Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 110/2017/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Thanh tra ngành Lao động Thương binh Xã hội

Số hiệu: 110/2017/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 04/10/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 110/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Đối tượng thanh tra

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 3. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Cơ quan thanh tra nhà nước:

a) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);

b) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).

2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:

a) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

b) Cục Quản lý lao động ngoài nước;

c) Cục An toàn lao động.

Điều 4. Vị trí, chức năng của Thanh tra Bộ

1. Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật thanh traĐiều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.

4. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

5. Tham mưu cho Bộ trưởng về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Bộ trưởng giao.

6. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ

Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật thanh tra, Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

2. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.

3. Giúp Bộ trưởng kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

4. Tổ chức xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.

5. Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Bộ trưởng giao.

6. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng.

7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.

Điều 7. Vị trí, chức năng của Thanh tra Sở

1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở); chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở

Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

4. Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Giám đốc Sở giao.

5. Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở

Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật thanh tra, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

2. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.

3. Giúp Giám đốc Sở kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

4. Tổ chức xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.

5. Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Giám đốc Sở giao.

6. Giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục, Cục.

2. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý với Thanh tra Bộ.

3. Tham gia với Thanh tra Bộ hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục, Cục.

4. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật thuộc phạm quản lý nhà nước theo quy định.

5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động

Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 11 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Quyết định thanh tra chuyên ngành và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.

3. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục An toàn lao động

1. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức theo mô hình Vụ, tại Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục An toàn lao động tổ chức theo mô hình Phòng.

2. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan thuộc Tổng, cục, Cục xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp;

b) Thực hiện thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên; thanh tra đột xuất khi được Thủ trưởng cơ quan giao;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật khi được phân công;

d) Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

đ) Giúp Thủ trưởng đơn vị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc thẩm quyền;

e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao và theo quy định của pháp luật.

Chương III

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 13. Hoạt động thanh tra hành chính

1. Hoạt động thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung thanh tra hành chính: Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Điều 14. Hoạt động thanh tra chuyên ngành

1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 3 Nghị định này thực hiện.

2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định từ Điều 51 đến Điều 56 Luật thanh tra, từ Điều 14 đến Điều 32 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

Điều 15. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động

1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật lao động: Việc chấp hành các nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; hợp đồng lao động; học nghề, tập nghề; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; tiền lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện những quy định riêng đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động.

2. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động: Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 16. Nội dung thanh tra chuyên ngành về việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về việc làm của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm gồm: Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp.

2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động và người lao động.

3. Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, người, lao động quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế và đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý quy định tại các điểm d, e, g, h, i và k khoản 3 và khoản 4 Điều 12 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Điều 17. Nội dung thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về tổ chức bộ máy chuyên trách của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về việc ký kết các hợp đồng liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tuyển chọn lao động; dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện các hợp đồng có liên quan đến đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện các chế độ tài chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3. Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 18. Nội dung thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tổ chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động đào tạo và hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp; quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; nhà giáo và người học; kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Điều 19. Nội dung thanh tra chuyên ngành về người có công

1. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Việc thực hiện các quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ.

2. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về cấp phát, quản lý sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; việc quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; việc thực hiện các quy định khác về ưu đãi người có công với cách mạng.

Điều 20. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực trẻ em và các chính sách xã hội khác

1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Việc thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; chương trình bảo vệ trẻ em; thực hiện quyền trẻ em, việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thuộc phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình trợ giúp xã hội thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội; cơ sở quản lý sau cai nghiện.

5. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

Điều 21. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm

1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hằng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước căn cứ hướng dẫn của Thanh tra Bộ và yêu cầu công tác quản lý của mình có trách nhiệm gửi kế hoạch thanh tra đến Thanh tra Bộ để tổng hợp, xem xét, báo cáo Bộ trưởng. Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và kế hoạch thanh tra của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục An toàn lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Thanh tra Bộ có trách nhiệm trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.

Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.

2. Căn cứ kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh và yêu cầu công tác quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương, Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch thanh tra, trình Giám đốc Sở chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm.

Giám đốc Sở phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.

