Theo pháp luật cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh có quyền quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên hay không?
- Theo pháp luật cạnh tranh, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh là gì?
- Theo pháp luật cạnh tranh, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là gì?
- Theo pháp luật cạnh tranh, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh là gì?
- Điều tra viên vụ việc cạnh tranh có quyền quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên hay không?
Theo pháp luật cạnh tranh, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh là gì?
Căn cứ Điều 59 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
- Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và chỉ định thư ký phiên điều trần trong số công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
- Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
- Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng.
- Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Theo pháp luật cạnh tranh, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là gì?
Căn cứ Điều 61 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau
- Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Quyết định mở phiên điều trần;
+ Triệu tập người tham gia phiên điều trần;
+ Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
+ Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch;
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung;
+ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh;
+ Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
+ Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 59 của Luật này;
+ Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
- Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
+ Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
+ Ký văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
+ Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
- Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
+ Thảo luận và biểu quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Như vậy theo pháp luật cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn bao gồm: Quyết định mở phiên điều trần; Triệu tập người tham gia phiên điều trần; Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên; Quyết định trưng cầu giám định; Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch; Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh; Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh; Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 59 của Luật này;
Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Điều tra viên vụ việc cạnh tranh có quyền quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên hay không?
Theo pháp luật cạnh tranh, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh là gì?
Căn cứ Điều 62 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
- Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
+ Quyết định phân công điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin, đồ vật và giải trình liên quan đến nội dung vụ việc theo đề nghị của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
+ Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
+ Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra;
+ Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
+ Quyết định gia hạn điều tra, quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
+ Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra;
+ Kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh;
+ Tham gia phiên điều trần;
+ Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
- Kết thúc quá trình điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh; chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Điều tra viên vụ việc cạnh tranh có quyền quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên hay không?
Căn cứ Điều 63 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:
- Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
- Lập báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc cạnh tranh.
- Bảo quản tài liệu đã được cung cấp.
- Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Tham gia phiên điều trần.
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật.
- Kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định gia hạn, đình chỉ và kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh, trưng cầu giám định, thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra.
- Báo cáo để Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra.
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Như vậy theo quy định pháp luật cạnh tranh điều tra viên vụ việc cạnh tranh không có quyền quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên. Mà quyền đó thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
Trên đây là những quy định pháp luật cạnh tranh liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành tố tụng cạnh tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?