Thành viên hợp danh muốn rút vốn khỏi công ty thì phải đáp ứng những điều kiện nào theo quy định?
- Thành viên hợp danh muốn rút vốn khỏi công ty thì phải đáp ứng những điều kiện nào theo quy định?
- Thành viên hợp danh rút vốn khỏi công ty thì có còn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty nữa hay không?
- Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh gồm những gì?
Thành viên hợp danh muốn rút vốn khỏi công ty thì phải đáp ứng những điều kiện nào theo quy định?
Điều kiện rút vốn khỏi công ty của thành viên hợp danh được quy định tại khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
b) Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
c) Bị khai trừ khỏi công ty;
d) Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp sau đây:
a) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
...
Như vậy, theo quy định, thành viên hợp danh muốn rút vốn khỏi công ty thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Được Hội đồng thành viên của công ty chấp thuận.
(2) Phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn;
(3) Chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Thành viên hợp danh muốn rút vốn khỏi công ty thì phải đáp ứng những điều kiện nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Thành viên hợp danh rút vốn khỏi công ty thì có còn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty nữa hay không?
Trách nhiệm của thành viên hợp danh khi rút vốn khỏi công ty được quy định tại khoản 5 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
...
b) Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật này;
c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;
d) Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
4. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.
5. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
6. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó đã được sử dụng thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.
Như vậy, theo quy định, trường hợp thành viên hợp danh rút vốn khỏi công ty thì sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên.
Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách, thành viên hợp danh rút vốn khỏi công ty vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh được quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh
1. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, tiếp nhận thành viên hợp danh mới theo quy định tại Điều 185 và Điều 186 Luật Doanh nghiệp, công ty hợp danh gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Danh sách thành viên công ty hợp danh quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp, trong đó không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn;
c) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên hợp danh mới.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Như vậy, trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh thì công ty hợp danh gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh ký;
- Danh sách thành viên công ty hợp danh, trong đó không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên hợp danh mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?