và gửi báo cáo kết quả khắc phục (kèm theo hồ sơ, hình ảnh và biên bản nghiệm thu kết quả khắc phục) đến cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét, chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình hoàn thành. Trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra kết quả khắc phục trước khi ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình hoàn thành của chủ đầu tư.
4. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ (sau đây viết gọn là Thông tư số 10/2021/TT-BXD), như sau:
a) Chi phí kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bao gồm công tác phí theo quy định và chi phí khác phục vụ cho công tác kiểm tra;
b) Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia) do cơ quan chuyên môn về xây dựng mời, bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
c) Chi phí thuê tổ chức tham gia thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng;
d) Việc lập dự toán chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm xây dựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chi phí quy định tại điểm c khoản này không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
đ) Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán các chi phí quy định tại điểm a khoản này khi kết thúc đợt kiểm tra. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra, chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng và thanh toán theo quy định đối với các chi phí nêu tại điểm b, điểm c khoản này.
...
PHỤ LỤC III CÁC MẪU BIỂU BÁO CÁO, THÔNG BÁO
...
Mẫu số 01 Báo cáo khởi công xây dựng hạng mục công trình, công trình
...
Mẫu số 02 Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng hạng mục công trình/công trình xây dựng
...
Mẫu số 03 Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng
...
Mẫu số 04 Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình/công trình xây dựng (trường hợp không chấp thuận kết quả nghiệm thu)
...
Mẫu số 05 Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình/công trình xây dựng Xem nội dung VBĐiều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 bao gồm:
a) Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản này.
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo chế độ làm việc của Hội đồng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
4. Nội dung kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
a) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
5. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
a) Sau khi nhận được thông báo khởi công xây dựng công trình của chủ đầu tư quy định tại Phụ lục V Nghị định này, cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra không quá 03 lần đối với công trình cấp đặc biệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với các công trình còn lại trong quá trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành công trình, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này;
b) Căn cứ báo cáo thông tin công trình của chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra và thông báo cho chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và ra văn bản thông báo kết quả kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư; thời hạn ra văn bản không quá 14 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và không quá 7 ngày đối với các công trình còn lại kể từ ngày tổ chức kiểm tra.
6. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình:
a) Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 23 Nghị định này, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, trường hợp công trình không được kiểm tra trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều này thì thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này; ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục. Thời hạn ra văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 30 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu;
c) Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
d) Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.
7. Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng do chủ đầu tư lập dự toán, thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
9. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 11. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
1. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Quy chế công tác lưu trữ trong Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư số 30/2021/TT-BQP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Các bộ phận công trình bị che khuất, che lấp phải có hình ảnh (ảnh chụp, video) do tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện để phục vụ công tác kiểm tra, nghiệm thu. Hình ảnh ghi lại phải rõ nét, thể hiện được hình khối, quy cách, thời gian, vị trí thực hiện. Thời gian lưu trữ hình ảnh do chủ đầu tư quy định nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành công trình. Xem nội dung VBĐiều 26. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư phải tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định này trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành.
2. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) này.
3. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp. Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.
4. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
5. Hồ sơ nộp Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Bảo hành công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 12. Bảo hành công trình xây dựng
1. Nội dung bảo hành công trình xây dựng, bao gồm:
a) Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng;
b) Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng.
2. Nội dung tại các điểm a, b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 28, Điều 29 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Thời gian tính bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu hoàn thành theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Xem nội dung VBChương III BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Mục 1. BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Bảo hành công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 13. Bảo trì công trình xây dựng
1. Nội dung bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
a) Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
b) Quy trình bảo trì công trình xây dựng;
c) Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng;
d) Thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
đ) Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng;
e) Chi phí bảo trì công trình xây dựng.
2. Nội dung tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 30, 31, 32, 33, 34 và 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Quan trắc công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng
Nội dung, yêu cầu quan trắc; danh mục các công trình phải quan trắc thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD. Xem nội dung VBChương III BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
...
Mục 2. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 13. Bảo trì công trình xây dựng
1. Nội dung bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
a) Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
b) Quy trình bảo trì công trình xây dựng;
c) Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng;
d) Thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
đ) Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng;
e) Chi phí bảo trì công trình xây dựng.
2. Nội dung tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 30, 31, 32, 33, 34 và 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Quan trắc công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng
Nội dung, yêu cầu quan trắc; danh mục các công trình phải quan trắc thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD. Xem nội dung VBChương III BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
...
Mục 2. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 13. Bảo trì công trình xây dựng
1. Nội dung bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
a) Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
b) Quy trình bảo trì công trình xây dựng;
c) Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng;
d) Thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
đ) Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng;
e) Chi phí bảo trì công trình xây dựng.
2. Nội dung tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 30, 31, 32, 33, 34 và 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Quan trắc công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng
Nội dung, yêu cầu quan trắc; danh mục các công trình phải quan trắc thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD. Xem nội dung VBChương III BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
...
