Thi tuyển phương án kiến trúc có mấy hình thức? Hồ sơ thi tuyển phương án kiến trúc có bắt buộc có mô hình không?

Thi tuyển phương án kiến trúc có mấy hình thức? Hồ sơ thi tuyển phương án kiến trúc có bắt buộc có mô hình không? Quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển phương án kiến trúc được quy định như thế nào?

Thi tuyển phương án kiến trúc có mấy hình thức?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định về hình thi tuyển phương án kiến trúc như sau:

Hình thức thi tuyển
1. Thi tuyển rộng rãi là hình thức tổ chức cuộc thi không hạn chế số lượng tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài (nếu cần thiết) tham gia thi tuyển.
2. Thi tuyển hạn chế là hình thức tổ chức cuộc thi được áp dụng trong trường hợp chỉ có một số tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển (nhưng không dưới 03 tổ chức, cá nhân) đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hoặc tính đặc thù của công trình thi tuyển phương án kiến trúc.

Theo đó, thi tuyển phương án kiến trúc có 02 hình thức, gồm:

+ Thi tuyển rộng rãi là hình thức tổ chức cuộc thi không hạn chế số lượng tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài (nếu cần thiết) tham gia thi tuyển.

+ Thi tuyển hạn chế là hình thức tổ chức cuộc thi được áp dụng trong trường hợp chỉ có một số tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển (nhưng không dưới 03 tổ chức, cá nhân) đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hoặc tính đặc thù của công trình thi tuyển phương án kiến trúc.

Thi tuyển phương án kiến trúc có mấy hình thức? Hồ sơ thi tuyển phương án kiến trúc có bắt buộc có mô hình không?

Thi tuyển phương án kiến trúc có mấy hình thức? Hồ sơ thi tuyển phương án kiến trúc có bắt buộc có mô hình không? (Hình từ Internet)

Hồ sơ thi tuyển phương án kiến trúc có bắt buộc có mô hình không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức thi tuyển
...
4. Hồ sơ dự thi bao gồm thuyết minh, các bản vẽ kiến trúc, giải pháp kỹ thuật và phim, ảnh, mô hình (nếu có), đề xuất tài chính. Hồ sơ phải được quy định thống nhất về ngôn ngữ (tiếng Việt hoặc song ngữ), đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ và quy tắc ẩn danh, không đưa tên, biểu tượng của đơn vị tư vấn hay tác giả lên bản vẽ, thuyết minh.

Theo đó, hồ sơ dự thi tuyển phương án kiến trúc bao gồm: thuyết minh, các bản vẽ kiến trúc, giải pháp kỹ thuật và phim, ảnh, mô hình (nếu có), đề xuất tài chính.

Hồ sơ phải được quy định thống nhất về ngôn ngữ (tiếng Việt hoặc song ngữ), đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ và quy tắc ẩn danh, không đưa tên, biểu tượng của đơn vị tư vấn hay tác giả lên bản vẽ, thuyết minh.

Như vậy, hồ sơ thi tuyển phương án kiến trúc có thể có hoặc không có nội dung về mô hình.

Quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển phương án kiến trúc được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển phương án kiến trúc
1. Các phương án kiến trúc tham gia thi tuyển được đảm bảo quyền tác giả theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển nếu không đủ điều kiện năng lực để triển khai các bước tiếp theo (tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng) thì có thể liên danh với các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển không tiến hành hoặc từ chối tiến hành triển khai các bước tiếp theo thì chủ đầu tư thương thảo để sử dụng phương án kiến trúc trúng tuyển theo pháp luật về sở hữu trí tuệ và liên quan; trường hợp không thương thảo được thì phương án được xếp hạng tiếp theo được chọn để thương thảo, ký kết hợp đồng.
4. Trách nhiệm của đơn vị tổ chức cuộc thi:
a) Thực hiện theo Quy chế thi tuyển đã được phê duyệt;
b) Tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Không dùng ảnh hưởng của mình để làm sai lệch kết quả thi tuyển.

Theo đó, quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển phương án kiến trúc được quy định như sau:

- Các phương án kiến trúc tham gia thi tuyển được đảm bảo quyền tác giả theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển nếu không đủ điều kiện năng lực để triển khai các bước tiếp theo (tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng) thì có thể liên danh với các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển không tiến hành hoặc từ chối tiến hành triển khai các bước tiếp theo thì chủ đầu tư thương thảo để sử dụng phương án kiến trúc trúng tuyển theo pháp luật về sở hữu trí tuệ và liên quan; trường hợp không thương thảo được thì phương án được xếp hạng tiếp theo được chọn để thương thảo, ký kết hợp đồng.

- Trách nhiệm của đơn vị tổ chức cuộc thi:

+ Thực hiện theo Quy chế thi tuyển đã được phê duyệt;

+ Tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Không dùng ảnh hưởng của mình để làm sai lệch kết quả thi tuyển.

Thi tuyển phương án kiến trúc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thi tuyển phương án kiến trúc để làm gì? Quy chế thi tuyển phương án kiến trúc gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Thi tuyển phương án kiến trúc có mấy hình thức? Hồ sơ thi tuyển phương án kiến trúc có bắt buộc có mô hình không?
Pháp luật
Trong thi tuyển phương án kiến trúc, hình thức thi tuyển hạn chế phải đảm bảo phải có bao nhiêu tổ chức, cá nhân tham gia?
Pháp luật
Công trình công cộng cấp 1 có phải thi tuyển phương án kiến trúc không? Thông tin về thi tuyển phương án kiến trúc được đăng tải như thế nào?
Pháp luật
Công trình đặc biệt có phải thi tuyển phương án kiến trúc không? Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc được tính từ đâu?
Pháp luật
Thi tuyển phương án kiến trúc hạn chế là gì? Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc có tối thiểu bao nhiêu người?
Pháp luật
Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc gồm các thành phần tham gia nào và nguyên tắc, trách nhiệm của Hội đồng là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi tuyển phương án kiến trúc
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
67 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi tuyển phương án kiến trúc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào