Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm các hoạt động gì? Đánh giá phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm các nội dung nào?
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm các hoạt động gì?
Theo Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BXD có quy định như sau:
Phạm vi và lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định trong Nghị định số 62/2016/NĐ-CP
1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm các hoạt động đo lường xác định đặc tính về cơ, lý, hóa, hình học của các đối tượng thí nghiệm: sản phẩm, vật liệu xây dựng; đất xây dựng; cấu kiện, kết cấu công trình xây dựng; môi trường xây dựng đối với các loại công trình xây dựng.
2. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường.
3. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện bằng phương pháp phá hủy hoặc không phá hủy, xác định các đặc tính của đối tượng thí nghiệm tại một thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo đó, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm các hoạt động đo lường xác định đặc tính về cơ, lý, hóa, hình học của các đối tượng thí nghiệm: sản phẩm, vật liệu xây dựng; đất xây dựng; cấu kiện, kết cấu công trình xây dựng; môi trường xây dựng đối với các loại công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường và có thể được thực hiện bằng phương pháp phá hủy hoặc không phá hủy, xác định các đặc tính của đối tượng thí nghiệm tại một thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định.
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm các hoạt động gì? Đánh giá phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm các nội dung nào?
Căn cứ tại Phụ lục kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BXD quy định về nội dung đánh giá phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng như sau:
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư;
- Quyết định thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
- Các quyết định bổ nhiệm các cán bộ quản lý hoạt động thí nghiệm (trưởng, phó phòng thí nghiệm);
- Danh sách cán bộ, thí nghiệm viên và bản phân công công việc cho từng cá nhân trong phòng thí nghiệm đã được lãnh đạo phê duyệt, kèm theo các văn bằng, chứng chỉ được đào tạo liên quan;
- Danh mục các tài liệu, quy trình quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được lãnh đạo phê duyệt;
- Danh mục các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm; Hợp đồng mua, hóa đơn và biên bản bàn giao thiết bị thí nghiệm; Quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các thiết bị được điều chuyển từ cơ quan khác;
- Chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn (còn hiệu lực) các thiết bị thí nghiệm và đo lường theo quy định;
- Hợp đồng sử dụng lao động đối với trưởng, phó phòng thí nghiệm và thí nghiệm viên được đăng ký trong hồ sơ;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt phòng thí nghiệm kèm theo bản vẽ mặt bằng (kích thước phòng, vị trí các thiết bị thử nghiệm, vị trí lưu mẫu, bảo dưỡng mẫu...).
- Đánh giá thực tế năng lực của phòng thí nghiệm, bao gồm:
+ Sổ tay chất lượng, các quy trình, thủ tục, các biểu mẫu và các tài liệu liên quan;
+ Không gian, điều kiện và môi trường đảm bảo thực hiện các thí nghiệm, lưu giữ và bảo quản mẫu;
+ Tình trạng trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác lấy, lưu, bảo quản mẫu và thí nghiệm mẫu;
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết bị, dụng cụ, chứng chỉ của thí nghiệm viên và điều kiện thí nghiệm cho từng chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký;
+ Năng lực trưởng, phó phòng thí nghiệm, các thí nghiệm viên.
Thành phần đoàn đánh giá hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm những ai?
Theo Điều 4 Thông tư 06/2017/TT-BXD quy định:
Đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
1. Thành phần đoàn đánh giá bao gồm: Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường “Bộ Xây dựng, đại diện Sở Xây dựng tại địa phương nơi đặt phòng thí nghiệm và chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp.
2. Nội dung đánh giá phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có trách nhiệm chi trả phí và lệ phí cho công tác đánh giá cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, phù hợp quy định thu phí và lệ phí cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Như vậy, thành phần đoàn đánh giá hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm: Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường “Bộ Xây dựng, đại diện Sở Xây dựng tại địa phương nơi đặt phòng thí nghiệm và chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ tiền thưởng công chức viên chức 2025 theo Nghị định 73? Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 thế nào?
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm những đối tượng nào? Ghi đơn vị tiền tệ khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ngoại tệ thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025? Tải văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025 ở đâu?
- Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
- Những ai được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng cụ thể được xác định dựa vào đâu?