Quy định mang hàng hóa xách tay vào Việt Nam như thế nào? Hàng hóa xách tay có phải là hàng hóa nhập lậu không?

Anh là lao động làm việc tại Hàn Quốc. Anh định mang theo ít đồ Hàn Quốc về để tặng cho gia đình. Cho anh hỏi quy định về mang hàng hóa xách tay như thế nào? Ví dụ là sâm hàn quốc, các sản phẩm chiết suất từ sâm nhập cảnh vào Việt Nam thì như thế nào mới là hợp pháp? - câu hỏi từ anh Duy Luân đang đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc

Hàng hóa xách tay có phải là hàng hóa nhập lậu không?

Theo định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa nhập lậu bao gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Như vậy, anh lưu ý các trường hợp trên. Vì hàng hóa xách tay nhập khẩu vào Việt Nam thì phải không thuộc vào các trường hợp nêu trên. Nếu như thuộc các trường hợp nêu trên thì hàng hóa xách tay được xem là hàng nhập lậu.

Quy định mang hàng hóa xách tay vào Việt Nam như thế nào?

Quy định mang hàng hóa xách tay vào Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện để xách tay hàng hóa vào Việt Nam là gì?

Dựa vào các quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP nêu trên, không phải tất cả hàng xách tay đều là hàng hóa nhập lậu. Hàng xách tay không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện như sau:

- Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng;

- Không nằm trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

- Hàng hóa có giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu theo giấy phép);

- Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định;

- Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật...

Như vậy hàng hóa xách tay cần phải thuộc những trường hợp trên thì mới được coi là hợp pháp ạ.

Khai báo hải quan đối với hàng hóa xách tay như thế nào?

Ngoài ra, về khai báo hải quan với hàng hoá xách tay căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về thủ tục đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như sau:

Người xuất cảnh, nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
Người xuất cảnh, nhập cảnh mang hàng hóa vượt định mức hành lý miễn thuế qua khu vực kiểm tra hải quan mà không khai hải quan đều coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi khai hải quan, người khai hải quan không gộp chung định mức miễn thuế của nhiều người nhập cảnh để khai báo miễn thuế cho một người nhập cảnh, trừ hành lý của các cá nhân trong một gia đình mang theo trong cùng chuyến đi. Việc khai báo định mức miễn thuế tính theo từng lần nhập cảnh.

Theo đó, người nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.

Về mức miễn thuế theo Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như sau :

- Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.

- Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;

- Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;

- Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 đồng Việt Nam;

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp vượt định mức hành lý miễn thuế thì phải khai hải quan nếu không sẽ bị xem là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hàng hóa xách tay
Hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hạn sử dụng là gì? Hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm âm lịch có được không?
Pháp luật
Mẫu Biên bản nghiệm thu bàn giao hàng hóa 2024? Lưu ý khi lập Biên bản nghiệm thu bàn giao hàng hóa là gì?
Pháp luật
Hành vi tự ý tăng giá hàng hóa bị xử phạt như thế nào? Lợi dụng tình trạng khan hiếm để tăng giá bán có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Hàng hóa nào được coi là có và không có khả năng gây mất an toàn? Ô tô nhà ở lưu động có phải hàng hóa có khả năng gây mất an toàn?
Pháp luật
Quy định mang hàng hóa xách tay vào Việt Nam như thế nào? Hàng hóa xách tay có phải là hàng hóa nhập lậu không?
Pháp luật
Cách ghi thành phần phụ gia trên nhãn sản phẩm thực phẩm được xác định như thế nào? Thành phần phụ gia nào không phải ghi định lượng hàng hóa?
Pháp luật
Tổng cục Hải quan hướng dẫn xác nhận mã số HS nhanh chóng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Công văn 3605/TCHQ-CCHDH năm 2022?
Pháp luật
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức chịu trách nhiệm trên nhãn hàng hóa thế nào?
Pháp luật
Đổi tên công ty thì có phải thực hiện dán lại nhãn hàng hóa cho các sản phẩm đã nhập khẩu trước thời điểm đổi tên và các sản phẩm đang được lưu thông không?
Pháp luật
Hàng hóa nào được xem là hàng hóa tồn động được lưu giữ tại khu vực cảng thuộc địa bàn hoạt động hải quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa xách tay
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
60,231 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa xách tay Hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào