Thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là gì? Pháp nhân thương mại chấp hành án bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì cần phải làm gì?
- Thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là gì?
- Pháp nhân thương mại chấp hành án bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì cần phải làm gì?
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của pháp nhân thương mại, không cấp lại giấy phép thành lập, hoạt động đối với pháp nhân thương mại đã bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là trách nhiệm của ai?
Thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là gì?
Căn cứ theo khoản 22 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 giải thích thì thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc pháp nhân thương mại chấp hành án phải chấm dứt ngay hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc toàn bộ hoạt động bị đình chỉ vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là gì? (Hình từ Internet)
Pháp nhân thương mại chấp hành án bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì cần phải làm gì?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 160 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Thủ tục thi hành án
1. Pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Khi được cơ quan thi hành án hình sự triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, pháp nhân thương mại phải công bố quyết định đó trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm của pháp nhân thương mại và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của pháp nhân thương mại trong thời gian chấp hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải tạm dừng hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động có thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
d) Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn phải chấm dứt ngay hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc toàn bộ hoạt động bị đình chỉ vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
đ) Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thì không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động đối với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm trong thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án. Pháp nhân thương mại không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
e) Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện một hoặc một số hình thức huy động vốn trong thời hạn bị cấm theo bản án, quyết định của Tòa án. Pháp nhân thương mại không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
g) Pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp tư pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra thì phải thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
h) Pháp nhân thương mại chấp hành án phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại về việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
i) Thực hiện thủ tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, pháp nhân thương mại chấp hành án bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì cần phải chấm dứt ngay hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc toàn bộ hoạt động bị đình chỉ vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của pháp nhân thương mại, không cấp lại giấy phép thành lập, hoạt động đối với pháp nhân thương mại đã bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 164 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại
1. Căn cứ vào bản án, quyết định thi hành án và văn bản yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Sửa đổi hoặc đình chỉ hiệu lực giấy phép thành lập và hoạt động hoặc văn bản khác có giá trị tương đương đối với pháp nhân thương mại trong thời gian bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án;
b) Thu hồi hoặc xóa bỏ nội dung đăng ký của pháp nhân thương mại hoặc văn bản khác có giá trị tương đương; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của pháp nhân thương mại, không cấp lại giấy phép thành lập, hoạt động đối với pháp nhân thương mại đã bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án;
c) Xóa bỏ nội dung đăng ký; sửa đổi, tạm dừng hiệu lực, thu hồi, từ chối hoặc không cấp lại một phần hoặc toàn bộ giấy phép hoặc văn bản khác có giá trị tương đương; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ ngành, nghề, hoạt động của pháp nhân thương mại trong thời hạn bị cấm hoạt động, cấm kinh doanh đối với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm; áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động theo bản án, quyết định của Tòa án;
d) Tự mình hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực quản lý sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ, thu hồi giấy phép; từ chối cấp phép, chấp thuận, tiến hành thủ tục để huy động vốn trong thời hạn bị cấm đối với pháp nhân thương mại; áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành hình phạt cấm huy động vốn theo bản án, quyết định của Tòa án;
đ) Áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra theo bản án, quyết định của Tòa án.
...
Như vậy, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của pháp nhân thương mại, không cấp lại giấy phép thành lập, hoạt động đối với pháp nhân thương mại đã bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?