Thiết kế công trình điện chiếu sáng đô thị (thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật) có cần giấy phép hoạt động tư vấn điện lực hay không?
- Đường dây và trạm biến áp thuộc lĩnh vực hoạt động nào?
- Thiết kế công trình điện chiếu sáng đô thị (thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật) có cần giấp phép hoạt động tư vấn điện lực hay không?
- Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kV?
- Hồ sơ xin giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực được quy định như thế nào?
Đường dây và trạm biến áp thuộc lĩnh vực hoạt động nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực
- Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng khác áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng.
- Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện.
- Công trình điện bao gồm:
+ Nhà máy điện: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn);
+ Công trình đường dây và trạm biến áp.
- Bảng phân hạng về quy mô của công trình điện áp dụng trong hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực:
| Thủy điện, điện gió, điện mặt trời | Nhiệt điện | Đường dây và trạm biến áp |
Hạng 1 | Không giới hạn quy mô công suất | Không giới hạn quy mô công suất | Không giới hạn quy mô cấp điện áp |
Hạng 2 | Đến 300 MW | Đến 300 MW | Đến 220 kV |
Hạng 3 | Đến 100 MW |
| Đến 110 kV |
Hạng 4 | Đến 30 MW |
| Đến 35 kV |
Như vậy, hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện. Công trình điện bao gồm 2 loại:
- Công trình nhà máy điện (thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện);
- Công trình đường dây và trạm biến áp.
Công trình đường dây và trạm biến áp áp dụng trong hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực được phân làm 4 hạng, trong đó hạng 4 có quy mô cấp điện áp đến 35 kV.
Thiết kế công trình điện chiếu sáng đô thị (thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật) có cần giấp phép hoạt động tư vấn điện lực hay không?
Thiết kế công trình điện chiếu sáng đô thị (thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật) có cần giấp phép hoạt động tư vấn điện lực hay không?
Căn cứ Điều 1 Thông tư số 21/2020/TT-BCT quy định về thiết kế công trình điện chiếu sáng đô thị như sau:
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực, thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực trong các lĩnh vực sau đây:
"1. Tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm:
a) Tư vấn thiết kế công trình: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp;
b) Tư vấn giám sát thi công công trình: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp.
2. Phát điện.
3. Truyền tải điện.
4. Phân phối điện.
5. Bán buôn điện.
6. Bán lẻ điện."
Như vậy, trong lĩnh vực thiết kế công trình điện chiếu sáng đô thị (thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật) nếu có nội dung liên quan đến hoạt động tư vấn thiết kế đường dây hoặc trạm biến áp đấu nối với hệ thống điện quốc gia thì đơn vị phải có giấy phép hoạt động điện lực.
Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kV?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, điểm a khoản 13 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, điểm b khoản 13 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy đinh như sau:
Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp
- Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
+ Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
Hồ sơ xin giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm:
"1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
3. Danh sách trích ngang chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chức danh giám sát trưởng và các chuyên gia tư vấn khác theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các chuyên gia tư vấn.
4. Tài liệu chứng minh kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn (Quyết định phân công nhiệm vụ, giấy xác nhận của các đơn vị có dự án mà chuyên gia đã thực hiện hoặc các tài liệu có giá trị tương đương)."
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?