Mục 2. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 13. Bảo trì công trình xây dựng
1. Nội dung bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
a) Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
b) Quy trình bảo trì công trình xây dựng;
c) Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng;
d) Thực hiện bảo trì công trình xây dựng;
đ) Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng;
e) Chi phí bảo trì công trình xây dựng.
2. Nội dung tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 30, 31, 32, 33, 34 và 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Quan trắc công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng
Nội dung, yêu cầu quan trắc; danh mục các công trình phải quan trắc thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD. Xem nội dung VBChương III BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
...
Mục 2. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết hạn sử dụng, phá dỡ công trình xây dựng trong BQP được hướng dẫn bởi Điều 17 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 17. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết hạn sử dụng, phá dỡ công trình xây dựng
Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết hạn sử dụng, phá dỡ công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại các Điều 40, 41 và 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng
a) Khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công trình thực hiện theo quy định tại các điểm a, c, đ khoản 1 Điều 40 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, đồng thời gửi báo cáo đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để phối hợp thực hiện;
b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện các nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 40 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
2. Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế
a) Chủ sở hữu hoặc cơ quan, đơn vị sử dụng công trình rà soát, xác định thời hạn sử dụng của công trình theo hồ sơ thiết kế xây dựng và quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình; báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và dự kiến phương án xử lý sau khi hết thời hạn sử dụng (tối thiểu trước 12 tháng). Đối với các công trình không đủ cơ sở xác nhận thời hạn sử dụng theo thiết kế, chủ sở hữu hoặc cơ quan, đơn vị sử dụng công trình thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 41 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP trước khi báo cáo;
b) Đối với các công trình hết thời gian sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng yêu cầu cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 4 Điều 41 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP trước khi quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình;
c) Đối với các trường hợp không tiếp tục sử dụng khi công trình hết hạn sử dụng theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 126/2020/TT-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng.
3. Phá dỡ công trình phục vụ quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình xây dựng, như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với công trình từ cấp II trở lên;
b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định đối với các công trình còn lại trong phạm vi quản lý. Xem nội dung VBChương III BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
...
Mục 4. XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH CÓ DẤU HIỆU NGUY HIỂM, CÔNG TRÌNH HẾT THỜI HẠN SỬ DỤNG, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết hạn sử dụng, phá dỡ công trình xây dựng trong BQP được hướng dẫn bởi Điều 17 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Sự cố công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 18. Sự cố công trình xây dựng
Nội dung sự cố công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại các Điều 43, 44, 45, 46 và 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Báo cáo sự cố công trình xây dựng
Ngay sau khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư hoặc Thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng công trình phải báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp và trong vòng 24 giờ báo cáo đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô công trình; tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố; thiệt hại về người và tài sản (nếu có).
2. Giải quyết sự cố công trình xây dựng
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình trong phạm vi quản lý; trường hợp cần thiết do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
3. Thẩm quyền, nội dung, chi phí giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
a) Thẩm quyền giám định
Cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp I quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
Cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp II, III quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 43 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP đối với công trình thuộc phạm vi quản lý.
b) Nội dung thực hiện giám định, chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 46 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Xem nội dung VBChương IV SỰ CỐ TRONG THI CÔNG VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH
Mục 1. SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Sự cố công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Báo cáo sự cố về máy, thiết bị trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 19 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 19. Sự cố về máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng
Nội dung sự cố mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại các Điều 48, 49, 50 và 51 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Báo cáo sự cố về máy, thiết bị
Ngay sau khi xảy ra sự cố mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, bằng biện pháp nhanh nhất chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý sử dụng công trình phải báo cáo về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố và thiệt hại (nếu có) với Thủ trưởng cấp trên trực tiếp và trong vòng 24 giờ báo cáo đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng. Xem nội dung VBĐiều 49. Khai báo, báo cáo và giải quyết sự cố về máy, thiết bị
1. Khi xảy ra sự cố về máy, thiết bị, bằng biện pháp nhanh nhất chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo về sự cố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố và thiệt hại (nếu có) với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các tổ chức có liên quan để kịp thời tổ chức giải quyết sự cố.
2. Ngoài việc khai báo theo quy định tại khoản 1 Điều này, đối với các sự cố về máy, thiết bị gây chết người hoặc làm bị thương nặng từ 2 người trở lên, nhà thầu thi công xây dựng phải khai báo theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện khai báo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các cơ quan có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
5. Cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Kiểm tra hiện trường, kiểm tra việc khai báo, giải quyết sự cố của chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng theo quy định tại Điều này;
b) Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng sử dụng đối với máy, thiết bị; dừng, tạm dừng thi công đối với các hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố;
c) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác điều tra xác định nguyên nhân và lập hồ sơ sự cố về máy, thiết bị trước khi phá dỡ, thu dọn;
d) Thông báo kết quả điều tra nguyên nhân sự cố về máy, thiết bị cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố về máy, thiết bị;
đ) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
6. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng máy, thiết bị có trách nhiệm khắc phục sự cố về máy, thiết bị đảm bảo các yêu cầu về an toàn trước khi thi công trở lại.
7. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố về máy, thiết bị có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố. Tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng còn bị xử lý theo các quy định khác của pháp luật có liên quan. Báo cáo sự cố về máy, thiết bị trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 19 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Điều tra sự cố về máy, thiết bị trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 19 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 19. Sự cố về máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng
Nội dung sự cố mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại các Điều 48, 49, 50 và 51 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
...
3. Điều tra sự cố về máy, thiết bị
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng:
Chủ trì giải quyết sự cố và điều tra sự cố về máy, thiết bị công trình trong phạm vi quản lý;
Thành lập Tổ điều tra sự cố để thực hiện điều tra sự cố. Tổ điều tra sự cố bao gồm đại diện cơ quan chuyên môn về xây dựng của cơ quan, đơn vị, cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng (nếu cần) và các cơ quan, chuyên gia về chuyên ngành kỹ thuật liên quan; trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì điều tra sự cố chỉ định tổ chức tư vấn xác định nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
b) Nội dung thực hiện điều tra sự cố về máy, thiết bị thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
c) Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng chi phí tổ chức điều tra sự cố. Sau khi có kết quả điều tra sự cố và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức điều tra sự cố. Trường hợp sự cố xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức điều tra sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan;
d) Riêng trường hợp sự cố về máy, thiết bị không thuộc danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt sử dụng trong thi công xây dựng công trình và không làm bị thương nặng hoặc gây chết người thì chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì tổ chức điều tra và giải quyết sự cố về máy, thiết bị, Xem nội dung VBĐiều 50. Điều tra sự cố về máy, thiết bị
1. Thẩm quyền điều tra sự cố về máy, thiết bị:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì điều tra sự cố về máy, thiết bị xảy ra trên địa bàn tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc điều tra sự cố máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủ trì điều tra sự cố máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan có thẩm quyền điều tra sự cố quy định tại khoản 1 Điều này thành lập Tổ điều tra sự cố để thực hiện điều tra sự cố. Tổ điều tra sự cố bao gồm đại diện cơ quan chuyên môn về xây dựng, các cơ quan có liên quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì điều tra sự cố chỉ định tổ chức tư vấn xác định nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
3. Nội dung thực hiện điều tra sự cố về máy, thiết bị:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, thông số kỹ thuật có liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân;
b) Đánh giá mức độ an toàn của máy, thiết bị, công trình và công trình lân cận (nếu có) sau sự cố;
c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
d) Lập hồ sơ điều tra sự cố, bao gồm: Báo cáo điều tra sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng chi phí tổ chức điều tra sự cố. Sau khi có kết quả điều tra sự cố và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhằn gây ra sự cố phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức điều tra sự cố. Trường hợp sự cố xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức điều tra sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan.
5. Riêng trường hợp sự cố về máy, thiết bị không thuộc danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt sử dụng trong thi công xây dựng công trình và không làm bị thương nặng hoặc gây chết người thì chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì tổ chức điều tra và giải quyết sự cố về máy, thiết bị. Điều tra sự cố về máy, thiết bị trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 19 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng trong BQP được hướng dẫn bởi Điều 20 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 20. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
1. Các quy định về giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
2. Trước khi đăng ký tham dự giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng, chủ đầu tư phải báo cáo và được sự chấp thuận của cơ quan chuyên môn về xây dựng Bộ Quốc phòng. Xem nội dung VBĐiều 8. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
1. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hình thức sau:
a) Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xây dựng;
b) Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao và các giải thưởng chất lượng khác.
2. Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mà nhà thầu đạt được trong thời gian 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia dự thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm quy định nội dung nêu trên trong hồ sơ mời thầu.
3. Bộ Xây dựng tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật số 50/2014/QH13. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng trong BQP được hướng dẫn bởi Điều 20 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 21 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng; thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 21. Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng
1. Đối tượng và hình thức xử lý vi phạm
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động xây dựng theo hình thức Hợp đồng xây dựng có hành vi gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng hoặc gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng sẽ bị xử phạt và phải khắc phục hậu quả. Chủ đầu tư có trách nhiệm quy định nội dung xử lý vi phạm trong Hợp đồng xây dựng; trong đó, hành vi vi phạm, hình thức xử lý vận dụng theo quy định tại Chương II Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng;
b) Cơ quan, đơn vị, quân nhân, công chức, viên chức quốc phòng được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động xây dựng có hành vi gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng hoặc gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Thông tư số 16/2020/TT-BQP ngày 21 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.
2. Thẩm quyền và trình tự xử lý vi phạm
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp xác định vi phạm tại các công trình trong phạm vi quản lý và thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư và các bên liên quan;
b) Đối với vi phạm của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Căn cứ văn bản thông báo hoặc chủ đầu tư kiểm tra phát hiện lập biên bản xác định hành vi vi phạm và xử lý theo Hợp đồng;
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, căn cứ văn bản thông báo quy định tại điểm a khoản này tiến hành xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp đối tượng vi phạm ngoài thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có văn bản gửi cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tạm dừng thi công xây dựng công trình, tạm dừng sử dụng máy, thiết bị: Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn làm ảnh hưởng đến công trình, công trình lân cận và cộng đồng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp được quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình trong phạm vi quản lý. Sau khi khắc phục xong tồn tại, đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo quy định, chủ đầu tư báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dừng thi công để kiểm tra và quyết định cho phép tiếp tục thi công.
