Thời gian lao động của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù làm công việc nặng nhọc, độc hại trong một ngày là bao nhiêu giờ?
- Thời gian lao động của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù làm công việc nặng nhọc, độc hại trong một ngày là bao nhiêu giờ?
- Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù có con dưới 36 tháng tuổi thì có được nghỉ lao động không?
- Ai có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức lao động trong năm cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam?
Thời gian lao động của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù làm công việc nặng nhọc, độc hại trong một ngày là bao nhiêu giờ?
Thời gian lao động của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2013-TTLT-BCA-BQP-BTC như sau:
Chế độ lao động của phạm nhân
1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù ở trại giam, phạm nhân có nghĩa vụ phải lao động để cải tạo và trở thành công dân có ích cho xã hội; Giám thị trại giam có trách nhiệm bố trí lao động cho phạm nhân phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng phạm nhân và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục phạm nhân.
Thời gian lao động của phạm nhân trong một ngày không quá 08 giờ, trường hợp lao động công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do pháp luật quy định thì thời gian lao động trong một ngày không quá 06 giờ; phạm nhân được bố trí ngày thứ bảy để học tập và được nghỉ lao động ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc do yêu cầu thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày; phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
...
Như vậy, theo quy định, thời gian lao động của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù trong một ngày là không quá 08 giờ.
Trường hợp phạm nhân lao động công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do pháp luật quy định thì thời gian lao động trong một ngày không quá 06 giờ.
Thời gian lao động của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù làm công việc nặng nhọc, độc hại trong một ngày là bao nhiêu giờ? (Hình từ Internet)
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù có con dưới 36 tháng tuổi thì có được nghỉ lao động không?
Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù được nghỉ lao động được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2013-TTLT-BCA-BQP-BTC như sau:
Chế độ lao động của phạm nhân
...
2. Không bố trí công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do pháp luật quy định đối với các trường hợp sau đây:
a) Phạm nhân là nam từ 60 tuổi trở lên;
b) Phạm nhân là người chưa thành niên;
c) Phạm nhân là nữ;
d) Phạm nhân được y tế của trại giam xác định không đủ sức khỏe (mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần) để lao động nặng nhọc, độc hại.
3. Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây được nghỉ lao động:
a) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe để lao động và được y tế của trại giam xác nhận;
c) Phạm nhân đang điều trị tại trạm xá, bệnh xá hoặc bệnh viện;
đ) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế của trại giam xác nhận.
Như vậy, theo quy định, trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế của trại giam xác nhận thì được nghỉ lao động.
Ai có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức lao động trong năm cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam?
Trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức lao động được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 12/2013-TTLT-BCA-BQP-BTC như sau:
Tổ chức lao động, học nghề cho phạm nhân
1. Lập kế hoạch tổ chức lao động hàng năm
Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, các ngành nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động trong năm cho phạm nhân, gửi về Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý), Cơ quan thi hành án hình sự Quân khu (đối với các trại giam do Quân khu quản lý) vào trước ngày 05 tháng 7 hàng năm. Kế hoạch tổ chức lao động hàng năm cho phạm nhân phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
b) Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;
c) Dự kiến kết quả thu được từ lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;
d) Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả động lao động của phạm nhân theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch này.
...
Như vậy, theo quy định, Giám thị trại giam là người có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức lao động trong năm cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại tram.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?