Thiết bị nghe được cấp điện từ nguồn lưới phải cung cấp cơ cấu ngắt điện để làm gì? Khi đóng cắt nguồn lưới phải có giá trị điện trở như thế nào?
Thiết bị nghe được cấp điện từ nguồn lưới phải cung cấp cơ cấu ngắt điện để làm gì?
Thiết bị nghe được cấp điện từ nguồn lưới phải cung cấp cơ cấu ngắt điện để làm gì, thì theo quy định tại tiết 8.19.1 tiểu mục 8.19 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6385:2009 như sau:
Yêu cầu về kết cấu liên quan đến bảo vệ chống điện giật
…
8.19. Ngắt điện khỏi nguồn lưới
8.19.1. Khi thiết bị được thiết kế để được cấp điện từ nguồn lưới, phải cung cấp cơ cấu ngắt điện để cách ly thiết bị với lưới để bảo trì.
CHÚ THÍCH: Dưới đây là các ví dụ về cơ cấu ngắt:
- phích cắm nguồn lưới,
- bộ nối thiết bị,
- thiết bị đóng cắt nguồn lưới ở tất cả các cực;
- máy cắt tất cả các cực.
Trong trường hợp sử dụng phích cắm nguồn lưới hoặc bộ nối thiết bị làm cơ cấu ngắt thì hướng dẫn sử dụng phải phù hợp với 5.4.2 a).
Trong trường hợp sử dụng thiết bị đóng cắt nguồn lưới ở tất cả các cực hoặc máy cắt tất cả các cực làm cơ cấu ngắt thì cơ cấu này phải có khoảng cách ly tiếp điểm tối thiểu là 3 mm ở từng cực và phải ngắt tất cả các cực đồng thời.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và phép đo.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị nghe được cấp điện từ nguồn lưới phải cung cấp cơ cấu ngắt điện để cách ly thiết bị với lưới để bảo trì.
Thiết bị nghe được cấp điện từ nguồn lưới phải cung cấp cơ cấu ngắt điện để làm gì? (Hình từ Internet)
Thiết bị nghe được thiết kế để kết nối vào lưới bằng phích cắm nguồn lưới thì phải thiết kế như thế nào?
Thiết bị nghe được thiết kế để kết nối vào lưới bằng phích cắm nguồn lưới thì phải thiết kế theo quy định tại tiết 9.1.6 tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6385:2009 như sau:
Nguy cơ điện giật trong điều kiện làm việc bình thường
…
9.1 Thử nghiệm ở bên ngoài
…
9.1.6. Rút phích cắm nguồn lưới
Thiết bị được thiết kế để nối vào lưới bằng phích cắm nguồn lưới phải được thiết kế sao cho không có rủi ro điện giật từ điện tích tích lũy trên tụ điện khi chạm vào các chân hoặc tiếp điểm của phích cắm sau khi rút ra khỏi ổ cắm.
CHÚ THÍCH: Với mục đích của điều này, bộ ghép nối liên kết kiểu cọc cắm và bộ ghép nối thiết bị kiểu lổ cắm được xem là phích cắm nguồn lưới.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét theo 9.1.1.1 a) hoặc c) bằng cách tính toán.
Thiết bị đóng cắt nguồn lưới, nếu có, ở vị trí cắt, trừ khi vị trí “đóng” là bất lợi hơn.
Hai giây sau khi rút phích cắm nguồn lưới, các chân hoặc các tiếp điểm của phích cắm không còn mang điện nguy hiểm.
Lặp lại thử nghiệm 10 lần để có được tình trạng bất lợi nhất.
Nếu điện dung danh nghĩa qua các cực nguồn lưới không quá 0,1 mF thì không phải thực hiện thử nghiệm
...
Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị nghe được thiết kế để nối vào lưới bằng phích cắm nguồn lưới phải được thiết kế sao cho không có rủi ro điện giật từ điện tích tích lũy trên tụ điện khi chạm vào các chân hoặc tiếp điểm của phích cắm sau khi rút ra khỏi ổ cắm.
Thiết bị nghe đóng cắt nguồn lưới phải có giá trị điện trở như thế nào?
Thiết bị nghe đóng cắt nguồn lưới phải có giá trị điện trở theo quy định tại tiểu mục 14.1 Mục 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6385:2009 như sau:
Linh kiện
…
14.1. Điện trở
Các điện trở mà sự ngắn mạch hoặc đứt mạch gây ra vi phạm các yêu cầu vận hành trong điều kiện sự cố (xem Điều 11) và điện trở bắc cầu các khe hở tiếp điểm của thiết bị đóng cắt nguồn lưới phải có giá trị điện trở ổn định thích đáng trong tình trạng quá tải.
Các điện trở như vậy phải được chỉ rõ vị trí nằm bên trong vỏ bọc của thiết bị.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm a) hoặc thử nghiệm b) tiến hành trên mười mẫu thử.
Trước khi thử nghiệm a) hoặc b) phải đo điện trở của mỗi mẫu thử và sau đó đem mẫu đó đưa thử nghiệm nóng ẩm theo TCVN 7699-2-78 (IEC 6068-2-78) với tham số về mức khắc nghiệt như sau:
- Nhiệt độ: (40 ± 2) °C,
- Độ ẩm: (93 ± 3) % RH
- Thời gian thử nghiệm: 21 ngày.
a) Đối với các điện trở nối giữa bộ phận mang điện nguy hiểm và bộ phận dẫn chạm tới được và các điều trở bắc cầu khe hở tiếp điểm của thiết bị đóng cắt nguồn lưới thì từng mẫu trong mười mẫu thử phải cho chịu phóng điện 50 lần với số lần chịu phóng lớn nhất là 12 lần/min, từ một tụ điện được nạp đến 10 kV trong mạch thử nghiệm cho trên Hình 5a.
Sau khi thử nghiệm, giá trị điện trở không được sai lệch quá 20 % so với giá trị đo được trước khi đưa thử nghiệm nóng ẩm.
Không cho phép có hỏng hóc.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị nghe đóng cắt nguồn lưới phải có giá trị điện trở ổn định thích đáng trong tình trạng quá tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?