4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng được quyền công bố tên và hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên các trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin khác của Bộ Quốc phòng.
5. Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của Pháp luật về xây dựng. Xem nội dung VBĐiều 42. Phá dỡ công trình xây dựng
1. Các tình huống phá dỡ công trình xây dựng:
...
c) Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 21 Thông tư 174/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Loại, cấp công trình xây dựng
...
2. Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình gồm:
a) Cấp công trình xây dựng phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Luật này được xác định căn cứ vào quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này; Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 162. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng và có trách nhiệm sau:
...
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; theo dõi, kiểm tra, kiến nghị xử lý chất lượng và an toàn của các công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;
d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;
đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;
e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
39. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 107 như sau:
“1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;
d) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;
đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;
e) Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.”.*
2. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng
...
4. Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường, công trình sử dụng vốn nhà nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
a) Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 45 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
45. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 ... Điều 123 như sau:
“4. Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp; công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; công trình sử dụng vốn đầu tư công phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
a) Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;* Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng
1. Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:
a) Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
*Khoản này được bổ sung bởi Điểm a Khoản 46 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
46. Bổ sung một số điểm, khoản của Điều 124 như sau:
a) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 1 như sau:
“c) Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, có thể bàn giao toàn bộ hoặc một số công trình thuộc dự án để đưa vào sử dụng nhưng trước khi bàn giao phải hoàn thành đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo phân kỳ đầu tư, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, phù hợp với nội dung dự án và quy hoạch đã được phê duyệt.”;*
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. Người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình bàn giao công trình xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là người quản lý sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình xây dựng cho chủ quản lý sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành biên bản.
3. Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan.
4. Trường hợp chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý sử dụng thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành công trình xây dựng.
*Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 46 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
46. Bổ sung một số điểm, khoản của Điều 124 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:
“5. Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác theo quy định của Chính phủ.”.* Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng
1. Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
...
b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;
*Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 47 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
47. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 126 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
...
b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa công trình, hạng mục công trình xây dựng vào sử dụng; phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;* Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
...
b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
44. Sửa đổi, bổ sung Điều 118 như sau:
“Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
...
b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;* Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
...
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
44. Sửa đổi, bổ sung Điều 118 như sau:
“Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
...
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;* Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
39. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 107 như sau:
“1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;
d) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;
đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;
e) Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.”. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
45. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 123 như sau:
“4. Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp; công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; công trình sử dụng vốn đầu tư công phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
a) Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
5) Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất lượng, nghiệm thu, giải quyết sự cố công trình xây dựng và công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.”. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
45. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 123 như sau:
“4. Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp; công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; công trình sử dụng vốn đầu tư công phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
a) Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
5) Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất lượng, nghiệm thu, giải quyết sự cố công trình xây dựng và công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.”. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
46. Bổ sung một số điểm, khoản của Điều 124 như sau:
a) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 1 như sau:
“c) Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, có thể bàn giao toàn bộ hoặc một số công trình thuộc dự án để đưa vào sử dụng nhưng trước khi bàn giao phải hoàn thành đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo phân kỳ đầu tư, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, phù hợp với nội dung dự án và quy hoạch đã được phê duyệt.”;
b) Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:
“5. Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác theo quy định của Chính phủ.”. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
47. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 126 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
a) Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng phải được bảo trì;
b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa công trình, hạng mục công trình xây dựng vào sử dụng; phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;
c) Việc bảo trì phải bảo đảm an toàn đối với con người, tài sản và công trình.”; Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
44. Sửa đổi, bổ sung Điều 118 như sau:
“Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:
a) Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
b) Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
c) Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều này; tự thực hiện nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
b) Nhà thầu được giao thực hiện việc phá dỡ công trình có trách nhiệm lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt; thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có); thực hiện theo dõi, quan trắc công trình; bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
c) Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật;
d) Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.
4. Chính phủ quy định chi tiết về phá dỡ công trình xây dựng và phá dỡ công trình xây dựng trong trường hợp khẩn cấp.”. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
44. Sửa đổi, bổ sung Điều 118 như sau:
“Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:
a) Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
b) Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
c) Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều này; tự thực hiện nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
b) Nhà thầu được giao thực hiện việc phá dỡ công trình có trách nhiệm lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt; thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có); thực hiện theo dõi, quan trắc công trình; bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
c) Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật;
d) Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.
