Thay đổi vị trí xây dựng có cần điều chỉnh giấy phép xây dựng? Không thực hiện điều chỉnh giấy phép khi đổi vị trí xây dựng bị xử lý thế nào?

Thay đổi vị trí xây dựng công trình có cần điều chỉnh giấy phép xây dựng hay không? Không thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi vị trí xây dựng công trình bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?

Thay đổi vị trí xây dựng công trình có cần điều chỉnh giấy phép xây dựng hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Luật Xây dựng 2014 có quy định về điều chỉnh giấy phép xây dựng như sau:

Điều chỉnh giấy phép xây dựng
1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, khi thay đổi vị trí xây dựng công trình thì phải điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Trường hợp không điều chỉnh thì tổ chức, cá nhân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thay đổi vị trí xây dựng có cần điều chỉnh giấy phép xây dựng? Không thực hiện điều chỉnh giấy phép khi đổi vị trí xây dựng bị xử lý thế nào?

Thay đổi vị trí xây dựng có cần điều chỉnh giấy phép xây dựng không? Không thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi đổi vị trí bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet).

Không thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi vị trí xây dựng công trình bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:

Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
...
3. Xử phạt đối với hành vi không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
...
14. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 12 và điểm a khoản 13 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 09 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12 và điểm b khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 09 tháng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 12, điểm c khoản 13 Điều này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 12, khoản 13 Điều này.
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...

Và, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
...
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...

Như vậy, khi thay đổi vị trí xây dựng thì phải điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Do đó, không thực hiện thay đổi giấy phép xây dựng khi thay đổi vị trí xây dựng thì căn cứ vào trường hợp cụ thể để xác định mức xử phạt theo quy định nêu trên. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với tổ chức, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Đồng thời, bị buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh khi thay đổi vị trí xây dựng công trình.

Cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng?

Theo quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng như sau

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình công trình cấp 2, cấp 4 và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do UBND cấp huyện quản lý.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện điều chỉnh giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với công trình cấp 3, cấp 4 và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thay đổi vị trí xây dựng có cần điều chỉnh giấy phép xây dựng? Không thực hiện điều chỉnh giấy phép khi đổi vị trí xây dựng bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Chủ đầu tư không phải điều chỉnh giấy phép xây dựng khi điều chỉnh thiết kế xây dựng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Có phải tiến hành điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi vị trí cầu thang trong thiết kế nhà ở không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
150 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào