Kiểm toán viên nhà nước có được tổ chức cưới hỏi xa hoa không? Kiểm toán viên nhà nước không được viết đơn tố cáo giấu tên?
Kiểm toán viên nhà nước có được tổ chức cưới hỏi xa hoa không?
căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Ứng xử trong gia đình
...
3. Không có hành vi bạo lực trong gia đình; không sống chung với người khác như vợ chồng. Bản thân hoặc con kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở người ngoài phải báo cáo trung thực với tổ chức. Kiểm toán viên nhà nước là đảng viên không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4. Không được tổ chức việc cưới hỏi, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, lên cấp, chuyển công tác và các việc khác của bản thân và gia đình xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Kiểm toán viên nhà nước không được tổ chức việc cưới hỏi của bản thân hoặc gia đình xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi.
Kiểm toán viên nhà nước có được tổ chức cưới hỏi xa hoa không? Kiểm toán viên nhà nước không được viết đơn tố cáo giấu tên? (Hình từ Internet)
Kiểm toán viên nhà nước không được viết đơn tố cáo giấu tên đúng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Ứng xử trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước
1. Đối với Kiểm toán viên nhà nước
a) Ứng xử với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý:
a1) Phải tôn trọng cấp trên; thực hiện nghiêm quyết định, kế hoạch, phân công nhiệm vụ của cấp trên; trung thực trong báo cáo công việc và cung cấp đầy đủ kết quả, thông tin trong phạm vi nhiệm vụ được giao với cấp trên; chủ động, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi có căn cứ chứng minh rằng, quyết định của cấp trên không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải chấp hành nhưng yêu cầu phải có ý kiến bằng văn bản, đồng thời báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định;
a2) Thực hiện việc bảo lưu kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật và đúng trình tự, thủ tục theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước; có trách nhiệm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để bảo vệ, chứng minh tính đúng đắn của ý kiến bảo lưu;
a3) Không lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý;
a4) Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền khi phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán.
b) Ứng xử với đồng nghiệp
Trong quan hệ với đồng nghiệp, Kiểm toán viên nhà nước phải tự giác xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ cộng tác, hợp tác tốt với đồng nghiệp; phải trung thực, có thái độ thân thiện, cởi mở, chào hỏi khi gặp nhau; tôn trọng, bảo vệ danh dự và giữ uy tín của đồng nghiệp; không gây ồn ào, mất trật tự trong cơ quan hoặc to tiếng khi giao tiếp; không gây bè phái chia rẽ mất đoàn kết nội bộ hoặc lợi dụng góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của đồng nghiệp; không quấy rối, gây phiền hà cho đồng nghiệp. Trong quá trình tham gia hoạt động kiểm toán phải phối hợp và giúp đỡ đồng nghiệp để hoàn thành công việc đúng tiến độ và hiệu quả cao nhất.
c) Ứng xử khác
Kiểm toán viên nhà nước không được thực hiện các hành vi sau: Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên; tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo; cố ý gửi hoặc phát tán đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Kiểm toán viên nhà nước không được viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, đồng thời không được tố cáo mang tính bịa đặt hay tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo; cố ý gửi hoặc phát tán đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán ra sao?
Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được quy định tại Điều 4 Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
(1) Kiểm toán viên nhà nước ngoài việc thực hiện quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước, phải thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước và các văn bản khác có liên quan.
(2) Tuân thủ đầy đủ các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
(3) Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải sử dụng trang phục và thẻ Kiểm toán viên nhà nước hoặc giấy tờ hợp pháp theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gửi hồ sơ hoàn thuế qua bưu điện được không? Nếu được thì sau mấy ngày nhận được phản hồi của cơ quan thuế?
- Việc quản lý, sử dụng, khai thác quỹ đất xây dựng công trình sự nghiệp được quy định như thế nào?
- Phương pháp thu nhập trong định giá đất áp dụng trong trường hợp nào? Khảo sát và thu thập thông tin về chi phí thửa đất cần định giá thế nào?
- Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng công chức hàng năm? Trình tự thủ tục đánh giá xếp loại công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu?
- Hợp đồng bảo hiểm trùng là gì? Hình thức bồi thường hợp đồng bảo hiểm được thỏa thuận như thế nào?