4. Chính phủ quy định chi tiết về phá dỡ công trình xây dựng và phá dỡ công trình xây dựng trong trường hợp khẩn cấp.”. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
4a. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng thầu EPC), việc phân định trách nhiệm giữa các chủ thể được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư và tổng thầu EPC có thể thỏa thuận và quy định trong hợp đồng về việc giao tổng thầu EPC thực hiện một hoặc một số hoặc các nội dung giám sát thi công xây dựng công trình thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại các điểm b, c , d, đ, e, g, h, i và m khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
b) Tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, chịu trách nhiệm đối với phần việc do tổng thầu và nhà thầu phụ (nếu có) đảm nhận; thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của hợp đồng với chủ đầu tư.|~|Khoản 4a được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-35-2023-ND-CP-sua-doi-cac-Nghi-dinh-thuoc-linh-vuc-quan-ly-nha-nuoc-516212.aspx?anchor=khoan_1_11 3a. Công trình xây dựng đã khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại đồng thời Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định này và thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu xác định theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP là cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp thì thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.|~|Khoản 3a được bổ sung bởi Khoản 8 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/06/2023|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-35-2023-ND-CP-sua-doi-cac-Nghi-dinh-thuoc-linh-vuc-quan-ly-nha-nuoc-516212.aspx?anchor=khoan_8_11
Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình. Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình. Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình. Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình. Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình. Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 bao gồm:
a) Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản này.
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo chế độ làm việc của Hội đồng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
4. Nội dung kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
a) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
5. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
a) Sau khi nhận được thông báo khởi công xây dựng công trình của chủ đầu tư quy định tại Phụ lục V Nghị định này, cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra không quá 03 lần đối với công trình cấp đặc biệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với các công trình còn lại trong quá trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành công trình, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này;
b) Căn cứ báo cáo thông tin công trình của chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra và thông báo cho chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và ra văn bản thông báo kết quả kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư; thời hạn ra văn bản không quá 14 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và không quá 7 ngày đối với các công trình còn lại kể từ ngày tổ chức kiểm tra.
6. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình:
a) Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 23 Nghị định này, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, trường hợp công trình không được kiểm tra trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều này thì thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này; ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục. Thời hạn ra văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 30 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu;
c) Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
d) Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.
7. Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng do chủ đầu tư lập dự toán, thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
9. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình. Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
...
6. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình:
a) Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 23 Nghị định này, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này tới cơ quan chuyên môn về xây dựng; Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 bao gồm:
a) Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản này. Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 bao gồm:
a) Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản này. Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 bao gồm:
a) Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản này. Điều 46. Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
1. Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân các sự cố trên địa bàn;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ giao. Điều 10. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình
1. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:
a) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
b) Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
c) Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
d) Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;
đ) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
e) Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng. Điều 12. Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng
1. Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đã là hàng hóa trên thị trường:
a) Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cung cấp cho bên giao thầu (bên mua sản phẩm xây dựng) các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
c) Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng;
d) Thực hiện sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm xây dựng không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết bảo hành sản phẩm xây dựng và quy định của hợp đồng xây dựng.
2. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế:
a) Trình bên giao thầu (bên mua) quy trình sản xuất, thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết kế và quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo đối với vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị;
b) Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã được bên giao thầu chấp thuận, đáp ứng yêu cầu thiết kế; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên giao thầu trong việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận chuyển và lưu giữ tại công trình;
c) Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
d) Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy định của hợp đồng;
đ) Cung cấp cho bên giao thầu các chứng chỉ, chứng nhận, thông tin, tài liệu có liên quan theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Nhà thầu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị do mình cung ứng, sản xuất, chế tạo so với yêu cầu của bên giao thầu và tính chính xác, trung thực của các tài liệu cung cấp cho bên giao thầu; việc nghiệm thu của bên giao thầu không làm giảm trách nhiệm nêu trên của các nhà thầu này.
4. Bên giao thầu có trách nhiệm:
a) Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu cung ứng, nhà thầu sản xuất, chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
b) Kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng; yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản xuất, chế tạo thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trước khi nghiệm thu đưa vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình;
c) Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo quy trình đã thống nhất với nhà thầu;
d) Lập hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình, bao gồm:
a) Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;
b) Chứng chỉ xuất xứ phải phù hợp với quy định của hợp đồng giữa nhà thầu cung ứng, bên mua hàng và phù hợp với danh mục vật tư, vật liệu đã được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt đối với trường hợp nhập khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa;
c) Giấy chứng nhận hợp quy theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật có liên quan đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị thuộc đối tượng phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;
d) Các thông tin, tài liệu có liên quan tới vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;
đ) Các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu của thiết kế được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình;
e) Các biên bản nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định;
g) Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng.
6. Thay đổi chủng loại, nguồn gốc xuất xứ vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng:
a) Các vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được thay thế phải đáp ứng được yêu cầu thiết kế, phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt theo quy định của hợp đồng;
b) Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công, nếu việc thay đổi dẫn đến điều chỉnh dự án thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Điều 19. Giám sát thi công xây dựng công trình
...