3. Kế hoạch thanh tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.

4. Đối với hoạt động thanh tra lao động, hàng năm, Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở được yêu cầu doanh nghiệp tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật để làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra năm tiếp theo. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể việc tự kiểm tra của doanh nghiệp.

Điều 22. Trình tự, thủ tục thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện theo Luật thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP .

2. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện theo Luật thanh tra, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các quy định tại Nghị định này.

3. Đối với các cuộc thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:

a) Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, được thực hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

Trường hợp thực hiện các cuộc thanh tra liên tiếp nhau, cùng thành phần đoàn thanh tra và nội dung thanh tra thì kế hoạch thanh tra được xây dựng gộp cho các cuộc thanh tra.

b) Thông báo việc công bố quyết định thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP .

Trường hợp nếu có căn cứ cho rằng việc báo trước sẽ ảnh hưởng đến kết quả thanh tra hoặc phải can thiệp ngay để bảo vệ quyền của người lao động hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên được giao tiến hành thanh tra độc lập có quyền vào cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bất kể ngày hay đêm mà không cần phải báo trước và phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

Việc thực hiện thanh tra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính có sự phối hợp của cơ quan chức năng có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu thấy cần thiết). Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan.

c) Công bố quyết định thanh tra

Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra, biên bản công bố quyết định thanh tra được lập chung với biên bản làm việc của đoàn thanh tra.

d) Báo cáo kết quả thanh tra

Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra cuối cùng của kế hoạch thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra.

Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra đảm bảo nội dung quy định tại Điều 25 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

4. Kết luận thanh tra chuyên ngành

Căn cứ báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có), chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ban hành kết luận thanh tra đối với từng đối tượng thanh tra.

Nội dung kết luận thanh tra đảm bảo theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

Điều 23. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra

1. Trong trường hợp đối tượng và nội dung thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có chồng chéo với đối tượng, nội dung thanh tra của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Bộ trưởng, Giám đốc Sở chủ trì phối hợp với Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết.

2. Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra lĩnh vực khác thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Thanh tra lại

1. Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.

2. Thanh tra Sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc Sở giao.

3. Trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và từ Điều 33 đến Điều 38 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

Điều 25. Chế độ báo cáo công tác thanh tra

1. Thanh tra Bộ báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật.

2. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành đến Thanh tra Bộ để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.

3. Thanh tra Sở báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

4. Chế độ báo cáo định kỳ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương IV

THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 26. Thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là công chức thuộc Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của thanh tra viên được quy định tại Điều 31, Điều 32 và Điều 33 Luật thanh tra; Điều 2, Điều 3, Điều 5 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra và quy định pháp luật khác có liên quan.

3. Thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được cấp trang phục thanh tra, thẻ thanh tra, cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

4. Thanh tra viên được giao nhiệm vụ thanh tra đột xuất vào ban đêm hoặc ngoài giờ hành chính được hưởng chế độ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 27. Công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là người thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này, được Thủ trưởng cơ quan phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

2. Công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.

3. Công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có trang phục, thẻ công chức thanh tra chuyên ngành và được hưởng chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật.

4. Công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 28. Cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là người không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra nhà nước, được Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở trưng tập tham gia đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

2. Cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật liên quan.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra phù hợp với đặc điểm hoạt động thanh tra do bộ quản lý.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 29. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Phê duyệt chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm.

3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.

4. Kiện toàn tổ chức, bố trí công chức có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức làm công tác thanh tra; tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác thanh tra.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế, trang phục, phương tiện, thiết bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Thanh tra Sở theo đề nghị của Giám đốc Sở.

2. Ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa Thanh tra Sở và các cơ quan công an, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành khác, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan tổ chức có liên quan trên địa bàn.

Điều 31. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm.

3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.

4. Kiện toàn tổ chức và bảo đảm kinh phí, điều kiện hoạt động của Thanh tra Sở theo thẩm quyền.

5. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan

1. Thanh tra Bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ; Thanh tra các Bộ, ngành; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các tổ chức đại diện khác của người sử dụng lao động, người lao động; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

2. Thanh tra Sở phối hợp với Thanh tra Bộ; Thanh tra tỉnh; cơ quan chuyên môn, Thanh tra các sở, ngành của tỉnh; Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, các tổ chức đại diện khác của người sử dụng lao động, người lao động; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; Thanh tra huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

3. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi hoạt động thanh tra chuyên ngành được giao tại Nghị định này, theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội trong hoạt động thanh tra; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra theo quy định pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017, thay thế Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 35. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (2b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 110/2017/ND-CP

 Hanoi, October 4, 2017

 

DECREE

ON THE ORGANIZATION AND OPERATIONS OF INSPECTION ENTITIES OF THE LABOR, WAR INVALIDS, AND SOCIAL AFFAIRS SECTOR

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Inspection dated November 15, 2010;

At the request of the Minister of Labor, War Invalids, and Social Affairs;

The Government promulgates a Decree on the organization and operations of inspection entities of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector.

Chapter I

GENERAL RULES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Decree provides for the organization and operations of inspection entities of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector; inspectors, specialized inspection officers, inspection collaborators in the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector; responsibilities of agencies, organizations, and individuals in inspection of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector.

Article 2. Inspected entities

1. Agencies, organizations, and individuals under the management of the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs and the Departments of Labor, War Invalids, and Social Affairs.

2. Vietnamese and foreign agencies, organizations, and individuals are obliged to comply with legal regulations in the fields under the management of the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs and the Departments of Labor, War Invalids, and Social Affairs.

Chapter II

ORGANIZATION, DUTIES, AND POWERS OF INSPECTION BODIES OF THE LABOR, WAR INVALIDS, AND SOCIAL AFFAIRS SECTOR

Article 3. Inspection bodies of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector

1. State inspection bodies:

a) Inspectorate of the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs (hereinafter referred to as the Ministry Inspectorate);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Agencies assigned to perform specialized inspection tasks (hereinafter referred to as specialized inspection agencies):

a) General Department of Vocational Education;

b) Department of Overseas Labor Management;

c) Department of Labor Safety.

Article 4. Position and functions of the Ministry Inspectorate

1. The Ministry Inspectorate is an agency affiliated to the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs, which assists the Minister of Labor, War Invalids, and Social Affairs (hereinafter referred to as the Minister) in state management of inspection, citizen reception, resolution of complaints, whistleblowing, and anti-corruption; conduct administrative and specialized inspections; carry out resolution of complaints, whistleblowing, and anti-corruption in in the field of labor, people with meritorious service, and society nationwide in accordance with law.

2. The Ministry Inspectorate submits to the direction and management of the Minister and submits to the professional guidance of the Government Inspectorate.

Article 5. Duties and powers of the Ministry Inspectorate

 In addition to the duties and powers specified in Article 18 of the Law on Inspection and Article 7 of Decree No. 86/2011/ND-CP dated September 22, 2011 of the Government on elaboration of and guidelines for the Law on Inspection, the Ministry Inspectorate shall also perform the following duties and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Guide the application of technical standards and regulations on working conditions, labor safety, and labor hygiene.

3. Hold training and refresher courses in specialized inspection, citizen reception, resolution of complaints, whistleblowing, and anti-corruption under the management of the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs in accordance with law.

4. Provide agencies and units under the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs with guidelines for implementation of laws on citizen reception, resolution of complaints, whistleblowing, and anti-corruption.

5. Provide expert guidance to the Minister in citizen reception in accordance with law when assigned by the Minister.

6. Submit a final report on performance of inspection, resolution of complaints, whistleblowing, citizen reception, and anti-corruption under the management of the Ministry of Labor, War Invalids, and Society to the Minister and the Government Inspector-General.  

7. Perform other duties and powers as prescribed by law or assigned by the Minister.

Article 6. Duties and powers of the Chief Inspector of Ministry

In addition to the duties and powers specified in Article 19 of the Law on Inspection and Article 8 of Decree No. 86/2011/ND-CP, the Chief Inspector of Ministry shall also perform the following duties and powers:

1. Decide to conduct administrative inspection, specialized inspection and establish an inspection team to perform inspection tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Assist the Minister with the complaint resolution process that falls under their jurisdiction by conducting relevant investigations, verification, conclusions, and recommendations, and perform other tasks in accordance with law on complaints.

