Thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài sắp hết thời hạn thì phải thực hiện gia hạn thẻ tạm trú trước đó 01 tháng có đúng không?
- Thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài sắp hết thời hạn thì phải thực hiện gia hạn thẻ tạm trú trước đó 01 tháng có đúng không?
- Thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài có thời hạn sử dụng là bao lâu?
- Người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú quá hạn nhưng không xin gia hạn thêm thì bị phạt như thế nào?
Thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài sắp hết thời hạn thì phải thực hiện gia hạn thẻ tạm trú trước đó 01 tháng có đúng không?
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có giải thích như sau: Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
- Thẻ tạm trú được xem như là thay thế visa, do đó, nếu 2 mẹ con này đã có thẻ tạm trú rồi thì được cầm theo thẻ tạm trú để xuất cảnh và nhập cảnh vào Việt Nam, khi về Việt Nam thì vẫn sử dụng thẻ tạm trú này (nếu còn hiệu lực).
- Về việc gia hạn tạm trú, theo Điều 35 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014:
Gia hạn tạm trú
1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này, tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú.
Như vậy, không có quy định phải xin gia hạn trước 01 tháng nhưng anh phải làm thủ tục trước ít nhất 5 ngày để đảm bảo không bị phạt vì sử dụng thẻ hết hạn.
Như em cung cấp ở trên, thẻ tạm trú được xem như visa, do đó nếu thẻ tạm trú hết hạn thì phải xin gia hạn thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài thì mới được vào Việt Nam.
Thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài
Thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài có thời hạn sử dụng là bao lâu?
Về thời hạn sử dụng của thẻ tạm trú cho người nước ngoài quy định cụ thể Điều 38 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:
Thời hạn thẻ tạm trú
1. Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
2. Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.
3. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm.
4. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.
5. Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.
6. Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.
Như vậy, thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài có thời hạn sử dụng là không quá 02 năm.
Người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú quá hạn nhưng không xin gia hạn thêm thì bị phạt như thế nào?
Theo điểm e khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại cụ thể như sau:
Điều 18. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;
b) Hủy hoại, tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
c) Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
d) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
đ) Sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú hoặc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;
e) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
g) Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại; người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực đi đến địa điểm khác của Việt Nam mà không có thị thực Việt Nam theo quy định của pháp luật;
h) Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn không thực hiện nối mạng internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài;
i) Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú qua đêm nhưng không khai báo tạm trú hoặc không cập nhật thông tin khai báo tạm trú theo quy định; người nước ngoài không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.
Từ quy định trên có thể thấy rằng nếu người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú hết hạn (quá hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày) mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Còn đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể số tiền phạt từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể áp dụng hình thức xử phạt đó là bị trục xuất theo điểm b khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?