Theo quy định của pháp luật về thương mại, những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ bị xử lý như thế nào?
Khái niệm về nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 về nhượng quyền thương mại cụ thể như sau:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Những hành vi nào được cho là vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định?
Những hành vi nào được cho là vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể như sau:
- Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
+ Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
+ Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
+ Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;
+ Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
+ Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
+ Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
- Trường hợp thương nhân kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:
- Thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 24 của Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nếu có những hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhượng quyền thương mại mà không có hợp đồng theo quy định.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Ngôn ngữ và những nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định;
+ Cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
+ Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
+ Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc báo cáo không trung thực, không đầy đủ những vấn đề có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
+ Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định;
+ Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Kinh doanh nhượng quyền thương mại đối với những hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép nhưng không đảm bảo điều kiện hoặc không có giấy phép theo quy định;
+ Tiếp tục kinh doanh nhượng quyền thương mại khi đã hết thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh nhượng quyền thương mại hàng cấm, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa lưu thông bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Trên đây là những quy định mức xử phạt đối với các vi phạm đối với cá nhân trong hoạt động nhượng quyền thương mại, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt tiền sẽ gấp đôi mức phạt của cá nhân (Điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?