4. Verify the whistleblowing matters, make a verification conclusion, propose measures to address the whistleblowing report under authority of the Minister when assigned, and perform other tasks in accordance with law on whistleblowing.

5. Conduct the citizen reception in accordance with law when assigned by the Minister.

6. Assist the Minister in directing, urging, and checking the implementation of anti-corruption by agencies and units under the direct management of the Minister.

7. Perform other duties and powers as prescribed by law or assigned by the Minister.

Article 7. Position and functions of the Department Inspectorate

1. Department Inspectorate is an agency of the Department of Labor, War Invalids, and Social Affairs, which assists the Director of the Department of Labor, War Invalids, and Social Affairs to conduct administrative and specialized inspections, and resolve complaints and denunciations, receive citizens, and conduct anti-corruption in accordance with law.

2. Department Inspectorate submits to the direction and management of the Director of the Department of Labor, War Invalids, and Social Affairs (hereinafter referred to as the Department Director); submits to direction on inspection and guidance on administrative inspection of the Inspectorate of province or centrally affiliated city (hereinafter referred to as province), and on specialized inspection of the Ministry Inspectorate.

Article 8. Duties and powers of the Department Inspectorate

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Investigate occupational accidents and violations of labor safety and hygiene.

2. Guide the application of technical standards and regulations on working conditions, labor safety, and labor hygiene.

3. Propagate, guide, and inspect the implementation of laws on citizen reception, resolution of complaints, whistleblowing, and anti-corruption by agencies and units under the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs.

4. Provide expert guidance to the Department Director in citizen reception in accordance with law when assigned by the Department Director.

5. Submit a final report on performance of inspection, resolution of complaints, whistleblowing, citizen reception, and anti-corruption to the Department Director, Chief Inspector of Province; submit a final report on specialized inspection, resolution of complaints, whistleblowing, citizen reception under the management of the Department of Labor, War Invalids, and Social Affairs.

6. Perform other duties and powers as prescribed by law or assigned by the Department Director.

Article 9. Duties and powers of the Chief Inspector of Department

In addition to the duties and powers specified in Article 25 of the Law on Inspection and Article 14 of Decree No. 86/2011/ND-CP, the Chief Inspector of Department shall also perform the following duties and powers:

1. Decide to conduct administrative inspection, specialized inspection and establish an inspection team to perform inspection tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Assist the Department Director with the complaint resolution process that falls under their jurisdiction by conducting relevant investigations, verification, conclusions, and recommendations, and perform other tasks in accordance with law on complaints.

4. Verify the whistleblowing matters, make a verification conclusion, propose measures to address the whistleblowing report under authority of the Department Director when assigned, and perform other tasks in accordance with law on whistleblowing.

5. Conduct the citizen reception in accordance with law when assigned by the Department Director.

6. Assist the Department Director in directing, urging, and checking the implementation of anti-corruption by agencies and units under the direct management of the Director of Department of Labor, War Invalids, and Social Affairs.

7. Perform other duties and powers as prescribed by law or assigned by the Department Director.

Article 10. Duties and powers in specialized inspection of the General Department of Vocational Education, Department of Overseas Labor Management, Department of Labor Safety

In addition to the duties and powers specified in Article 10 of Decree No. 07/2012/ND-CP dated February 9, 2012 on specialized inspection agencies and specialized inspection, the General Department of Vocational Education, the Department of Overseas Labor Management, and the Department of Labor Safety shall also perform the following duties and powers:

1. Carry out specialized inspection in the fields under their management.

2. Submit a final report on performance of inspection, resolution of complaints, whistleblowing, and anti-corruption in the fields under the management of the Ministry Inspectorate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Detect, prevent, and address violations of law within their jurisdiction, or refer these violation cases to competent authorities for further actions as per the law.

5. Other duties and powers as per the law.

Article 11. Duties and powers in specialized inspection of the Director General of General Department of Vocational Education, Director of Department of Overseas Labor Management, Director of Department of Labor Safety

In addition to the duties and powers specified in Article 11 of Decree No. 07/2012/ND-CP, the Director General of General Department of Vocational Education, Director of Department of Overseas Labor Management, Director of Department of Labor Safety shall also perform the following duties and powers:

1. Decide to conduct specialized inspection and establish an inspection team to perform inspection tasks as per the law.

2. Oversee, urge, and inspect if the inspected entities and relevant agencies, organizations, and individuals abide by the inspection conclusion; oversee if the inspection team operates in accordance with law.

3. Direct and inspect the implementation of inspection, citizen reception, resolution of complaints and whistleblowing, and anti-corruption within the scope of their responsibilities.

4. Other duties and powers as per the law.

Article 12. Advisory unit on specialized inspection affiliated to the General Department of Vocational Education, Department of Overseas Labor Management, Department of Labor Safety

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The advisory unit on specialized inspection shall perform the following tasks:

a) Take charge and cooperate with units and divisions under the General Department and Department in developing inspection programs and plans to submit them to the head of the superior body;

b) Carry out scheduled inspection, regular inspection, or surprise inspection when assigned by the head of the agency;

c) Resolve complaints and whistleblowing and conduct anti-corruption in accordance with law when assigned;

d) Summarize, evaluate, and report the performance of specialized inspection; resolve complaints and whistleblowing, and conduct anti-corruption;

dd) Assist the head of the agency in monitoring, urging, and inspecting the implementation of conclusions, recommendations, and decisions following the inspection within their authority;

e) Address violations of law within their jurisdiction, or refer these violation cases to competent authorities for further actions;

g) Perform other duties assigned by the head of the agency or as prescribed by law.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13. Administrative inspection

1. Administrative inspection is carried out by the Ministry Inspectorate and the Department Inspectorate in accordance with law.

2. Subject matters of administrative inspection:  The compliance with legal policies and performance of duties and powers by agencies, organizations, and individuals specified in Clause 1, Article 2 of this Decree.

Article 14. Specialized inspection

1. Specialized inspection is carried out by inspection bodies of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector specified in Article 3 of this Decree.

2. Specialized inspection is carried out according to regulations from Article 51 to Article 56 of the Law on Inspection, from Article 14 to Article 32 of Decree No. 07/2012/ND-CP.

Article 15. Subject matters of specialized inspection on labor and occupational safety and hygiene

1. The compliance with labor regulations:  Performance of obligations by employees and employers; employment contracts; apprenticeship, on-the-job training; workplace dialogues; collective bargaining, collective bargaining agreement; salaries and wages; hours of work and hours of rest; labor discipline, material liability; compliance with exclusive provisions applicable to female workers, minor workers, and other types of workers; compliance with other labor regulations.

2. The compliance with regulations on occupational safety and hygiene:  Implementation of measures to prevent and control dangerous and harmful factors for workers; measures to address technical incidents that lead to safety and health hazards, labor accidents, and occupational diseases; provide occupational safety and health protection for certain types of workers; ensure occupational safety and health protection for business establishments; operations of safety and hygiene service providers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The compliance with employment laws by employees, employers and other agencies, organizations, and individuals related to employment, including:  policies to support job creation; labor market information; evaluation and issuance of national vocational skills certificates; organization and operation of employment services; unemployment insurance.

2. The compliance with social insurance laws by social security agencies, employers, and employees.

3. Inspect if employers, employees and employees comply with the law on the responsibility for participation in health insurance as specified in Clause 1, Article 12 of the Law on amendments to the Law on Health Insurance and the insured people under the management of the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs specified in Points d, e, g, h, i and k, Clause 3 and Clause 4, Article 12 of the Law on amendments to the Law on Health Insurance.

Article 17. Subject matters of specialized inspection on Vietnamese guest workers

1. Inspect the compliance with legal regulations on the organization of specialized division of an enterprise or public sector provider that provides Vietnamese guest worker service.

2. Inspect the compliance with the law on signing contracts related to Vietnamese guest worker programs; worker recruitment; vocational and foreign language training for workers; providing training for workers on the necessary knowledge before they go to work abroad; execution of contracts related to Vietnamese guest worker programs; management and protection of workers’ legal rights and interests and implementation of regulations and policies for Vietnamese guest workers; liquidation of contracts between enterprises/public sector providers of guest worker services and guest workers; implementation of financial regulations on Vietnamese guest workers.

