Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên cả nước được diễn ra khi nào? Bao gồm bao nhiêu đoàn kiểm tra?
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên cả nước được diễn ra khi nào?
Theo quyết định của Bộ GTVT, sẽ thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại 63 tỉnh, thành cả nước.
Kế hoạch do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ ký cho biết, việc thanh, kiểm tra nhằm phát hiện bất cập trong đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Từ đó sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp khắc phục, hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và phòng ngừa tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.
Bộ GTVT thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX của các sở GTVT. Việc kiểm tra này Bộ GTVT yêu cầu xong trước ngày 15/4/2023.
Đoàn kiểm tra số 1 do Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin sẽ kiểm tra tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương, Quảng Ninh, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Bình Định, Phú Yên.
Đoàn kiểm tra số 2 do Vụ Vận tải chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, Cục Đường bộ Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin tiến hành kiểm tra tại các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh.
Đoàn kiểm tra số 3 do Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì tiến hành kiểm tra tại các tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên cả nước được diễn ra khi nào? Bao gồm bao nhiêu đoàn kiểm tra?(Hình từ Internet)
Các cơ sở đào tạo lái xe phải báo cáo đăng ký sát hạch như thế nào?
Căn cứ vào khoản 15 Điều 5 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định báo cáo đăng ký sát hạch của các cơ sở đào tạo lái xe như sau:
- Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
- Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe), kế hoạch đào tạo của khóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, Phụ lục 3b, Phụ lục 3c và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT này gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
- Báo cáo 1 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải đối với đào tạo lái xe các hạng A1, A2 trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày làm việc, hạng A3, A4 ngay sau khai giảng, các hạng B1, B2, D, E, F không quá 07 ngày sau khai giảng và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C; Trưởng cơ quan quản lý sát hạch kiểm tra, ký tên vào từng trang.
Hồ sơ của người học lái xe bao gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ( được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) quy định hồ sơ của người học lái xe bao gồm:
Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch)
Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?