Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền thực hiện pháp điển đối với những văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền thực hiện pháp điển đối với những văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm gì trong việc pháp điển văn bản quy phạm pháp luật?
- Ai có trách nhiệm tổ chức kiểm tra kết quả pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của Thanh tra Chính phủ?
Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền thực hiện pháp điển đối với những văn bản quy phạm pháp luật nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền pháp điển của Thanh tra Chính phủ như sau:
Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền pháp điển của Thanh tra Chính phủ
1. Thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Thanh tra Chính phủ ban hành hoặc chủ trì soạn thảo;
2. Pháp điển đối với quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, theo quy định, Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền thực hiện pháp điển đối với những văn bản quy phạm pháp luật sau:
(1) Thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Thanh tra Chính phủ ban hành hoặc chủ trì soạn thảo;
(2) Pháp điển đối với quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền thực hiện pháp điển đối với những văn bản quy phạm pháp luật nào? (Hình từ Internet)
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm gì trong việc pháp điển văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định trách nhiệm pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ như sau:
Trách nhiệm pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ
...
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch chung để thực hiện pháp điển và phân công đơn vị thực hiện; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch;
c) Tổ chức kiểm tra kết quả pháp điển của Thanh tra Chính phủ;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Thanh tra Chính phủ ký hợp đồng và quản lý đội ngũ cộng tác viên thực hiện pháp điển.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm:
a) Cử công chức phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện pháp điển văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
b) Phối hợp với Vụ Pháp chế trong trường hợp phát hiện có quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế trong văn bản do mình soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc trong văn bản quy phạm pháp luật liên tịch do mình chủ trì soạn thảo để xử lý theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước khi sắp xếp các quy phạm pháp luật vào đề mục.
Như vậy, trong việc pháp điển văn bản quy phạm pháp luật thì Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có những trách nhiệm như sau:
(1) Cử công chức phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện pháp điển văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
(2) Phối hợp với Vụ Pháp chế trong trường hợp phát hiện có quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế trong văn bản do mình soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc trong văn bản quy phạm pháp luật liên tịch do mình chủ trì soạn thảo để xử lý theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước khi sắp xếp các quy phạm pháp luật vào đề mục.
Ai có trách nhiệm tổ chức kiểm tra kết quả pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định trách nhiệm pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ như sau:
Trách nhiệm pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ
1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
a) Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ lập Đề nghị xây dựng đề mục;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch chung để thực hiện pháp điển và phân công đơn vị thực hiện; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch;
c) Tổ chức kiểm tra kết quả pháp điển của Thanh tra Chính phủ;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Thanh tra Chính phủ ký hợp đồng và quản lý đội ngũ cộng tác viên thực hiện pháp điển.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm:
a) Cử công chức phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện pháp điển văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
...
Như vậy, theo quy định, Vụ trưởng Vụ Pháp chế là người có trách nhiệm tổ chức kiểm tra kết quả pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của Thanh tra Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn bị phạt bao nhiêu 2025? Ô tô, xe máy gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn phạt bao nhiêu?
- Miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập 2025 mấy năm? Hộ kinh doanh mới thành lập có phải nộp thuế môn bài không?
- Lỗi ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h phạt bao nhiêu 2025? Ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (tham khảo) mới nhất?
- AQI là gì? Chất lượng không khí bao nhiêu gây nguy hiểm sức khỏe con người theo quy định pháp luật?