Thành viên của Đội tình nguyện là gì và thành viên của Đội được hưởng những chính sách hỗ trợ nào?

Thành viên của Đội tình nguyện phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Thành viên của Đội tình nguyện được hưởng những chính sách hỗ trợ nào? Thắc mắc đến từ bạn L.K ở Bình Dương. Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Thành viên của Đội tình nguyện là gì?

Thành viên của Đội tình nguyện được giải thích theo khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC cụ thể:

Thành viên của Đội tình nguyện là những công dân đang cư trú hoặc làm việc trên địa bàn xã, phường, thị trấn tự nguyện tham gia công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Thành viên của Đội tình nguyện

Thành viên của Đội tình nguyện (Hình từ Internet)

Thành viên của Đội tình nguyện được hưởng những chính sách hỗ trợ nào?

Chính sách hỗ trợ đối với thành viên của Đội tình nguyện theo Điều 11 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định như sau:

- Căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương, thành viên của Đội tình nguyện được hưởng các chính sách hỗ trợ sau:

+ Tham dự các khoá tập huấn, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, hội nghị, hội thảo, tham quan học tập, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, phòng chống mua bán người do các cấp, các ngành tổ chức;

+ Cung cấp tài liệu và thông tin liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm và phòng, chống mua bán người;

+ Tham gia các chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn liên quan đến nhiệm vụ.

- Thành viên của Đội tình nguyện bị tai nạn khi làm nhiệm vụ dẫn đến thiệt hại về sức khỏe thì được hỗ trợ về chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút như sau:

+ Trường hợp thành viên của Đội tình nguyện bị tai nạn có tham gia bảo hiểm y tế được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành;

+ Trường hợp thành viên của Đội tình nguyện bị tai nạn không tham gia bảo hiểm y tế: kinh phí hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi chức năng bị mất hoặc giảm sút đối với người tham gia Đội tình nguyện bị tai nạn do ngân sách nhà nước đảm bảo trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp xã.

- Thành viên của Đội tình nguyện nếu bị thương hoặc hy sinh thuộc một trong những trường hợp quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì được công nhận là thương binh hoặc liệt sĩ.

>> Lưu ý:

Thành viên của Đội tình nguyện tham gia hoạt động trong Đội liên tục từ 03 (ba) năm trở lên, trong đó có ít nhất 01 (một) năm được cấp giấy khen hoặc bằng khen của các ban, ngành, đoàn thể hoặc chính quyền thì được ưu tiên học nghề, vay vốn sản xuất, kinh doanh từ các chương trình, đề án, dự án dạy nghề hoặc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Thành viên của Đội tình nguyện phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Tiêu chuẩn thành viên của Đội tình nguyện tại Điều 4 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định như sau:

Tiêu chuẩn đối với thành viên Đội tình nguyện
1. Người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên, đảm bảo sức khoẻ, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Có thời gian cư trú tại xã, phường, thị trấn từ 06 (sáu) tháng trở lên hoặc đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn cấp xã nơi Đội tình nguyện hoạt động (không bao gồm công chức).
2. Tự nguyện tham gia Đội tình nguyện.

Như vậy, thành viên của Đội tình nguyện phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên, đảm bảo sức khoẻ, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có thời gian cư trú tại xã, phường, thị trấn từ 06 tháng trở lên hoặc đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn cấp xã nơi Đội tình nguyện hoạt động (không bao gồm công chức).

Thành viên của Đội tình nguyện phải tự nguyện tham gia Đội tình nguyện.

Đội tình nguyện có chức năng gì?

Chức năng của Đội tình nguyện theo Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định như sau:

Chức năng, nhiệm vụ của Đội tình nguyện
1. Đội tình nguyện hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn; hoạt động theo Quy chế được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Nhiệm vụ cụ thể của Đội tình nguyện:
a) Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm lây nhiễm và tác hại của HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại cộng đồng;
b) Tham gia quản lý, tư vấn, giáo dục, cảm hóa, vận động, hỗ trợ người nghiện ma tuý cai nghiện; người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng;
c) Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, mua bán người để báo cho các cơ quan chức năng xử lý và có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm;
d) Tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn như xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, bình đẳng giới, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội, giúp đỡ người nghiện ma túy sau cai nghiện, người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán trở về ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng;
đ) Tham gia thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn xã hội với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội và các phong trào khác trên địa bàn.

Theo đó, Đội tình nguyện hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn; hoạt động theo Quy chế được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

>> Lưu ý:

Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định việc thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Đội tình nguyện).

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,491 lượt xem
Đội tình nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục thành lập Đội tình nguyện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mức thù lao đối với thành viên Đội tình nguyện được tính như thế nào? Cơ quan nào thực hiện chi trả thù lao cho thành viên Đội tình nguyện?
Pháp luật
Đội tình nguyện là gì? Thủ tục thành lập Đội tình nguyện được thực hiện như thế nào và ai có quyền thành lập Đội?
Pháp luật
Thành viên của Đội tình nguyện là gì và thành viên của Đội được hưởng những chính sách hỗ trợ nào?
Pháp luật
Đội tình nguyện giải thể trong trường hợp nào và thủ tục giải thể Đội tình nguyện thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thành viên tham gia Đội tình nguyện cấp xã cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Ai có quyền thành lập Đội tình nguyện cấp xã?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đội tình nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đội tình nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào