Đối tượng
áp dụng
|
Thời gian đến
khi cảnh báo bằng đèn, âm thanh (s)
|
Thời gian từ
lúc cảnh báo đến khi tác dụng hãm khẩn (s)
|
Tổng thời
gian tác dụng (s)
|
Đường sắt quốc gia
|
≤ 60
|
3 ÷ 8
|
≤ 68
|
Đường sắt đô thị
|
Đường sắt chuyên dùng
|
≤ 60
|
-
|
-
|
4.2.4 Yêu cầu
về cảnh báo bằng đèn
Cảnh báo bằng đèn phải là đèn nháy màu
đỏ được đặt ở vị trí của
lái tàu. Đèn thứ hai phải được đặt ở khu vực người phụ lái tàu nếu phù hợp. Tần
suất nháy phải là 0,5 s bật và 0,5 s tắt: Mật độ đèn và vị trí lắp đặt phải sao
cho dễ dàng nhìn thấy rõ dưới tất cả các điều kiện ánh sáng trong buồng điều
khiển.
4.2.5 Yêu cầu
về cảnh báo bằng âm thanh
a) Cảnh báo bằng âm thanh phải có âm sắc
đầu ra 2 500 Hz ± 100 Hz, gián đoạn đóng/mở theo chu kỳ 3 Hz ± 0,5 Hz. Cảnh báo phải
nghe được ở vị trí lái
tàu và phụ lái tàu trong tất cả các trạng thái vận hành.
b) Cường độ âm thanh được đo cách 5 m
dọc theo đường trung tâm của thiết bị cảnh báo phải lớn hơn 83 dB. Cảnh báo phải
nghe được ở vị trí lái tàu và
phụ lái tàu trong tất cả các trạng thái vận hành.
4.2.6 Yêu cầu
về chức năng trừng phạt
4.2.6.1 Chức năng trừng
phạt là chức năng đưa tàu về trạng thái dừng bằng tác dụng hãm khẩn, nếu không
có tín hiệu báo
đáp của lái tàu trong khoảng thời gian quy định ở Bảng 1.
4.2.6.2 Van ngắt khẩn cấp của thiết
bị chống ngủ gật phải kích hoạt hệ thống hãm khẩn của tàu, xả toàn bộ khí nén trong ống
hãm của tàu ra ngoài gây ra tác dụng hãm khẩn.
4.2.6.3 Chức năng trừng
phạt phải kết nối và tương thích với hệ thống hãm của tàu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.2.6.5 Van ngắt khẩn
cấp không được khôi phục cho tới khi áp suất ống hãm ở dưới mức quy
định (70 kPa). Việc khôi phục van được thực hiện bằng cách đưa tay hãm về vị
trí cấp khi nén.
4.2.6.6 Việc khôi phục
thiết bị chống ngủ gật phải được thực hiện bằng cách di chuyển tay hãm để cấp
khí nén cho hệ thống hâm hoặc đưa tay điều khiển chính về vị trí “không tải” và sau đó
tác động bất kỳ thiết bị điều khiển an toàn tới vị trí xác định trước.
4.2.6.7 Ngoài các
yêu cầu an toàn khi có sự cố trong Điều 4.1.10, thiết bị có chức năng an toàn
phải đảm bảo được an toàn khi có sự cố ở tốc độ lớn hơn 10 km/h, ví dụ: thiết bị
phải hoạt động khi tàu di chuyển ở tốc độ lớn hơn 10 km/h và phải được thiết kế để
kích hoạt hãm khẩn nếu thiết bị chống ngủ gật không hoạt động do các hư hỏng kỹ
thuật hoặc các thao tác không đúng của lái tàu khi tàu chạy ở tốc độ lớn
hơn 10 km/h.
Phụ
lục A
(Tham
khảo)
Quy định về việc lắp đặt thiết bị chống ngủ gật
A.1 Vị trí lắp đặt
A.1.1 Khu vực làm
việc phải được thiết kế sao cho lái tàu có thể xác nhận bằng tư thế tự nhiên,
thoải mái trong khi vẫn cho phép thay đổi tư thế khi xác nhận tín hiệu. Thiết kế khu vực
làm việc phải không giới hạn tư thế của lái tàu một cách không cần thiết. Khu vực
làm việc phải được thiết kế tiện dụng nhất có thể sao cho lái tàu có
thể điều khiển đoàn tàu với
vai được thả lỏng, cánh
tay trên duỗi ra và gập 90° hoặc lớn hơn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.1.3 Áp lực tác động
của nút bấm xác nhận chống ngủ gật phải sao cho nút bấm hoạt động êm dịu.
A.2 Khoảng cách
tiếp cận
Chiều cao tối đa của các thiết bị điều
khiển so với mặt bàn làm việc không quá 200 mm.
A.3 Kích thước
khu vực làm việc có ghế ngồi
a) Chiều cao ghế: được điều chỉnh
trong khoảng 390 mm ÷ 540 mm;
b) Chiều rộng ghế: tối thiểu
420 mm;
c) Chiều rộng phần tựa lưng: 360 mm ÷ 400 mm;
d) Chiều cao phần tựa lưng: tối thiểu
320 mm;
đ) Phần tựa lưng: có thể điều chỉnh chiều cao
và khoảng cách ngang từ ghế ngồi.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 1 - Bố trí
thiết bị chống ngủ gật
Thư mục tài
liệu tham khảo
[1] TCVN 11390:2016, Phương tiện giao
thông đường sắt - Yêu cầu kỹ thuật của thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu
đoàn tàu.
[2] TCVN 12089:2017 (EN 50155:2007), Ứng
dụng đường sắt - Thiết bị điện tử sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt.
[3] UIC 641:2001 - Conditions to be
fulfilled by automatic vigilance devices used in international traffic (Các điều
kiện cần phải thỏa mãn đối với các thiết bị cảnh báo tự động sử dụng trong
giao thông quốc tế).
[4] UIC 644:1980 - Warning devices
used on tractive units employed on international services (Thiết bị cảnh báo trên đầu máy sử
dụng trong khai thác quốc tế).
[5] WOS 01 .D - Standard for Driver Safety
Systems (Tiêu chuẩn về các hệ thống an toàn lái tàu)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MỤC
LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện
dẫn
3 Thuật ngữ và
định nghĩa
4 Yêu cầu kỹ
thuật và tính năng hoạt
động
4.1 Yêu cầu kỹ thuật
4.2 Yêu cầu về
tính năng hoạt động
Phụ lục A
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66