Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố trực thuộc trung ương có chức năng gì theo quy định?
- Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước hay chuyên ngành?
- Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố trực thuộc trung ương có chức năng gì?
- Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra?
Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước hay chuyên ngành?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
b) Cục Quản lý lao động ngoài nước;
c) Cục An toàn lao động.
Theo đó, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước.
Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố trực thuộc trung ương (Hình từ Internet)
Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố trực thuộc trung ương có chức năng gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí, chức năng của Thanh tra Sở
1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở); chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
Theo đó, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố trực thuộc trung ương giúp Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định cụ thể:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở
Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
4. Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Giám đốc Sở giao.
5. Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao.
Theo đó, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra hiện hành và Điều 13 Nghị định 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Giám đốc Sở giao.
- Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?
- Mẫu bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên công ty? Bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên chọn lọc?
- Viết đoạn văn phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết? Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết? Đặc điểm môn Văn là gì?
- Các chức vụ sĩ quan quân đội hiện nay? Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định thế nào?
- Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử được gọi là gì?