Thiết bị chống ngủ gật là gì? Các bộ phận của thiết bị chống ngủ gật trên phương tiện giao thông đường sắt phải chịu được điều kiện khí hậu như thế nào?
- Thiết bị chống ngủ gật là gì?
- Các bộ phận của thiết bị chống ngủ gật trên phương tiện giao thông đường sắt phải chịu được điều kiện khí hậu như thế nào?
- Thiết bị chống ngủ gật trên phương tiện giao thông đường sắt phải có tối thiểu các bộ phận nào?
- Việc lắp đặt thiết bị chống ngủ gật trên phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào?
Thiết bị chống ngủ gật là gì?
Thiết bị chống ngủ gật được giải thích tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12582:2018 là thiết bị an toàn có chức năng kích hoạt các cảnh báo an toàn khi các tín hiệu đầu vào liên tục từ lái tàu bị gián đoạn.
Các bộ phận của thiết bị chống ngủ gật trên phương tiện giao thông đường sắt phải chịu được điều kiện khí hậu như thế nào?
Các bộ phận của thiết bị chống ngủ gật trên phương tiện giao thông đường sắt phải chịu được điều kiện khí hậu được quy định tại tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12582:2018 như sau:
(1) Các bộ phận của thiết bị chống ngủ gật lắp phía ngoài buồng lái phải chịu được điều kiện khí hậu sau:
- Nhiệt độ môi trường: từ -5oC đến 50oC;
- Độ ẩm tương đối của không khí tối đa 100 %;
- Độ ẩm tương đối của không khí ứng với trạng thái nhiệt độ môi trường 45 °C nằm trong khoảng từ 40 % đến 60 %;
- Độ cao so với mực nước biển: từ 0 m đến 1 370 m;
- Không khí có muối biển.
(2) Các bộ phận của thiết bị chống ngủ gật lắp phía trong buồng lái phải chịu được điều kiện khí hậu sau:
- Nhiệt độ môi trường: từ 0 °C đến 50 oC;
- Độ ẩm tương đối của không khí tối đa 95 %;
- Độ cao so với mực nước biển: từ 0 m đến 1 370 m;
- Không khí có muối biển.
Thiết bị chống ngủ gật (Hình từ Internet)
Thiết bị chống ngủ gật trên phương tiện giao thông đường sắt phải có tối thiểu các bộ phận nào?
Thiết bị chống ngủ gật trên phương tiện giao thông đường sắt phải có tối thiểu các bộ phận được quy định tại tiết 4.2.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12582:2018 như sau:
Yêu cầu kỹ thuật và tính năng hoạt động
...
4.2 Yêu cầu về tính năng hoạt động
4.2.1 Chức năng
4.2.1.1 Lái tàu hoặc người phụ lái tàu nhấn nút báo đáp ở khoảng thời gian quy định trước. Nếu không thực hiện, thiết bị sẽ cảnh báo cho lái tàu bằng tín hiệu đèn hoặc âm thanh hoặc cả hai.
4.2.1.2 Nếu lái tàu hoặc người phụ lái tàu không phản hồi lại các tín hiệu đèn và âm thanh; đoàn tàu sẽ được đưa về trạng thái dừng bằng cách ngắt tải động cơ và tác dụng hãm khẩn.
4.2.2 Yêu cầu về giao diện
4.2.2.1 Thiết bị chống ngủ gật phải có tối thiểu các bộ phận sau:
a) Bộ xử lý logic;
b) Bộ phát cảnh báo bằng đèn;
c) Bộ phát cảnh báo bằng âm thanh;
d) Nút bấm hoặc bàn đạp báo đáp;
đ) Van ngắt khẩn cấp kết nối với hệ thống hãm khẩn đoàn tàu;
e) Thiết bị cô lập hệ thống.
4.2.2.2 Các bộ phận của thiết bị tương tác với lái tàu (bàn đạp, nút bấm hoặc phương thức điều khiển khác) phải đáp ứng các yêu cầu liên quan về công thái học quy định trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này. Đặc biệt, thiết kế của phần giao diện điều khiển phải xem xét tới các yếu tố sau để phòng ngừa rủi ro do mệt mỏi và căng thẳng:
a) Thao tác vận hành và di chuyển của lái tàu;
b) Vị trí làm việc và bố trí bàn điều khiển;
c) Tư thế và vị trí làm việc;
d) Khoảng thời gian làm việc và tần suất ấn nút báo đáp;
đ) Vị trí của các nút báo đáp và các khoảng cách được di chuyển;
e) Độ lớn của lực ấn nút báo đáp;
g) Đặc tính của tải và thiết bị.
...
Theo đó, trên phương tiện giao thông đường sắt phải có tối thiểu các bộ phận sau:
- Bộ xử lý logic;
- Bộ phát cảnh báo bằng đèn;
- Bộ phát cảnh báo bằng âm thanh;
- Nút bấm hoặc bàn đạp báo đáp;
- Van ngắt khẩn cấp kết nối với hệ thống hãm khẩn đoàn tàu;
- Thiết bị cô lập hệ thống.
Việc lắp đặt thiết bị chống ngủ gật trên phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào?
Việc lắp đặt thiết bị chống ngủ gật trên phương tiện giao thông đường sắt được quy định tại Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12582:2018 như sau:
(1) Vị trí lắp đặt
- Khu vực làm việc phải được thiết kế sao cho lái tàu có thể xác nhận bằng tư thế tự nhiên, thoải mái trong khi vẫn cho phép thay đổi tư thế khi xác nhận tín hiệu. Thiết kế khu vực làm việc phải không giới hạn tư thế của lái tàu một cách không cần thiết. Khu vực làm việc phải được thiết kế tiện dụng nhất có thể sao cho lái tàu có thể điều khiển đoàn tàu với vai được thả lỏng, cánh tay trên duỗi ra và gập 90° hoặc lớn hơn.
- Các nút bấm xác nhận phải được đặt ở trên bàn lái tàu hoặc ở mặt thẳng đứng trong khu vực điều khiển sao cho lái tàu hoặc người phụ lái tàu có thể chạm được vào nút bấm với cánh tay được duỗi ra và không có sự di chuyển của thân trên. Vị trí lắp đặt phải tính tới việc phòng ngừa lái tàu hoặc người phụ lái tàu dựa tay vào nút.
- Áp lực tác động của nút bấm xác nhận chống ngủ gật phải sao cho nút bấm hoạt động êm dịu.
(2) Khoảng cách tiếp cận
Chiều cao tối đa của các thiết bị điều khiển so với mặt bàn làm việc không quá 200 mm.
(3) Kích thước khu vực làm việc có ghế ngồi
- Chiều cao ghế: được điều chỉnh trong khoảng 390 mm ÷ 540 mm;
- Chiều rộng ghế: tối thiểu 420 mm;
- Chiều rộng phần tựa lưng: 360 mm ÷ 400 mm;
- Chiều cao phần tựa lưng: tối thiểu 320 mm;
- Phần tựa lưng: có thể điều chỉnh chiều cao và khoảng cách ngang từ ghế ngồi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?