Đội tình nguyện là gì? Thủ tục thành lập Đội tình nguyện được thực hiện như thế nào và ai có quyền thành lập Đội?
Đội tình nguyện là gì?
Đội tình nguyện quy định ở khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC cụ thể:
Đội tình nguyện là một tổ chức tự nguyện gồm những người tham gia công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại xã, phường, thị trấn, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Thông tư liên tịch này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Đội tình nguyện (Hình từ Internet)
Thủ tục thành lập Đội tình nguyện được thực hiện như thế nào và ai có quyền thành lập Đội tình nguyện?
Thẩm quyền thành lập quy định theo Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC cụ thể:
Thẩm quyền thành lập, giải thể Đội tình nguyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập, giải thể Đội tình nguyện.
Theo đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập Đội tình nguyện.
Bên cạnh đó, thủ tục thành lập Đội tình nguyện theo Điều 7 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định cụ thể:
Thủ tục thành lập Đội tình nguyện
1. Căn cứ vào tình hình, yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) lập hồ sơ đề nghị thành lập Đội tình nguyện theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định thành lập Đội tình nguyện. Trường hợp không được thành lập, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Hồ sơ (01 bộ) đề nghị thành lập Đội tình nguyện gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập Đội tình nguyện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nội dung nêu rõ sự cần thiết của việc thành lập Đội tình nguyện, số lượng và cơ cấu thành viên của Đội tình nguyện.
b) Dự thảo Quy chế hoạt động của Đội tình nguyện.
Theo đó, thủ tục thành lập Đội tình nguyện được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1:
Căn cứ vào tình hình, yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Đội tình nguyện theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Hồ sơ đề nghị thành lập Đội tình nguyện gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập Đội tình nguyện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nội dung nêu rõ sự cần thiết của việc thành lập Đội tình nguyện, số lượng và cơ cấu thành viên của Đội tình nguyện.
- Dự thảo Quy chế hoạt động của Đội tình nguyện.
Bước 2:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định thành lập Đội tình nguyện. Trường hợp không được thành lập, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đội tình nguyện có chức năng gì?
Chức năng của Đội tình nguyện theo Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của Đội tình nguyện
1. Đội tình nguyện hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn; hoạt động theo Quy chế được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Nhiệm vụ cụ thể của Đội tình nguyện:
a) Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm lây nhiễm và tác hại của HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại cộng đồng;
b) Tham gia quản lý, tư vấn, giáo dục, cảm hóa, vận động, hỗ trợ người nghiện ma tuý cai nghiện; người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng;
c) Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, mua bán người để báo cho các cơ quan chức năng xử lý và có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm;
d) Tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn như xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, bình đẳng giới, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội, giúp đỡ người nghiện ma túy sau cai nghiện, người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán trở về ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng;
đ) Tham gia thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn xã hội với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội và các phong trào khác trên địa bàn.
Theo đó, Đội tình nguyện hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn; hoạt động theo Quy chế được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
>> Lưu ý:
Thông tư liên tịch 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định việc thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Đội tình nguyện).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
- Người lao động nước ngoài có phải xin cấp lại giấy phép lao động khi thay đổi địa điểm làm việc trong thời gian làm việc tại Việt Nam không?
- Cước hành lý khi đi máy bay có phải là công tác phí không? Người đi công tác được thanh toán chi phí cước hành lý trong trường hợp nào?
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?