Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra kế hoạch 95% hộ chính sách, hộ nghèo sẽ được hỗ trợ phát triển kinh tế vào năm 2030?
Thành phố Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu trang bị kiến thức về gia đình trước khi kết hôn như thế nào?
Theo tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra chỉ tiêu nam nữ được trang bị kiến thức về gia đình trước khi kết hôn như sau:
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% và năm 2030 đạt 97% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, đạo đức lối sống trong gia đình, thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các sở, ban, ngành Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu là 95% nam nữ trước khi lập gia đình phải được trang bị các kiến thức cơ bản về gia đình nhằm nâng cao sự bình đẳng về giới tính, hạn chế bạo lực gia đình. Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là đơn vị thực hiện việc tuyên truyền, phổ cập kiến thực về gia đình theo kế hoạch này.
Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra kế hoạch 95% hộ chính sách, hộ nghèo sẽ được hổ trợ phát triển kinh tế vào năm 2030?
Chỉ tiêu hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển hơn, nhất là một thành phố lớn hội tụ được nhiều sự đầu tư và có nguồn lao động dồi dào như Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự phát triển thì vẫn còn đó những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ, cải thiện cuộc sống.
Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra mục tiêu hổ trợ các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn thành phố thông qua chỉ tiêu 6 thuộc tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 92% và năm 2030 đạt 95% trở lên gia đình chính sách, hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số được cung cấp về hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình; tiếp cận dịch vụ xã hội; ứng phó với thiên tai, dịch bệnh trong tình hình mới và biến đổi khí hậu; được cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về chính sách, pháp luật, phúc lợi an sinh xã hội cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số.
- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Ban Dân tộc Thành phố và các sở, ban, ngành Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hỗ trợ được 92% gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số trên địa bàn về phát triển kinh tế, tiếp cận xã hội, ứng phó với thiên tại và dịch bệnh. Con số này sẽ tăng lên 97% vào năm 2030.
Toàn bộ các địa phương tại TP.HCM sẽ đưa nội dung giáo dục giá trị gia đình vào quy ước cộng đồng, làng xã?
Theo tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch như sau:
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% và năm 2030 đạt 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các sở, ban, ngành Thành phố, tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
- Hoạt động trọng tâm: Tuyên truyền vận động nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng các giá trị văn hóa mới phù hợp với đặc điểm tình hình tại cộng đồng dân cư ở từng địa phương.
Theo đó, đến năm 2030 thì 100% các địa phương đưa nội dụng giáo dục đạo đức, giá trị gia đình vào quy ước cộng đồng, làng xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?