Thời gian khai thác khoáng sản ghi trên giấy phép được tính như thế nào? Có tính cả thời gian xây dựng mỏ không?
Giấy phép khai thác khoáng sản có ghi thời hạn khai thác khoáng sản hay không?
Tại Điều 54 Luật Khoáng sản 2010 quy định về Giấy phép khai thác khoáng sản cụ thể như sau:
Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
b) Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
c) Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;
d) Thời hạn khai thác khoáng sản;
đ) Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.
Theo đó, một trong những nội dung chính phải có trên Giấy phép khai thác khoáng sản chính là thời hạn khai thác khoáng sản. Đây cũng chính là yếu tố để xác định thời hạn có hiệu lực của loại giấy phép này.
Thời hạn khai thác khoáng sản được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian khai thác khoáng sản được ghi trên Giấy phép khai thác khoáng sản được tính như thế nào?
Tại Điều 38 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản là thời gian khai thác khoáng sản xác định trong Dự án đầu tư khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật khoáng sản.
2. Thời gian khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản gồm: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ, kể cả thời gian dự kiến làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất để khai thác; thời gian khai thác theo công suất thiết kế; thời gian khai thác nạo vét.
Như vậy, thời gian khai thác khoáng sản được ghi trên Giấy phép khai thác khoáng sản sẽ được tính bao gồm cả thời gian xây dựng cơ bản mỏ, kể cả thời gian dự kiến làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất để khai thác, thời gian khai thác theo công suất thiết kế và thời gian khai thác nạo vét anh nhé.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định hiện nay phải bao gồm những gì?
Theo Điều 59 Luật Khoáng sản 2010 thì hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
- Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
- Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;
- Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 158/2016/NĐ-CP có hướng dẫn cụ thể thêm về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
1. Văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; bản đồ khu vực khai thác khoáng sản; dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò; báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Quyết định chủ trương đầu tư (đối với trường hợp nhà đầu tư trong nước), Giấy đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài); các văn bản chứng minh vốn chủ sở hữu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trường hợp đề nghị khai thác quặng phóng xạ, kèm theo hồ sơ còn có văn bản thẩm định an toàn của Cục an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?