Thế nào là người khuyết tật nhẹ, khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng? Không thể tự mặc quần áo, vệ sinh cá nhân có phải khuyết tật đặc biệt nặng?
Phục hồi chức năng là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Phần 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về khái niệm phục hồi chức năng như sau:
“2. Một số khái niệm về phục hồi chức năng
2.1. Phục hồi chức năng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Phục hồi chức năng (PHCN) là tập hợp các biện pháp can thiệp để tối ưu hóa chức năng và giảm thiểu tình trạng khuyết tật người có những vấn đề về sức khỏe, trong mối tương tác với môi trường họ sinh sống [5]
Thông tư số 24 2021/TT-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế quy định: Phục hồi chức năng là một tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh và người khuyết tật (sau đây gọi chung là người bệnh) phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm khuyết tật phù hợp với môi trường sống của họ.
2.2. Kỹ thuật phục hồi chức năng
Thông tư số 24/2021/TT-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế quy định: Kỹ thuật phục hồi chức năng gồm vật lý trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, can thiệp bằng dụng cụ phục hồi chức năng và kỹ thuật khác. Cụ thể:
• Vật lý trị liệu (VLTL) là kỹ thuật sử dụng các tác nhân vật lý nhằm mục tiêu nâng cao sức khỏe, điều trị, can thiệp, phục hồi chức năng bệnh lý, sau chấn thương hoặc điều chỉnh, thích nghi với các khiếm khuyết của cơ thể người bệnh; phòng ngừa các yếu tố nguy cơ khuyết tật liên quan đến vận động
- Hoạt động trị liệu (HĐTL) là sử dụng các kỹ thuật huấn luyện kỹ năng, thay đổi cách thức thực hiện hoạt động chức năng điều chỉnh môi trường sống và cung cấp các dụng cụ thích nghi nhằm tăng cường khả năng tham gia các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người bệnh, phù hợp với nhu cầu và theo cách người đó mong muốn,
• Ngôn ngữ trị liệu (NNTL) là kỹ thuật sử dụng các hình thức giao tiếp và tương tác để lượng giá, chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị, can thiệp, nghiên cứu các vấn đề rối loạn về giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói, giọng nói, sự trôi chảy (nói khó), nghe, nhận thức và nuốt của người bệnh,
: Tâm lý trị liệu (LDL) là kỹ thuật sử dụng các hình thức giao tiếp và tương tác để lượng giá, chẩn đoán, điều trị và can thiệp các rối loạn chức năng về phản ứng cảm xúc, cách suy nghĩ và mẫu hành vi của người bệnh,
- Can thiệp bằng dụng cụ phục hồi chức năng là việc sử dụng một hoặc một số sản phẩm, thiết bị hoặc phần mềm để can thiệp về vận động hoặc di chuyển (bao gồm dụng cụ chỉnh hình, chân tay giả), nghe, nhin, giao tiếp, nhận thức, chỉnh sửa môi trường, sinh hoạt hàng ngày để người bệnh phát triển, duy trì, cải thiện chức năng, phòng ngừa, giảm hậu quả của khuyết tật và thích nghi tối đa với môi trường sống của họ.
2.3. Phục hồi chức năng theo nhóm Tại điểm b, khoản 6, Điều 1, Thông tư số 24202/TT-BYT của Bộ Y tế:
"Quy định việc phối hợp giữa các thành viên trong nhóm phục hồi chức năng đề khám, chẩn đoán, lượng giá, xác định mục tiêu, lập kế hoạch, điều trị và can thiệp phục hồi chức năng có hiệu quả. Nhóm phục hồi chức năng bao gồm: Bác sĩ phục hồi chức năng làm trưởng nhóm, các thành viên là bác sĩ điều trị của các khoa, phòng hoặc các đơn vị có liên quan trong bệnh viện, kỹ thuật viên phục hồi chức năng, điều dưỡng và nhân viên công tác xã hội.”
Như vậy, nhóm PHCN (Rehabilitation Team): Gồm nhiều chuyên gia ở các ngành, chuyên ngành, chuyên khoa khác nhau cùng phối hợp trong đánh giá, điều trị PHCN và hỗ trợ một người bệnh. Để tối ưu hóa quá trình PHCN, cần sự hợp tác một cách hệ thống của tất cả các thành viên nhóm, cùng hướng đến mục tiêu chung nhằm phát triển kế hoạch can thiệp cá nhân và đánh giá quá trình thực hiện để đạt được các mục tiêu đó [4, 6].