3. Inspect the compliance with other legal regulations on Vietnamese guest worker services.

Article 18. Subject matters of specialized inspection on vocational education

1. Inspect the compliance with the law on the organization of vocational education institutions; policies for vocational education institutions; finance and assets of vocational education institutions in accordance with the law on vocational education.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Subject matters of specialized inspection on people with meritorious services

1. Inspect the compliance with policies and laws on incentives for people with meritorious services to the revolution: the implementation of regulations on eligible entities, eligibility requirements, standards, and incentives for people with meritorious services and their relatives; responsibilities of agencies, organizations, and individuals in implementing policies and incentives for people with meritorious services to the revolution and their relatives.

2. Inspect the compliance with policies and laws on allocation, management, and use of funds to implement incentive policies for people with meritorious services to the revolution and resistance fighters under the management of the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 20. Subject matters of specialized inspection in the field of children and other social policies

1. Inspect the compliance with legal regulations on child protection and care policies within the scope of authority and responsibility of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector:  implementation of the national action program for children; child protection program; raising and nurturing children with special needs, and other programs and plans on protecting, caring for, and educating children within the scope of authority and responsibility of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector.

2. Inspect the compliance with policies and laws on poverty reduction and social assistance; the implementation of the national target program on poverty reduction and social assistance programs that falls within the scope of authority and responsibility of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector.

3. Inspect the compliance with legal regulations on gender equality; the implementation of the national target program on gender equality that falls within the scope of authority and responsibility of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector.

4. Inspect the compliance with legal regulations on policies and solutions for prostitution prevention; drug detoxification; post-detox management; support for victims of human trafficking; organization and operation of Centers for Treatment - Education - Social Labor; post-detox management facilities.

5. Inspect the compliance with legal regulations for other matters related to the labor, war invalids and social affairs sector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. No later than November 1 every year, the Director General of the General Department of Vocational Education, the Director of the Department of Labor Safety, and the Director of the Department of Overseas Labor Management shall, based on the guidance of the Ministry Inspectorate and their management responsibility, send an inspection plan to the Ministry Inspectorate for consolidation, review, and report to the Minister. Based on the inspection program orientation and instructions of the Government Inspector - General and management responsibility of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector and inspection plans of the General Department of Vocational Education, the Department of Labor safety, the Department of Overseas Labor Management, the Ministry Inspectorate shall the inspection plans to the Minister for approval no later than November 15 every year.

The Minister approves the inspection plan no later than November 25 every year.

2. Based on the inspection plan of the Ministry Inspectorate, the Province Inspectorate and the management responsibility of the local Labor, War Invalids, and Social Affairs sector, the Department Inspectorate shall formulate an inspection plan and submits it to the Department Director no later than December 5 every year.

The Department Director approves the inspection plan no later than December 15 every year.

3. The inspection plan specified in Clauses 1 and 2 of this Article is sent to the inspected entities and relevant agencies and organizations.

4. For labor inspection, every year, the Ministry Inspectorate and Department Inspectorate may request enterprises to self-inspect their compliance with labor regulations to serve as a basis for formulating the next year's inspection plan.  The Minister of Labor, War Invalids, and Social Affairs shall provide specific regulations of self-inspection by enterprises.

Article 22. Procedures for inspection in the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector

1. Procedures for administrative inspection of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector are carried out in accordance with the Law on Inspection, Decree No. 86/2011/ND-CP.

2. Procedures for specialized inspection of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector are carried out in accordance with the Law on Inspection, Decree No. 07/2012/ND-CP, and the provisions of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The formulation of and approval for inspection plans, communications of inspection plans, and formulation of outlines of matters to be reported by inspected entities are outlined in Article 18, Article 19, Article 20 of Decree No. 07/2012/ND-CP.

In case of consecutive inspections with the same personnel in the inspection team and subject matters of inspection, a single inspection plan is formulated to cover all these inspections.

b) Notification of the announcement of the inspection decision is carried out in accordance with Article 21 of Decree No. 07/2012/ND-CP.

When there are grounds to believe that advance notice will compromise the results of an inspection, or immediate intervention is necessary to protect workers' rights, or prevent imminent danger to workplace safety and hygiene, the inspection team or inspector conducting an independent inspection may enter production, business, or service establishments at any time of day or night without prior notice. Such unannounced inspections must be approved by the head of the relevant authority at the same level.

Inspections at night and outside of business hours should be carried out with the coordination of relevant authorities, police, and local authorities (if necessary). The Minister of Labor, War Invalids, and Social Affairs presides over the development of a coordination mechanism with relevant authorities.

c) Announcement of the inspection decision

No later than 15 days from the date of signing the inspection decision, the inspection team leader shall announce the inspection decision to the inspected entity. The record of inspection decision announcement is made together with the working record of the inspection team.

d) Report on inspection results

Within 10 days of completing the final inspection under the plan, the inspection team leader must submit a report on inspection results.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Conclusions of specialized inspection

Within 15 days of receiving the report on inspection results, the decision-maker must issue individual inspection conclusions for each inspected entity, based on the report on inspection results and any explanations provided by the entities.

The inspection conclusion adheres to the content requirements outlined in Article 27 of Decree No. 07/2012/ND-CP.

Article 23. Handling overlaps in inspection

1. When the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs (MOLISA) or a Department of Labor, War Invalids, and Social Affairs (DOLISA) finds its inspected entity and subject matter of inspection overlaps with Vietnam Social Security (VSS) or a provincial Social Insurance agency, the respective Minister or Director should take charge and coordinate with the VSS Director General or provincial Social Insurance Director to resolve the overlap.

2. The handling of overlaps in inspection in other fields of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector is carried out in accordance with law.

Article 24. Re-inspection

1. At the Minister’s direction, the Chief Inspector of Ministry may order a re-inspection of a case, under the management of the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs, which has been concluded by the head of a specialized inspection agency; or by the General Director of VSS and President of the Provincial People's Committee, if there are indications of legal violations.

2. At the Department Director’s direction, the Department Inspectorate may order a re-inspection of a case, under the management of the Department of Labor, War Invalids, and Social Affairs, which has been concluded by the Provincial Social Security agency, if there are indications of legal violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 25. Reporting requirements in inspection

1. The Ministry Inspectorate shall send reports on inspection, resolution of complaints and whistleblowing, citizen reception, and anti-corruption to the Minister and the Government Inspector-General within their scope responsibilities in accordance with law.

2. The heads of specialized inspection agencies shall send reports on specialized inspection to the Ministry Inspectorate for compilation and presentation to the Minister.

3. Department Inspectorate shall send a report on performance of inspection, resolution of complaints, whistleblowing, citizen reception, and anti-corruption to the Department Director, Chief Inspector of Province; send a report on specialized inspection, resolution of complaints, whistleblowing, citizen reception to the Chief Inspector of Ministry.

4. Periodic reporting requirements on inspection, citizen reception, resolution of complaints and whistleblowing, and anti-corruption are carried out in accordance with law.

Chapter IV

INSPECTORS, SPECIALIZED INSPECTION OFFICERS, INSPECTION COLLABORATORS IN THE LABOR, WAR INVALIDS, AND SOCIAL AFFAIRS SECTOR

Article 26. Inspectors of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector

1. Inspectors of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector are officers of the Ministry Inspectorate and Department Inspectorate who are appointed to the inspection rank to perform inspection tasks and other tasks in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Inspectors of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector are provided with inspection uniforms, inspection cards, badges, shoulder straps, ranks and enjoy policy benefits in accordance with law.

4. Inspectors assigned to unexpected inspection tasks at night or outside of office hours are entitled to respective benefits in accordance with the Labor Code.

Article 27. Specialized inspection officers of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector

1. Specialized inspection officers of the Labor, War Invalids, and Social Affairs are people on the payroll of a specialized inspection agency specified in Clause 2, Article 3 of this Decree, approved by the head of this agency.

2. Specialized inspection officers of the Labor, War Invalids, and Social Affairs must meet the qualifications and conditions as prescribed in Article 12 of Decree No. 07/2012/ND-CP.

3. Specialized inspection officers of the Labor, War Invalids, and Social Affairs are provided with uniforms, specialized inspection officer cards and are paid remuneration when performing inspection tasks in accordance with law.

4. Specialized inspection officers of the Labor, War Invalids, and Social Affairs are entitled to impose administrative violations in accordance with law on sanctions of administrative violations.

Article 28. Inspection collaborators of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector

1. Inspection collaborators of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector are people who are not on the payroll of the state inspection agency and are recruited by the Ministry Inspectorate or Department Inspectorate to join the inspection team to perform their inspection tasks in the fields of labor, war invalids, and social affairs sector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Minister of Labor, War Invalids, and Social Affairs shall provide specific guidance on qualifications for inspection collaborators, remuneration policies for inspection collaborators in accordance with the characteristics of inspection conducted by the Ministry.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF INSPECTION ENTITIES OF THE LABOR, WAR INVALIDS, AND SOCIAL AFFAIRS SECTOR

Article 29. Responsibilities of the Minister of Labor, War Invalids, and Social Affairs

1. Lead inspection operations within the management scope of the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs.

2. Approve annual inspection plans.

3. Promptly handle inspection conclusions and requests.

4. Strengthen the organization and arrange officers with professional competence, expertise, and ethical qualities to do inspection; organize, direct, and ensure operating conditions for inspection.

5. Perform other duties as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Organize, direct, and implement the consolidation of the organizational structure, staffing, uniforms, vehicles, technical equipment, and operating budget of the Department Inspectorate at the request of the Department Director.

2. Issue regulations on coordination of operations between the Department Inspectorate and police agencies, market management agencies, other specialized inspection agencies, People's Committees at all levels and relevant organizations in the province.

Article 31. Responsibilities of the Director of Department of Labor, War Invalids, and Social Affairs

1. Lead inspection operations within the management scope of the Department of Labor, War Invalids, and Social Affairs.

2. Direct formulation of and approval for annual inspection plans.

3. Promptly handle inspection conclusions and requests.

4. Strengthen the organization and ensure funding and operating conditions of the Department Inspectorate in accordance with their authority.

5. Promptly resolve difficulties and problems related to inspection; handle overlapping issues in inspection within the scope of its management.

6. Perform other duties as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry Inspectorate coordinates with units affiliated to the Government Inspectorate; Inspectors of ministries and branches; Vietnam Social Security; Vietnam General Confederation of Labor, Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI); other representative organizations of employers and employees; socio-political, socio-professional organizations; General Department, Departments under the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs, Province Inspectorate, Departments of Labor, War Invalids, and Social Affairs and relevant agencies and units relevant to inspection and resolution of complaints, whistleblowing, and anti-corruption.

2. Department Inspectorate coordinates with Ministry Inspectorate; Province Inspectorate; specialized agencies, Inspectorates of departments and branches of the province; Social security agencies of provinces and centrally affiliated cities; Provincial Labor Confederation, other representative organizations of employers and employees; socio-political, socio-professional organizations; District Inspectorates, Divisions of Labor, War Invalids, and Social Affairs, and agencies relevant to inspection, resolution of complaints and whistleblowing, citizen reception, and anti-corruption

3. General Department of Vocational Education, Department of Overseas Labor Management, Department of Labor Safety coordinate with relevant agencies, units, and socio-political, socio-professional organizations within the scope of specialized inspection assigned in this Decree, in accordance with law.

Article 33. Coordination responsibilities of inspected entities

Agencies, organizations, and individuals being inspected entities shall coordinate with inspection bodies of the Labor, War Invalids, and Social Affairs sector; perform the rights and obligations of inspected entities in accordance with the law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 34. Entry into force

This Decree comes into force as of November 20, 2017, supersedes Decree No. 39/2013/ND-CP dated April 24, 2013 of the Government on the organization and operation of inspection entities of Labor, War Invalids, and Social Affairs sector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and relevant entities shall implement this Decree./.

 

ON BEHALF OF GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 110/2017/NĐ-CP ngày 04/10/2017 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.511

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.31.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!