Tứ hành xung là gì? Các tuổi xung khắc nhau trong 12 con giáp là tuổi nào? Xem bói toán có phải mê tín không?
Tứ hành xung là gì? Các tuổi xung khắc nhau trong 12 con giáp là tuổi nào?
Theo quan niệm dân gian, tứ hành xung chỉ nhóm 4 tuổi có mối quan hệ xung khắc, áp chế lẫn nhau, thường dẫn đến xung đột, bất đồng trong cuộc sống.
Các tuổi này có tính cách, quan điểm và phong cách sống đối lập, dễ gây ra cãi vã hoặc thất bại nếu kết hợp trong công việc hoặc hôn nhân.
Các nhóm tứ hành xung hay các tuổi xung khắc nhau trong 12 con giáp là:
Dần, Thân, Tỵ, Hợi: Dần (Mộc), Thân (Kim), Tỵ (Hỏa), Hợi (Thủy) khắc chế nhau, dễ gây xích mích. Không nên kết hợp Dần với Thân, Tỵ với Hợi trong công việc hoặc hôn nhân.
Thìn, Sửu, Tuất, Mùi: Tất cả đều thuộc hành Thổ, nhưng Thìn khắc Tuất, Sửu khắc Mùi, và Tuất xung với Sửu. Thìn quyết đoán, Tuất độc lập, dễ gây mâu thuẫn; Sửu và Mùi trái ngược, dẫn đến xung đột trong tình cảm.
Tý, Dậu, Ngọ, Mão: Tý (Thủy), Dậu (Kim), Ngọ (Hỏa), Mão (Mộc) xung khắc do tính cách trái ngược. Tý và Ngọ, Mão và Dậu dễ xảy ra mâu thuẫn, khó hòa hợp.
Theo đó, các tuổi xung khắc dựa trên quy luật ngũ hành: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Tuy nhiên, không phải mọi cặp trong nhóm đều xung khắc, cụ thể:
Cặp xung khắc trong tứ hành xung:
(1) Dần - Thân; Tỵ - Hợi
(2) Thìn - Tuất; Sửu - Mùi
(3) Tý - Ngọ; Mão - Dậu
Ví dụ: Hợi và Dần không xung khắc dù cùng nhóm.
Như vậy, theo quan niệm dân gian thì tứ hành xung thường không nên kết hợp trong công việc, hôn nhân hoặc sinh con để tránh rủi ro và mâu thuẫn.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tứ hành xung là gì? Các tuổi xung khắc nhau trong 12 con giáp là tuổi nào? Xem bói toán có phải mê tín không? (Hình từ Internet)
Cách hóa giải tứ hành xung ra sao? Xem bói toán có phải mê tín không?
Tứ hành xung được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống để giảm thiểu mâu thuẫn. Để hóa giải, có thể sử dụng các biện pháp sau:
(1) Hóa giải theo ngũ hành âm dương: Dùng yếu tố trung hòa để cân bằng âm dương, khắc phục xung khắc.
(2) Cân bằng phong thủy: Trong thiết kế nhà cửa, việc cân bằng ngũ hành giúp tạo sinh khí mới và giảm rủi ro.
(3) Vật phẩm phong thủy: Sử dụng các vật phẩm để hạn chế xui xẻo, bảo vệ bản mệnh.
Ngoài ra, theo quan niệm xưa trong hôn nhân thì việc hóa giải tứ hành xung hay tuổi xung khắc có thể bằng cách sinh con hợp tuổi để hóa giải tuổi xung khắc của cha mẹ.
>>> Xem thêm: Tam hợp là gì? Các tuổi tam hợp trong 12 con giáp là tuổi nào? Năm nay những tuổi nào đủ tuổi kết hôn?
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Xem bói toán có phải mê tín không?
Căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Theo đó, mọi người có quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo theo quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tuy nhiên, không vi phạm điều cấm của pháp luật.
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
Như vậy, từ các quy định trên, có thể thấy, mê tín dị đoan là hành vi làm mê hoặc người khác, gây tác động xấu đến người khác và bị pháp luật nghiêm cấm, kể cả xem bói toán.
Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm thế nào?
Căn cứ tại Điều 61 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
- Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 5+ mẫu viết đoạn văn tả bạn thân lớp 5 ngắn gọn điểm cao? Quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
- Xe mô tô có phải là xe gắn máy không? Xe mô tô được cấp những loại giấy phép lái xe nào theo quy định?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về giao thông 2025 là bao lâu? Các hình thức xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ?
- Cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp trả tiền thuê đất một lần có quyền cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất?
- Khi nào được phục hồi điểm giấy phép lái xe? Nếu bị trừ hết điểm giấy phép lái xe có được lái xe không?