Sự hợp tác của các thành viên nhóm PHCN có thể theo các mức độ khác nhau. Mức độ thường gặp là Phục hồi chức năng theo nhóm đa ngành (Multidisciplinary team - MDT), trong đó các nhà chuyên môn ở nhiều chuyên ngành, chuyên khoa khác nhau đánh giá trẻ độc lập theo từng phiên khác nhau. Các nhà chuyên môn hoạt động độc lập cần phối hợp của các thành viên khác, Trong quá trình làm việc với trẻ và gia đình, các nhà chuyên môn chia sẻ các kết quả đánh giá, nhận định của mình và một báo cáo tổng hợp được đưa ra dựa trên tất cả các kết quả đánh giá đó. Việc xác định mục tiêu điều trị được thực hiện bởi từng chuyên gia với sự tham gia của người bệnh gia đình. Việc điều trị, can thiệp cho trẻ cũng được thực hiện tương đối độc lập bởi từng nhà chuyên môn. Cách tiếp cận PHCN theo nhóm đa ngành cho phép tận dụng được năng lực chuyên môn của nhiều ngành, chuyên ngành, chuyên khoa và tiết kiệm nguôi lực trong PHCN ở mức độ cao hơn, hay còn gọi là cách tiếp cận nhóm liên ngành (interdisciplinary team): Các nhà chuyên môn cùng đánh giá trẻ tại một phiên, cùng thảo luận và báo cáo tổng hợp dựa trên sự đồng thuận của cả nhóm. Các mục tiêu chung được xây dựng với sự cộng tác của người bệnh và gia đình cùng các thành viên trong nhóm thường xuyên làm việc và trao đổi cùng nhau. Cách tiếp cận liên ngành, liên chuyên ngành có thuận lợi là người bệnh được nhận chăm sóc từ các chuyên gia có những năng lực kỹ năng chuyên sâu, nhưng cũng có thách thức là cần nguồn lực để điều phối, sắp xếp các chuyên gia cùng tham gia phiên làm việc với trẻ.”
Theo đó, phục hồi chức năng (PHCN) là tập hợp các biện pháp can thiệp để tối ưu hóa chức năng và giảm thiểu tình trạng khuyết tật người có những vấn đề về sức khỏe, trong mối tương tác với môi trường họ sinh sống.
Thế nào là người khuyết tật nhẹ, khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng? Không thể tự mặc quần áo, vệ sinh cá nhân có phải khuyết tật đặc biệt nặng? (Hình từ internet)
Quy định về các dạng khuyết tật?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Phần 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về khái niệm khuyết tật và các dạng khuyết tật như sau:
"3. Dạng tật và mức độ khuyết tật
3.1. Khái niệm khuyết tật:
Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 quy định: Người khuyết tật (NKT) là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
3.2. Dạng tật bao gồm:
- Khuyết tật vận động
- Khuyết tật nghe, nói:
- Khuyết tật nhìn
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
- Khuyết tật trí tuệ
- Khuyết tật khác,
Điều 2, Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về dạng tật
“1, Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và cấu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3 Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
4 Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nêu trên).”
Theo đó, khuyết tật bao gồm:
- Khuyết tật vận động
- Khuyết tật nghe, nói:
- Khuyết tật nhìn
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
- Khuyết tật trí tuệ
- Khuyết tật khác,
Thế nào là người khuyết tật nhẹ, khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng? Không thể tự mặc quần áo, vệ sinh cá nhân có phải khuyết tật đặc biệt nặng?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Phần 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về mức độ khuyết tật như sau:
“3.3. Mức độ khuyết tật: Điều 3, Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về mức độ khuyết tật:
“1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khắc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3.Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Theo đó, hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 đã hướng dẫn cụ thể khái niệm người khuyết tật đặc biệt nặng như sau:
Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khắc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Miêu tả ở mức độ quá mức Phim 18+ là gì? Hành vi bạo lực trong phim 18+ không được miêu tả ở mức độ quá mức?
- Hướng dẫn Đổi CCCD hết hạn online 2025 trên cổng dịch vụ công quốc gia? Thủ tục đổi Căn cước công dân hết hạn 2025 ra sao?
- Ngày 25 1 có sự kiện gì? Ngày 25 1 cung gì? Ngày 25 1 CBCCVC chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ?
- Cách tính tiền lương tháng để hưởng chế độ khi tinh giản biên chế của CBCCVC theo Thông tư 01 ra sao?
- Tết 2025 có lạnh không? Thời tiết Tết 2025? Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025 như thế nào?