Thành viên ngân hàng hợp tác xã được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi nghĩa vụ của mình cho người khác khi nào?
- Thành viên ngân hàng hợp tác xã có được chuyển nhượng phần vốn góp và quyền lợi nghĩa vụ của mình cho người khác?
- Thành viên ngân hàng hợp tác xã được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi nghĩa vụ của mình cho người khác khi nào?
- Mức vốn góp thường niên của thành viên ngân hàng hợp tác xã do ai quyết định?
Thành viên ngân hàng hợp tác xã có được chuyển nhượng phần vốn góp và quyền lợi nghĩa vụ của mình cho người khác?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 84 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Quyền của thành viên
...
5. Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
6. Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát giải trình về hoạt động.
7. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội thành viên bất thường.
8. Chuyển nhượng phần vốn góp và quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thành viên ngân hàng hợp tác xã được chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ, tỷ lệ phần vốn góp của mình.
Thành viên ngân hàng hợp tác xã được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi nghĩa vụ của mình cho người khác khi nào? (Hình từ Internet)
Thành viên ngân hàng hợp tác xã được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi nghĩa vụ của mình cho người khác khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 27/2024/TT-NHNN như sau:
Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp
1. Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện như sau:
a) Thành viên là quỹ tín dụng nhân dân chỉ được chuyển nhượng một phần vốn góp (nhưng phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Thông tư này) cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Thành viên không phải là quỹ tín dụng nhân dân được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho các pháp nhân khác đáp ứng các điều kiện quy định lại Điều 10 Thông tư này. Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp thì thành viên phải duy trì mức vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Khi chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, thành viên được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho pháp nhân khác hoặc được hoàn trả vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) và các quyền lợi khác theo quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, thành viên ngân hàng hợp tác xã được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho pháp nhân khác khi đã chấm dứt tư cách thành viên.
Thành viên ngân hàng hợp tác xã xã chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:
(1) Thành viên chấm dứt tư cách pháp nhân.
(2) Thành viên là pháp nhân khác đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho pháp nhân khác.
(3) Thành viên là pháp nhân khác xin ra khỏi ngân hàng hợp tác xã và được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã chấp thuận cho ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng hợp tác xã.
(4) Thành viên là pháp nhân khác bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi ngân hàng hợp tác xã trong các trường hợp sau:
- Không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã;
- Không góp đủ vốn thường niên;
- Các trường hợp khác được pháp luật hoặc Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã quy định.
Mức vốn góp thường niên của thành viên ngân hàng hợp tác xã do ai quyết định?
Mức vốn góp thường niên của thành viên ngân hàng hợp tác xã được quy định tại Điều 14 Thông tư 27/2024/TT-NHNN như sau:
Vốn góp
1. Thành viên không được dùng vốn ủy thác, vốn vay dưới bất cứ hình thức nào để góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã và phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
2. Vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên được góp bằng đồng Việt Nam.
3. Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên khi tham gia ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 10 triệu đồng.
4. Mức vốn góp thường niên đối với thành viên ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định nhưng không thấp hơn 01 triệu đồng. Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã xem xét, quyết định việc miễn, giảm vốn góp thường niên đối với thành viên là quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng can thiệp sớm.Việc góp vốn thường niên phải hoàn thành chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc Đại hội thành viên.
5. Tổng vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp thường niên và vốn nhận chuyển nhượng tối đa của một thành viên theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, nhưng không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn, nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã.
Theo đó, mức vốn góp thường niên của thành viên ngân hàng hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định tuy nhiên mức vốn góp không được thấp hơn 01 triệu đồng.
Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã xem xét, quyết định việc miễn, giảm vốn góp thường niên đối với thành viên là quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng can thiệp sớm.
Việc góp vốn thường niên phải hoàn thành chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc Đại hội thành viên.
Lưu ý: Tổng vốn góp của một thành viên ngân hàng hợp tác xã (bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp thường niên và vốn nhận chuyển nhượng) không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã tại thời điểm góp vốn, nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp đối với phần vốn của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?