8. Đối với dự án PPP, cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm:
a) Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu của dự án (nếu có);
b) Kiểm tra việc thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung đề cương, nhiệm vụ giám sát và quy định của Nghị định này; kiểm tra sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, các quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lập, phê duyệt đề cương kiểm tra bao gồm phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, số lượng đợt kiểm tra và các yêu cầu khác phù hợp với công việc cần thực hiện và thỏa thuận tại hợp đồng dự án;
c) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP yêu cầu tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thay thế nhân sự trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu năng lực theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật về xây dựng;
d) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP tạm dừng hoặc đình chỉ thi công xây dựng công trình khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn chịu lực, phòng cháy chữa cháy, môi trường ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn cộng đồng, an toàn công trình lân cận và yêu cầu nhà thầu tổ chức khắc phục trước khi tiếp tục thi công xây dựng công trình;
đ) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lựa chọn và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kiểm định theo quy định của pháp luật về đấu thầu; kiểm tra việc thực hiện kiểm định theo quy định;
e) Tham gia nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
g) Kiểm định chất lượng công trình làm cơ sở chuyển giao theo quy định trong hợp đồng dự án đối với loại hợp đồng BOT, BLT khi kết thúc thời gian kinh doanh hoặc thuê dịch vụ. Điều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.
8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
Điều 22. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
2. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.
3. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. Điều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.
8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
Điều 22. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
2. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.
3. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
b) Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định này;
c) Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng:
a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
b) Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu.
3. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.
4. Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng;
b) Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. Nội dung biên bản và thành phần ký biên bản nghiệm thu được quy định tại các khoản 2, 6, và 7 Điều này.
6. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
e) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
g) Phụ lục kèm theo (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
b) Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định này;
c) Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng:
a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
b) Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu.
3. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.
4. Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng;
b) Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. Nội dung biên bản và thành phần ký biên bản nghiệm thu được quy định tại các khoản 2, 6, và 7 Điều này.
6. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
e) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
g) Phụ lục kèm theo (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Điều 19. Giám sát thi công xây dựng công trình
1. Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật số 50/2014/QH13. Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
b) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;
c) Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;
d) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;
e) Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
g) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
h) Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;
i) Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
k) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);
l) Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định này; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
m) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
2. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng được quy định như sau:
a) Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phải được quy định trong hợp đồng xây dựng giữa tổng thầu với chủ đầu tư;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình và phải được thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 13 Nghị định này.
4. Tổ chức thực hiện giám sát quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và có đủ nhân sự thực hiện giám sát tại công trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của công việc thực hiện giám sát. Tùy theo quy mô, tính chất, kỹ thuật của công trình, cơ cấu nhân sự của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát trưởng và các giám sát viên. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng của tổ chức nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và cấp công trình.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Phụ lục IV Nghị định này gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:
a) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng theo quy định tại Phụ lục IVa Nghị định này. Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo;
b) Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục IVb Nghị định này.
6. Trường hợp chủ đầu tư, tổng thầu EPC, tổng thầu theo hình thức chìa khóa trao tay tự thực hiện đồng thời việc giám sát và thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư, tổng thầu phải thành lập bộ phận giám sát thi công xây dựng độc lập với bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình.
7. Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công:
a) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;
b) Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;
c) Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.
8. Đối với dự án PPP, cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm:
a) Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu của dự án (nếu có);
b) Kiểm tra việc thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung đề cương, nhiệm vụ giám sát và quy định của Nghị định này; kiểm tra sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, các quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lập, phê duyệt đề cương kiểm tra bao gồm phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, số lượng đợt kiểm tra và các yêu cầu khác phù hợp với công việc cần thực hiện và thỏa thuận tại hợp đồng dự án;
c) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP yêu cầu tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thay thế nhân sự trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu năng lực theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật về xây dựng;
d) Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP tạm dừng hoặc đình chỉ thi công xây dựng công trình khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn chịu lực, phòng cháy chữa cháy, môi trường ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn cộng đồng, an toàn công trình lân cận và yêu cầu nhà thầu tổ chức khắc phục trước khi tiếp tục thi công xây dựng công trình;
đ) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lựa chọn và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kiểm định theo quy định của pháp luật về đấu thầu; kiểm tra việc thực hiện kiểm định theo quy định;
e) Tham gia nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
g) Kiểm định chất lượng công trình làm cơ sở chuyển giao theo quy định trong hợp đồng dự án đối với loại hợp đồng BOT, BLT khi kết thúc thời gian kinh doanh hoặc thuê dịch vụ. Điều 25. Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (sau đây gọi là Hội đồng) và quy định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc của Hội đồng theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 123 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
2. Hàng năm, Hội đồng đề xuất danh mục công trình do Hội đồng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng trong các hoạt động của Hội đồng. Điều 25. Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng (sau đây gọi là Hội đồng) và quy định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc của Hội đồng theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 123 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Điều 52. Trách nhiệm thi hành
...
3. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, bao gồm:
a) Bộ Xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị);
b) Bộ Giao thông vận tải đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trừ các công trình do Bộ Xây dựng quản lý quy định tại điểm a khoản này;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
d) Bộ Công Thương đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp trừ các công trình do Bộ Xây dựng quản lý quy định tại điểm a khoản này;
d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Điều 52. Trách nhiệm thi hành
...
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành trên địa bàn, cụ thể:
a) Sở Xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng, dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị), dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác;
b) Sở Giao thông vận tải đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
d) Sở Công Thương đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
đ) Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với các công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn được giao quản lý;
e) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thì Sở này thực hiện nhiệm vụ tại điểm a, điểm b khoản này. Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
...
2. Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng:
a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
b) Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu. Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
b) Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định này;
c) Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng:
a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
b) Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu.
3. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.
4. Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng;
b) Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. Nội dung biên bản và thành phần ký biên bản nghiệm thu được quy định tại các khoản 2, 6, và 7 Điều này.
6. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
e) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
g) Phụ lục kèm theo (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
b) Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định này;
c) Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng:
a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
b) Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu.
3. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.
4. Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng;
b) Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. Nội dung biên bản và thành phần ký biên bản nghiệm thu được quy định tại các khoản 2, 6, và 7 Điều này.
6. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
e) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
g) Phụ lục kèm theo (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Điều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.
8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện. Điều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.
8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
Điều 22. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
2. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.
3. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. Điều 52. Trách nhiệm thi hành
...
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành trên địa bàn, cụ thể:
a) Sở Xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng, dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị), dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác;
b) Sở Giao thông vận tải đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
d) Sở Công Thương đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
đ) Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với các công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn được giao quản lý;
e) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thì Sở này thực hiện nhiệm vụ tại điểm a, điểm b khoản này. Điều 5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.
3. Nội dung kiểm định xây dựng:
a) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;
b) Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
c) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
4. Chi phí kiểm định xây dựng:
a) Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khối lượng công việc theo hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm định được phê duyệt;
b) Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện kiểm định nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định trong quá trình khai thác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra. Điều 5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.
3. Nội dung kiểm định xây dựng:
a) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;
b) Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
c) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
4. Chi phí kiểm định xây dựng:
a) Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khối lượng công việc theo hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm định được phê duyệt;
b) Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện kiểm định nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định trong quá trình khai thác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra. Điều 5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.
3. Nội dung kiểm định xây dựng:
a) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;
b) Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
c) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
4. Chi phí kiểm định xây dựng:
a) Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khối lượng công việc theo hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm định được phê duyệt;
b) Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện kiểm định nếu kết quả kiểm định liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định trong quá trình khai thác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra. Điều 13. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
...
3. Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:
a) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thi công;
c) Tiến độ thi công xây dựng công trình;
d) Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
đ) Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III Nghị định này; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn;
e) Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng xây dựng. Điều 13. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
...
3. Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:
...
d) Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; Điều 31. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
1. Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;
b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;
e) Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;
g) Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
h) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
i) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
k) Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
l) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
2. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;
d) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.
3. Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.
5. Trường hợp có tiêu chuẩn về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.
6. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;
d) Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi;
đ) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm phê duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
...
4. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
...
4. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
...
4. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
...
4. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
...
4. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
...
4. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
...
4. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
...
4. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
...
4. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Điều 36. Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình
1. Lập và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn.
2. Tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình.
3. Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn.
4. Gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này. Điều 38. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình:
...
e) Gửi 01 bản báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này; Điều 40. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
1. Khi phát hiện hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:
a) Kiểm tra lại hiện trạng công trình;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);
c) Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ;
d) Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất;
đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.
2. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình (nếu cần thiết);
b) Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và thời gian thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để đảm bảo an toàn;
c) Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn (nếu cần thiết);
d) Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật khi không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
3. Đối với chung cư cũ, chung cư có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về nhà ở.
4. Mọi công dân đều có quyền thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các cơ quan thông tin đại chúng biết khi phát hiện hạng mục công trình, công trình xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng để xử lý kịp thời.
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này khi tiếp nhận thông tin về hạng mục công trình, công trình xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp an toàn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Trường hợp không xử lý kịp thời, gây thiệt hại về người và tài sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Điều 52. Trách nhiệm thi hành
...
3. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, bao gồm:
a) Bộ Xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị);
b) Bộ Giao thông vận tải đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trừ các công trình do Bộ Xây dựng quản lý quy định tại điểm a khoản này;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
d) Bộ Công Thương đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp trừ các công trình do Bộ Xây dựng quản lý quy định tại điểm a khoản này;
d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Điều 41. Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình xác định thời hạn sử dụng của công trình theo hồ sơ thiết kế xây dựng công trình và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.
2. Đối với công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi công trình hết thời hạn sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này về thời điểm hết thời hạn sử dụng công trình và dự kiến phương án xử lý đối với công trình sau khi hết thời hạn sử dụng.
3. Sau khi nhận được báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này có trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng trong danh mục trên trang thông tin điện tử của mình.
4. Đối với công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp trừ đối tượng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định để đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình và đề xuất phương án gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có), xác định thời gian được tiếp tục sử dụng công trình sau khi sửa chữa, gia cố;
b) Tổ chức gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng;
c) Gửi 01 bản báo cáo kết quả thực hiện công việc quy định tại điểm a, điểm b khoản này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan để được xem xét và cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ. Thời hạn xem xét và cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 14 ngày kể từ khi nhận được báo cáo;
d) Căn cứ kết quả thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản này, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình.
