Theo quy định của điều ước quốc tế một nghĩa vụ hoặc một quyền phát sinh cho một quốc gia thứ ba có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi trong trường hợp nào?

Em ơi cho anh hỏi: Theo quy định của điều ước quốc tế một nghĩa vụ hoặc một quyền phát sinh cho một quốc gia thứ ba có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi trong trường hợp nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Lân đến từ Long An.

Theo quy định của điều ước quốc tế một nghĩa vụ hoặc một quyền phát sinh cho một quốc gia thứ ba có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 37 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Hủy bỏ hoặc sửa đổi các quyền hoặc nghĩa vụ của các quốc gia thứ ba.
1. Trong trường hợp một nghĩa vụ phát sinh cho một quốc gia thứ ba chiểu theo Điều 35, thì nghĩa vụ đó sẽ không thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi nếu không có sự đồng ý của các bên tham gia điều ước và của quốc gia thứ ba, trừ khi có sự thể hiện rõ ràng rằng có thỏa thuận khác có liên quan.
2. Trong trường hợp một quyền phát sinh cho một quốc gia thứ ba chiểu theo Điều 36, thì quyền đó không thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi bởi các bên nếu không có sự thể hiện rõ là có ý định theo đó quyền này không thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi mà không có sự đồng ý của quốc gia thứ ba.

Theo đó, quy định của điều ước quốc tế một nghĩa vụ hoặc một quyền phát sinh cho một quốc gia thứ ba sẽ không thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi.

Tuy nhiên nghĩa vụ này có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu có sự đồng ý của các bên tham gia điều ước và của quốc gia thứ ba, trừ khi có sự thể hiện rõ ràng rằng có thỏa thuận khác có liên quan.

Tương tự như thế quyền của quốc gia thứ ba này cũng có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi nếu có sự thể hiện rõ là có ý định theo đó quyền này không thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi mà không có sự đồng ý của quốc gia thứ ba.

Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)

Hiệp định bổ sung một điều ước quốc tế sẽ không ràng buộc đối với những quốc gia nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 40 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Bổ sung các điều ước nhiều bên
1. Trừ khi điều ước có quy định khác, việc bổ sung điều ước nhiều bên sẽ được những điều khoản sau điều chỉnh:
2. Mọi đề nghị nhằm bổ sung một điều ước nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên cần phải được thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết, mỗi quốc gia ký kết đều có quyền tham dự vào:
a) Quyết định về những thể thức cần phải được thông qua trong quan hệ với đề nghị đó;
b) Đàm phán và ký kết bất cứ hiệp định nào với mục đích bổ sung điều ước.
3. Bất cứ quốc gia nào có tư cách để trở thành một bên của điều ước cũng đều có tư cách để trở thành một bên của điều ước đã được bổ sung.
4. Hiệp định bổ sung không ràng buộc các quốc gia đã là một bên của điều ước nhưng không là một bên trong những bên của hiệp định bổ sung này; điểm b khoản 4 Điều 30 sẽ áp dụng cho những quốc gia đó.
5. Bất cứ quốc gia nào trở thành một bên của điều ước sau khi hiệp định bổ sung đã có hiệu lực, nếu không bày tỏ một ý định nào khác, đều được xem là:
a) Một bên của điều ước đã được bổ sung; và
b) Một bên của điều ước không được bổ sung đối với tất cả các bên của điều ước không bị hiệp định bổ sung ràng buộc.

Như vậy, hiệp định bổ sung một điều ước quốc tế sẽ không ràng buộc đối với các quốc gia đã là một bên của điều ước nhưng không là một bên trong những bên của hiệp định bổ sung này.

Hai quốc gia tham gia một điều ước quốc tế nhiều bên có thể ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước chỉ trong quan hệ giữa họ với nhau không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Những hiệp định có mục đích sửa đổi những điều ước nhiều bên chỉ trong quan hệ giữa một số bên với nhau.
1. Hai hay nhiều bên tham gia một điều ước nhiều bên có thể ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước chỉ trong quan hệ giữa họ với nhau:
a) Nếu điều ước quy định có khả năng sửa đổi như thế; hoặc
b) Nếu việc sửa đổi không được điều ước quy định, thì phải với điều kiện là:
(i). Không ảnh hưởng đến việc các bên khác được hưởng các quyền mà điều ước dành cho họ cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của họ; và
(ii). Không đụng chạm đến một quy định nào mà việc sửa đổi nó mâu thuẫn với việc thực hiện có hiệu quả đối tượng và mục đích của toàn bộ điều ước.
2. Trừ khi điều ước có quy định khác, trong trường hợp ghi ở điểm a khoản 1, các bên nói trên phải thông báo cho những bên khác ý định ký kết hiệp định của mình và những sửa đổi mà hiệp định này sẽ đưa vào trong điều ước.

Như vậy, hai quốc gia tham gia một điều ước quốc tế nhiều bên có thể ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước chỉ trong quan hệ giữa họ với nhau:

- Nếu điều ước quy định có khả năng sửa đổi như thế; hoặc

- Nếu việc sửa đổi không được điều ước quy định, thì phải với điều kiện là:

+ Không ảnh hưởng đến việc các bên khác được hưởng các quyền mà điều ước dành cho họ cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của họ; và

+ Không đụng chạm đến một quy định nào mà việc sửa đổi nó mâu thuẫn với việc thực hiện có hiệu quả đối tượng và mục đích của toàn bộ điều ước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,585 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào