Thi tuyển phương án kiến trúc là gì? Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc có được tính trong tổng mức đầu tư của dự án không?
- Thi tuyển phương án kiến trúc là gì? Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc có được tính trong tổng mức đầu tư của dự án không?
- Công tác chuẩn bị trước khi tổ chức thi tuyển kiến trúc được quy định ra sao?
- Không tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với công trình yêu cầu phải thi tuyển bị phạt bao nhiêu tiền?
Thi tuyển phương án kiến trúc là gì? Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc có được tính trong tổng mức đầu tư của dự án không?
Căn cứ Điều 17 Luật Kiến trúc 2019 quy định về thi tuyển phương án kiến trúc như sau:
Thi tuyển phương án kiến trúc
1. Thi tuyển phương án kiến trúc là việc tổ chức cuộc thi để chọn phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc bao gồm:
a) Công trình công cộng có quy mô cấp đặc biệt, cấp I;
b) Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng; cầu trong đô thị từ cấp II trở lên, ga đường sắt nội đô từ cấp II trở lên; công trình tượng đài, công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hóa và lịch sử của địa phương; công trình quan trọng, điểm nhấn trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức thi tuyển phương án kiến trúc, quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.
5. Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
6. Trên cơ sở phương án kiến trúc trúng tuyển, tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển được thực hiện các bước tiếp theo của dự án khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu.
...
Theo đó, thi tuyển phương án kiến trúc là việc tổ chức cuộc thi để chọn phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Cũng theo quy định nêu trên thì chi phí thi tuyển phương án kiến trúc sẽ được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
Thi tuyển phương án kiến trúc là gì? Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc có được tính trong tổng mức đầu tư của dự án không? (Hình từ Internet)
Công tác chuẩn bị trước khi tổ chức thi tuyển kiến trúc được quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thi tuyển
1. Công tác chuẩn bị trước khi tổ chức thi tuyển:
a) Hoàn tất thủ tục và thu thập các số liệu, tài liệu pháp lý, thông tin về kiến trúc, quy hoạch liên quan khu đất xây dựng công trình.
b) Lập và phê duyệt kế hoạch, kinh phí tổ chức thi tuyển, quy chế thi tuyển và nhiệm vụ thiết kế.
c) Thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc, Tổ kỹ thuật.
2. Nhiệm vụ thiết kế phải cung cấp đầy đủ các thông tin pháp lý của dự án địa điểm xây dựng, bản vẽ hiện trạng, chỉ tiêu quy hoạch, các thông tin về điều kiện khu đất, mục đích, tính chất, quy mô công trình; dự kiến tổng mức đầu tư; các yêu cầu về kiến trúc, công năng sử dụng, yêu cầu kỹ thuật, việc gắn kết cảnh quan chung khu vực và các yêu cầu liên quan khác.
3. Quy chế thi tuyển gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Hình thức, quy mô, tính chất, mục đích, yêu cầu của cuộc thi;
b) Quy định về điều kiện dự thi; tiêu chí, nội dung, trình tự tổ chức; thời gian, địa điểm tổ chức cuộc thi; hồ sơ dự thi; tính hợp lệ của hồ sơ dự thi;
c) Thành phần Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và thông tin cơ bản về chuyên môn, kinh nghiệm của các thành viên Hội đồng;
d) Chi phí tổ chức cuộc thi, cơ sở tính thiết kế phí cho công trình;
đ) Cơ cấu và giá trị giải thưởng (nếu có giải thưởng);
e) Quyền, trách nhiệm của các bên liên quan, bản quyền tác giả;
g) Mẫu phiếu đăng ký tham dự cuộc thi;
h) Các nội dung khác theo yêu cầu của mỗi cuộc thi: thể loại thi tuyển (thi ý tưởng kiến trúc hoặc thi phương án kiến trúc); quy định về vòng thi; trường hợp kết thúc vòng thi không có phương án tối ưu; nguyên tắc tính thiết kế phí đối với dự án.
...
Như vậy, công tác chuẩn bị trước khi tổ chức thi tuyển bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Hoàn tất thủ tục và thu thập các số liệu, tài liệu pháp lý, thông tin về kiến trúc, quy hoạch liên quan khu đất xây dựng công trình.
- Lập và phê duyệt kế hoạch, kinh phí tổ chức thi tuyển, quy chế thi tuyển và nhiệm vụ thiết kế.
- Thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc, Tổ kỹ thuật.
Không tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với công trình yêu cầu phải thi tuyển bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động kiến trúc
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với công trình yêu cầu phải thi tuyển.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Không tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc theo quy định;
c) Tổ chức thiết kế kiến trúc không đúng quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng công trình;
b) Buộc lập lại hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thiết kế kiến trúc đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng;
c) Buộc tổ chức lập lại nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng.
Như vậy, hành vi không tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với công trình yêu cầu phải thi tuyển thì có thể bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt hành chính ở quy định trên chỉ áp dụng cho tổ chức. Trường hợp cá nhân vi phạm thì mức xử phạt hành chính bằng 1/2 so với tổ chức theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?