Thành viên Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình được công bố nội dung thảo luận và ý kiến kết luận của Hội đồng không?
- Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Thành viên Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình có những quyền hạn và trách nhiệm nào?
- Thành viên Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình được công bố nội dung thảo luận và ý kiến kết luận của Hội đồng không?
- Trình tự thủ tục thẩm định phim của Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình được thực hiện như thế nào?
Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Nhiệm kỳ của Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình được quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư 11/2023/TT-BVHTTDL (Có hiệu lực từ ngày 21/11/2023) như sau:
Tổ chức của Hội đồng
...
6. Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 02 (hai) năm.
Như vậy, hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình có nhiệm kỳ 02 năm.
Trước đây, căn cứ tại Điều 1 Thông tư 08/2010/TT-BVHTTDL (Hết hiệu lực từ ngày 21/11/2023) có quy định về tổ chức của Hội đồng thẩm định phim như sau:
Tổ chức của Hội đồng thẩm định phim
1. Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình (sau đây gọi là Hội đồng) do người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình quyết định thành lập, với nhiệm kỳ hoạt động hai năm.
2. Hội đồng có số lượng từ năm thành viên trở lên gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên là người đại diện cơ quan quyết định thành lập, người có chuyên môn về quản lý và hoạt động điện ảnh, có uy tín.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình có nhiệm kỳ hoạt động là hai năm.
Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình có những quyền hạn và trách nhiệm nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 08/2010/TT-BVHTTDL, có quy định về quyền và trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên Hội đồng như sau:
Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên Hội đồng
1. Chủ tịch chủ trì các buổi thẩm định phim hoặc các cuộc họp để rút kinh nghiệm của Hội đồng.
2. Đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng trong trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 của Thông tư này.
3. Đề nghị người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình mời thêm một số chuyên gia tham gia thẩm định phim để tham khảo ý kiến trong trường hợp cần thiết.
4. Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm.
5. Thành viên có quyền và trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi thẩm định phim, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này, đóng góp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đối với bộ phim được thẩm định; trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Hội đồng.
Theo quy định trên thì thành viên có quyền và trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi thẩm định phim, trừ trường hợp đối với băng hình, đĩa hình nhiều tập, Hội đồng có thể không tập trung thẩm định phim nhưng thành viên Hội đồng có trách nhiệm xem và đóng góp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đối với bộ phim được thẩm định; trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Hội đồng.
Thành viên Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình được công bố nội dung thảo luận và ý kiến kết luận của Hội đồng không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 08/2010/TT-BVHTTDL, có quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận dân chủ để nhận xét, đánh giá phim.
2. Buổi thẩm định phim của Hội đồng phải có trên 1/2 tổng số thành viên tham dự hoặc trên 1/2 thành viên góp ý kiến đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
3. Ngoài các buổi thẩm định phim, Hội đồng họp để rút kinh nghiệm về hoạt động ít nhất sáu tháng một lần.
4. Kết luận của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm công bố và chịu trách nhiệm.
5. Thành viên Hội đồng không được công bố nội dung thảo luận và ý kiến kết luận của Hội đồng.
6. Thành viên Hội đồng vắng mặt không có lý do chính đáng quá ba buổi thẩm định phim liên tiếp do Chủ tịch Hội đồng đề nghị, người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình miễn nhiệm và bổ sung người thay thế.
7. Địa điểm, phương tiện làm việc và người giúp việc Hội đồng do người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình sắp xếp, bố trí.
Theo quy định trên thì thành viên Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình không được công bố nội dung thảo luận và ý kiến kết luận của Hội đồng.
Trình tự thủ tục thẩm định phim của Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 08/2010/TT-BVHTTDL, có quy định về trình tự, thủ tục thẩm định phim như sau:
Trình tự, thủ tục thẩm định phim
1. Khi nhận được yêu cầu thẩm định phim của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình, Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch được ủy nhiệm) mời các thành viên xem phim và thảo luận về nội dung, nghệ thuật.
2. Ý kiến thảo luận và Phiếu thẩm định của thành viên phải được ghi chép và tổng hợp trong biên bản thẩm định để làm cơ sở trình người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.
3. Đối với băng hình, đĩa hình nhiều tập, Hội đồng có thể không tập trung thẩm định phim nhưng thành viên Hội đồng có trách nhiệm xem và đóng góp ý kiến bằng văn bản.
Như vậy, thủ tục thẩm định phim của Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình được thực hiện như sau:
- Khi nhận được yêu cầu thẩm định phim của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình, Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch được ủy nhiệm) mời các thành viên xem phim và thảo luận về nội dung, nghệ thuật.
- Ý kiến thảo luận và Phiếu thẩm định của thành viên phải được ghi chép và tổng hợp trong biên bản thẩm định để làm cơ sở trình người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.
- Đối với băng hình, đĩa hình nhiều tập, Hội đồng có thể không tập trung thẩm định phim nhưng thành viên Hội đồng có trách nhiệm xem và đóng góp ý kiến bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Pháo hoa nổ chỉ được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức trong trường hợp nào? Sử dụng pháo hoa nổ phải bảo đảm yêu cầu nào?
- Thơ chúc Tết Ất Tỵ hay ý nghĩa? Tết Ất Tỵ: Hướng dẫn treo cờ Tổ quốc tại nhà theo đúng quy định?
- Hái lộc đầu xuân là gì? Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Tổ chức các Lễ hội truyền thống dịp Tết dựa trên nguyên tắc gì?
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?