Thanh tra Sở Xây dựng chịu sự chỉ đạo, điều hành của ai? Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở xây dựng như thế nào?
Thanh tra Sở Xây dựng chịu sự chỉ đạo, điều hành của ai?
Căn cứ vào Điều 1 Thông tư liên tịch 06/2014/TTLT-BXD-BNV của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ quy định về vị trí, chức năng của Thanh tra Sở Xây dựng như sau:
Vị trí, chức năng của Thanh tra sở
1. Thanh tra Sở Xây dựng (sau đây gọi là Thanh tra sở) là cơ quan thanh tra nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng, giúp Giám đốc Sở Xây dựng tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Xây dựng theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Xây dựng; chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng.
3. Thanh tra sở là tổ chức có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Sở Xây dựng (sau đây gọi là Thanh tra sở) là cơ quan thanh tra nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng, giúp Giám đốc Sở Xây dựng tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Xây dựng theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
+ Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Xây dựng; chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng.
Thanh tra Sở Xây dựng chịu sự chỉ đạo, điều hành của ai? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở xây dựng như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2014/TTLT-BXD-BNV quy định về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng như sau:
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra sở
1. Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, không quá 03 Phó Chánh Thanh tra (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 Phó Chánh Thanh tra), thanh tra viên, công chức giúp Chánh Thanh tra thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra sở. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
2. Thanh tra viên, công chức thuộc Thanh tra sở được tổ chức thành các bộ phận thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, quản lý trật tự xây dựng tại các địa bàn và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng như sau:
+ Thanh tra sở có Chánh Thanh tra
+ Không quá 03 Phó Chánh Thanh tra (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 Phó Chánh Thanh tra)
+ Thanh tra viên, công chức giúp Chánh Thanh tra thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng là gì?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 26/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật thanh tra, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quyết định thành lập đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Giám đốc Sở phê duyệt.
2. Quyết định việc thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Giám đốc Sở giao.
3. Trình Giám đốc Sở ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất.
4. Chỉ đạo hoạt động của lực lượng cán bộ, công chức, thanh tra viên của Thanh tra Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra 2010 và Điều 14 Nghị định 86/2011/NĐ-CP.
+ Quyết định thành lập đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Giám đốc Sở phê duyệt.
+ Quyết định việc thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Giám đốc Sở giao.
+ Trình Giám đốc Sở ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất.
+ Chỉ đạo hoạt động của lực lượng cán bộ, công chức, thanh tra viên của Thanh tra Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối khớp lý lịch đảng viên là gì? Cấp ủy cơ sở đối khớp lý lịch đảng viên theo Hướng dẫn 12 như thế nào?
- Lịch nghỉ Tết của shipper Shopee 2025 chính thức? Lịch nghỉ Tết Shopee 2025? Shipper bao giờ nghỉ Tết 2025?
- Phụ lục Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT về mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?
- 11 Nội dung truyên truyền kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 theo Hướng dẫn 175?
- Mẫu Đơn đề nghị tặng Huy hiệu Đảng sớm? Tải mẫu mới nhất? Trường hợp được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm?