Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra khả năng tác động hạn chế canh tranh trong trường hợp nào?
11 thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định như sau:
Theo đó, 11 thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được pháp luật quy định bao gồm:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra khả năng tác động hạn chế canh tranh trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra khả năng tác động hạn chế canh tranh trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nội dung đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 Điều 12 của Luật Cạnh tranh.
...
3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 5%;
b) Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, khi thị phần của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 15%.
4. Trong quá trình đánh giá tác động và khả năng gây tác hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và yêu cầu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.
Theo đó, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 5%;
- Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, khi thị phần của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 15%.
Những hành vi vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh gồm những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh bao gồm:
- Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
+ Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
- Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của trường gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo hay gửi về cho Sở Giáo dục và Đào tạo?
- Ghi nhãn chất phụ gia thực phẩm như thế nào? Những hành vi bị cấm trong an toàn vệ sinh thực phẩm?
- Khai thác, sử dụng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu kinh tế công nghiệp và thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành được quy định ra sao?
- Mẫu giấy mời theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu giấy mời theo Nghị định 30? Tải về Mẫu giấy mời ở đâu?
- Thông tư 52 2024 BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt? Tải Thông tư 52 BYT về nước sạch?