Thành viên tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp chưa đủ 06 tháng thì hạn mức nợ ròng được xác định như thế nào?

Cho tôi hỏi hạn mức nợ ròng đối với thành viên tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp chưa đủ 06 tháng thì phải tính như thế nào? Đơn vị vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng sẽ ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp vào thời điểm nào trong ngày? Câu hỏi của anh Khoa từ Phú Yên.

Lệnh thanh toán giá trị thấp là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 37/2016/TT-NHNN định nghĩa về lệnh thanh toán giá trị thấp như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Lệnh thanh toán Nợ là Lệnh thanh toán của đơn vị khởi tạo lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị nhận lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị khởi tạo lệnh khoản tiền đó.
20. Lệnh thanh toán giá trị thấp là Lệnh thanh toán bằng Đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500.000.000 VND (Năm trăm triệu đồng), sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp.
21. Lệnh thanh toán giá trị cao là Lệnh thanh toán bằng Đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
22. Lệnh thanh toán ngoại tệ là Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.

Theo quy định trên thì lệnh thanh toán giá trị thấp là Lệnh thanh toán bằng Đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500.000.000 VND, sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp.

Thành viên tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp chưa đủ 06 tháng thì hạn mức nợ ròng được xác định như thế nào?

Thành viên tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp chưa đủ 06 tháng thì hạn mức nợ ròng được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thành viên tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp chưa đủ 06 tháng thì hạn mức nợ ròng được xác định như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định về hạn mức nợ ròng đối với thành viên tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp như sau:

Hạn mức nợ ròng
1. Thiết lập hạn mức nợ ròng đầu ngày
a) Các thành viên tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp phải thiết lập, duy trì và quản lý hạn mức nợ ròng;
b) Các thành viên tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp phải tự tính hạn mức nợ ròng đầu ngày trên cơ sở căn cứ doanh số giao dịch giá trị thấp của kỳ trước và gửi giấy đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng đầu ngày đến Sở Giao dịch. Hạn mức nợ ròng đầu ngày của mỗi thành viên được tính theo công thức sau:
Hạn mức nợ ròng đầu ngày = Mức chênh lệch (phải trả - phải thu) bình quân ngày của thành viên xét trong 6 tháng liền trước của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng đầu ngày.
Trong trường hợp hạn mức nợ ròng đầu ngày tính toán bằng không hoặc âm thì hạn mức nợ ròng đầu ngày được thiết lập căn cứ trên tình hình thanh toán thực tế kỳ liền trước, hạn mức nợ ròng đầu ngày kỳ liền trước, giấy tờ có giá và/hoặc tiền ký quỹ và nhu cầu thanh toán giá trị thấp của thành viên.
Trong trường hợp thành viên tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp có thời gian chưa đủ 6 tháng thì hạn mức nợ ròng đầu ngày của thành viên đó được thiết lập bằng giá trị của giấy tờ có giá và/hoặc tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên.
Sở Giao dịch kiểm tra tính đúng đắn về số học, kết hợp với nhu cầu thanh toán giá trị thấp thực tế, giấy tờ có giá hoặc tiền ký quỹ của các thành viên và thông báo kết quả để thành viên thực hiện;
c) Việc thiết lập hạn mức nợ ròng đầu ngày được thực hiện 6 tháng một lần vào thời gian 5 ngày làm việc đầu tiên của tháng 1 và tháng 7 hàng năm;
d) Các thành viên tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng đầu ngày theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
...

Theo đó, trong trường hợp thành viên tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp có thời gian chưa đủ 6 tháng thì hạn mức nợ ròng đầu ngày của thành viên đó được thiết lập bằng giá trị của giấy tờ có giá và/hoặc tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên.

Thời gian ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 37/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoàn 3 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-NHNN) quy định về thời gian ngừng nhận Lệnh thành toán giá trị thấp như sau:

Thời gian làm việc áp dụng trong Hệ thống TTLNH
1. Các thời điểm áp dụng trong Hệ thống TTLNH được quy định như sau:
a) Thời điểm Hệ thống TTLNH bắt đầu nhận Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác: 8 giờ 00 phút của ngày làm việc;
b) Thời điểm Hệ thống TTLNH bắt đầu nhận Lệnh thanh toán ngoại tệ: 9 giờ 00 phút của ngày làm việc;
c) Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp, thời điểm ngừng nhận yêu cầu xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác: 16 giờ 30 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 00 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;
d) Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ: 17 giờ 00 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 45 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;
đ) Thời điểm hoàn thành thực hiện xử lý các Lệnh thanh toán đã nhận trong hàng đợi quyết toán (nếu có): tối đa 30 phút kể từ thời điểm Hệ thống TTLNH ngừng nhận Lệnh thanh toán;
e) Thời điểm thực hiện các công việc cuối ngày (kiểm tra các điều kiện đối chiếu, thực hiện đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia): ngay sau thời điểm được quy định tại điểm đ Khoản này.
...

Theo đó, thời điểm đơn vị vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp là từ 16 giờ 30 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 00 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đề nghị tham gia thành viên gián tiếp tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lệnh thanh toán có giá trị 500 triệu đồng trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thì sử dụng dịch vụ lệnh thanh toán giá trị cao hay thấp?
Pháp luật
Mọi dữ liệu tại Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia dự phòng có giá trị pháp lý như thế nào?
Pháp luật
Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia tiếp nhận và kiểm tra hợp lệ của chứng từ điện tử như thế nào?
Pháp luật
Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là gì? Hạn mức thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng được xác định bằng công thức nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị rút khỏi hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị tham gia hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị tham gia đơn vị thành viên tham gia hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia được quy định như thế nào?
Pháp luật
Báo cáo giám sát đánh giá Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia được thực hiện mấy năm một lần?
Pháp luật
Việc chuyển sang Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng khi gặp sự cố ảnh hưởng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được xét duyệt trong thời hạn bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
634 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: