Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? Pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện?
Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì?
Theo quy định tại Điều 574 Bộ luật Dân sự 2015, việc thực hiện công việc không có ủy quyền được định nghĩa như sau:
“Điều 574. Thực hiện công việc không có ủy quyền
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”
Như vậy, thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? Pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện?
Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 575 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền được pháp luật quy định như sau:
- Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
- Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.
- Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.
- Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.
- Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.
Như vậy, người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện những nghĩa vụ theo như quy định nêu trên.
Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện được quy định như thế nào?
Tại Điều 576 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiên như sau:
“Điều 576. Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện
1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của người có công việc được thực hiện. Ngoài ra, người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.
Công việc không có ủy quyền được chấm dứt trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 578 Bộ luật Dân sự 2015, việc thực hiện công việc không có ủy quyền sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện.
- Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc.
- Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định tại khoản 5 Điều 575 Bộ luật Dân sự 2015.
- Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?