Thí sinh thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước vi phạm những lỗi nào thì bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách?
- Thí sinh thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước vi phạm những lỗi nào thì bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách?
- Thí sinh thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước muốn phúc khảo bài thi thì phải gửi đơn trong thời hạn nào?
- Ai là người có trách nhiệm chấm lại bài thi khi thí sinh thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước phúc khảo?
Thí sinh thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước vi phạm những lỗi nào thì bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách?
Trường hợp thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách được quy định tại khoản 1 Điều 18 Quy chế thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1731/QĐ-KTNN năm 2016 như sau:
Xử lý vi phạm đối với thí sinh
Thí sinh vi phạm nội quy thi đều phải lập biên bản và tùy theo mức độ vi phạm, thí sinh sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:
1. Khiển trách: áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi:
- Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình;
- Trao đổi với người khác đã bị nhắc nhở nhưng vẫn không chấp hành;
- Mang tài liệu vào phòng thi nhưng chưa sử dụng (trừ trường hợp đề thi có quy định được mang tài liệu vào phòng thi).
- Mang điện thoại di động, máy ghi âm, máy vi tính và các phương tiện thông tin khác trong phòng thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác) nhưng chưa sử dụng;
Hình thức kỷ luật khiển trách do giám thị phòng thi lập biên bản và công bố công khai tại phòng thi. Thí sinh bị khiển trách ở bài thi nào sẽ bị trừ 20% kết quả điểm thi của bài thi đó.
2. Cảnh cáo: áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi:
- Đã bị khiển trách nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nội quy phòng thi;
- Sử dụng tài liệu trong phòng thi (trừ trường hợp đề thi có quy định được sử dụng tài liệu trong phòng thi);
- Trao đổi giấy nháp, bài thi cho nhau;
- Chép bài của người khác;
...
Như vậy, theo quy định, thí sinh thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách nếu vi phạm một trong các lỗi sau đây:
- Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình;
- Trao đổi với người khác đã bị nhắc nhở nhưng vẫn không chấp hành;
- Mang tài liệu vào phòng thi nhưng chưa sử dụng (trừ trường hợp đề thi có quy định được mang tài liệu vào phòng thi).
- Mang điện thoại di động, máy ghi âm, máy vi tính và các phương tiện thông tin khác trong phòng thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác) nhưng chưa sử dụng;
Lưu ý: Thí sinh bị khiển trách ở bài thi nào sẽ bị trừ 20% kết quả điểm thi của bài thi đó.
Thí sinh thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước vi phạm những lỗi nào thì bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách? (Hình từ Internet)
Thí sinh thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước muốn phúc khảo bài thi thì phải gửi đơn trong thời hạn nào?
Thời hạn phúc khảo bài thi được quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy chế thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1731/QĐ-KTNN năm 2016 như sau:
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phúc khảo bài thi
1. Giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Trong quá trình tổ chức kỳ thi, trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo, Hội đồng thi phải xem xét giải quyết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo.
2. Phúc khảo bài thi:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi, nếu người dự thi có đơn xin phúc khảo bài thi, Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo bài thi và trả lời cho người có đơn biết.
Không giải quyết phúc khảo đối với các đơn đề nghị phúc khảo nhận được sau thời gian quy định nêu trên (tính theo ngày đơn thư đến tại bộ phận văn thư của cơ quan Kiểm toán nhà nước) và các đơn đề nghị phúc khảo gửi bằng thư điện tử, Fax, Telex.
...
Như vậy, theo quy định, thí sinh thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước muốn phúc khảo bài thi thì phải gửi đơn trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi.
Lưu ý: Hội đồng thi sẽ không giải quyết phúc khảo đối với các đơn đề nghị phúc khảo nhận được sau thời gian quy định nêu trên (tính theo ngày đơn thư đến tại bộ phận văn thư của cơ quan Kiểm toán nhà nước) và các đơn đề nghị phúc khảo gửi bằng thư điện tử, Fax, Telex.
Ai là người có trách nhiệm chấm lại bài thi khi thí sinh thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước phúc khảo?
Việc chấm phúc khảo bài thi được quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy chế thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1731/QĐ-KTNN năm 2016 như sau:
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phúc khảo bài thi
...
2. Phúc khảo bài thi:
...
- Khi có đơn đề nghị phúc khảo bài thi của người dự thi hoặc theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Hội đồng thi thành lập Ban phúc khảo bài thi, không bao gồm những thành viên đã tham gia vào Ban chấm thi; Ban phúc khảo bài thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Việc chấm phúc khảo kết quả thi do Trưởng Ban phúc khảo bài thi phân công 02 cán bộ chấm thi không phải là thành viên đã chấm bài thi lần một thực hiện; kết quả chấm phúc khảo phải được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt. Chủ tịch Hội đồng thi phải thông báo kết quả phúc khảo cho người có đơn xin phúc khảo sau khi thông qua Hội đồng thi.
Như vậy, theo quy định, việc chấm phúc khảo kết quả thi do Trưởng Ban phúc khảo bài thi phân công 02 cán bộ chấm thi không phải là thành viên đã chấm bài thi lần một thực hiện.
Kết quả chấm phúc khảo phải được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt.
Chủ tịch Hội đồng thi phải thông báo kết quả phúc khảo cho người có đơn xin phúc khảo sau khi thông qua Hội đồng thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?