Thành viên nào trong Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm trực tiếp khám sức khỏe cho công dân?
Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự do ai thành lập?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định như sau:
"4. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là Hội đồng chuyên môn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập theo đề nghị của Phòng Y tế huyện; mỗi huyện có thể thành lập từ một đến hai hội đồng tùy theo địa bàn và số công dân cần khám."
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo đề nghị của Phòng Y tế huyện.
Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định về thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm:
"Điều 6. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.
- Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:
+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;
+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;
+ 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;
+ Các ủy viên khác.
- Số lượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2, đủ bộ phận theo quy định tại Khoản 5 Điều này, trong đó phải có tối thiểu từ 3 - 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹ thuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm."
Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP, nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:
"Điều 6. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
[...]
b) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số;
- Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữ ký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện."
Thành viên nào trong Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm trực tiếp khám sức khỏe cho công dân?
Thành viên nào trong Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm trực tiếp khám sức khỏe cho công dân? (Hình từ Internet)
Căn cứ điểm c và điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP, nhiệm vụ của Hội đồng và các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:
"Điều 6. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
[...]
c) Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ;
- Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).
d) Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Chủ tịch Hội đồng:
+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;
+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;
+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;
+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;
+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.
- Phó Chủ tịch Hội đồng:
+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;
+ Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;
+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng:
+ Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
+ Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
+ Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;
+ Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theo Mẫu 3a và Mẫu 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Các ủy viên Hội đồng:
+ Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;
+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập."
Như vậy, Phó Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm trực tiếp khám sức khỏe đối với công dân tham gia khám. Đồng thời, các ủy viên Hội đồng cũng có quyền trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?