Thị trường địa lý liên quan là gì? Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt như thế nào?
Thị trường địa lý liên quan là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xác định thị trường địa lý liên quan
1. Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
2. Ranh giới của khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ theo yếu tố sau đây:
a) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóa, dịch vụ liên quan;
b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia cạnh tranh với các hàng hóa, dịch vụ liên quan trên khu vực địa lý đó;
c) Chi phí vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;
e) Tập quán tiêu dùng;
g) Chi phí, thời gian để khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ;
3. Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:
a) Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá của hàng hóa, dịch vụ tăng không quá 10%;
b) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
Thị trường địa lý liên quan là gì? Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt? (Hình từ Internet)
Ranh giới địa lý của khu vực địa lý liên quan được xác định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xác định thị trường địa lý liên quan
...
2. Ranh giới của khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ theo yếu tố sau đây:
a) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóa, dịch vụ liên quan;
b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia cạnh tranh với các hàng hóa, dịch vụ liên quan trên khu vực địa lý đó;
c) Chi phí vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;
e) Tập quán tiêu dùng;
g) Chi phí, thời gian để khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ;
...
Như vậy theo quy định trên ranh giới của khu vực địa lý liên quan được xác định căn cứ theo yếu tố sau đây:
- Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóa, dịch vụ liên quan.
- Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia cạnh tranh với các hàng hóa, dịch vụ liên quan trên khu vực địa lý đó.
- Chi phí vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường.
- Tập quán tiêu dùng.
- Chi phí, thời gian để khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ.
Cách xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định cách xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt như sau:
- Thị trường sản phẩm liên quan trọng trường hợp đặc biệt có thể được xác định là thị trường của một hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc thù căn cứ vào đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đó, tập quán tiêu dùng hoặc phương thức giao dịch đặc thù, bao gồm các phương thức có sử dụng công nghệ thông tin.
- Khi xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2020/NĐ-CP có thể xem xét thêm thị trường của các hàng hóa, dịch vụ bổ trợ cho sản phẩm liên quan.
- Sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan là các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nhằm nâng cao tính năng, hiệu quả hoặc cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm liên quan. Theo đó, khi giá của sản phẩm bổ trợ tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?