5. Các trường hợp không tiếp tục sử dụng đối với công trình hết thời hạn sử dụng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không có nhu cầu sử dụng tiếp;
b) Kết quả kiểm tra, kiểm định để đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình cho thấy công trình không đảm bảo an toàn, không thể gia cố, cải tạo, sửa chữa;
c) Công trình không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục khai thác, sử dụng.
6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Rà soát các công trình xây dựng không đủ cơ sở để xác định được thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Tổ chức thực hiện việc xác định thời hạn sử dụng, công bố công trình hết thời hạn sử dụng và thực hiện các công việc tiếp theo quy định tại Điều này đối với các công trình chưa xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình;
c) Thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc dừng sử dụng và yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm phá dỡ công trình và thời gian thực hiện việc phá dỡ công trình đối với các công trình không tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Việc xử lý đối với nhà chung cư hết thời hạn sử dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
8. Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình cá nhân hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này và căn cứ vào kết quả thực hiện các công việc này để tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. Điều 44. Báo cáo sự cố công trình xây dựng
1. Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng biện pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải thông báo về sự cố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố và thiệt hại (nếu có) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình (nếu có). Ngay sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự cố.
2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các sự cố có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công trình, vị trí xây dựng, quy mô công trình;
b) Tên các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình;
c) Mô tả về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố;
d) Thiệt hại về người và tài sản (nếu có).
3. Đối với các sự cố công trình đi qua địa bàn 02 tỉnh trở lên, sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố.
5. Trường hợp sự cố công trình xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này. Điều 49. Khai báo, báo cáo và giải quyết sự cố về máy, thiết bị
1. Khi xảy ra sự cố về máy, thiết bị, bằng biện pháp nhanh nhất chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo về sự cố bao gồm thông tin về tên và vị trí xây dựng công trình, sơ bộ về sự cố và thiệt hại (nếu có) với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các tổ chức có liên quan để kịp thời tổ chức giải quyết sự cố.
2. Ngoài việc khai báo theo quy định tại khoản 1 Điều này, đối với các sự cố về máy, thiết bị gây chết người hoặc làm bị thương nặng từ 2 người trở lên, nhà thầu thi công xây dựng phải khai báo theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện khai báo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các cơ quan có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
5. Cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Kiểm tra hiện trường, kiểm tra việc khai báo, giải quyết sự cố của chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng theo quy định tại Điều này;
b) Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng sử dụng đối với máy, thiết bị; dừng, tạm dừng thi công đối với các hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố;
c) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác điều tra xác định nguyên nhân và lập hồ sơ sự cố về máy, thiết bị trước khi phá dỡ, thu dọn;
d) Thông báo kết quả điều tra nguyên nhân sự cố về máy, thiết bị cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố về máy, thiết bị;
đ) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
6. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng máy, thiết bị có trách nhiệm khắc phục sự cố về máy, thiết bị đảm bảo các yêu cầu về an toàn trước khi thi công trở lại.
7. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố về máy, thiết bị có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố. Tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng còn bị xử lý theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 50. Điều tra sự cố về máy, thiết bị
1. Thẩm quyền điều tra sự cố về máy, thiết bị:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì điều tra sự cố về máy, thiết bị xảy ra trên địa bàn tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc điều tra sự cố máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủ trì điều tra sự cố máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan có thẩm quyền điều tra sự cố quy định tại khoản 1 Điều này thành lập Tổ điều tra sự cố để thực hiện điều tra sự cố. Tổ điều tra sự cố bao gồm đại diện cơ quan chuyên môn về xây dựng, các cơ quan có liên quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì điều tra sự cố chỉ định tổ chức tư vấn xác định nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
3. Nội dung thực hiện điều tra sự cố về máy, thiết bị:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, thông số kỹ thuật có liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân;
b) Đánh giá mức độ an toàn của máy, thiết bị, công trình và công trình lân cận (nếu có) sau sự cố;
c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
d) Lập hồ sơ điều tra sự cố, bao gồm: Báo cáo điều tra sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng chi phí tổ chức điều tra sự cố. Sau khi có kết quả điều tra sự cố và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhằn gây ra sự cố phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức điều tra sự cố. Trường hợp sự cố xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức điều tra sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan.
5. Riêng trường hợp sự cố về máy, thiết bị không thuộc danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt sử dụng trong thi công xây dựng công trình và không làm bị thương nặng hoặc gây chết người thì chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì tổ chức điều tra và giải quyết sự cố về máy, thiết bị. Điều 50. Điều tra sự cố về máy, thiết bị
1. Thẩm quyền điều tra sự cố về máy, thiết bị:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì điều tra sự cố về máy, thiết bị xảy ra trên địa bàn tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc điều tra sự cố máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủ trì điều tra sự cố máy, thiết bị sử dụng thi công xây dựng trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ giao.
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|