Hà Nội sẽ kiểm soát chặt chẽ tình trạng đầu cơ bất động sản khu vực trung tâm theo nội dung Đề án Phát triển kinh tế đô thị?
- Hà Nội sẽ kiểm soát chặt chẽ tình trạng đầu cơ bất động sản khu vực trung tâm theo nội dung Đề án Phát triển kinh tế đô thị như thế nào?
- Phát triển các loại hình công trình “xanh”, văn phòng “xanh”, khách sạn “xanh” thân thiện môi trường tại Đề án như thế nào?
- Phát triển du lịch chất lượng cao, khai thác tối đa các giá trị văn hoá đặc sắc tại Đề án Phát triển kinh tế đô thị như thế nào?
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn ký ban hành Quyết định 3195/QĐ-UBND năm 2023 về việc Phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế đô thị thành phố Hà Nội” ngày 13/6/2023.
Hà Nội sẽ kiểm soát chặt chẽ tình trạng đầu cơ bất động sản khu vực trung tâm theo nội dung Đề án Phát triển kinh tế đô thị như thế nào?
Cụ thể, với lĩnh vực bất động sản, Quyết định 3195/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế đô thị thành phố Hà Nội” nêu rõ, đến năm 2020, khu vực đô thị có 22.934 cơ sở kinh doanh bất động sản ngoài nhà nước. Theo đó, tại khoản 2.2.2 mục II nội dung Đề án kèm theo Quyết định 3195/QĐ-UBND năm 2023 đã thông tin:
- Trong đó, một số quận tập trung nhiều cơ sở như quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên... đã thu hút hàng nghìn lao động tham gia, với tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2016 - 2020.
Về tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân lĩnh vực kinh doanh bất động sản ngoài nhà nước tại các quận như Tây Hồ tăng 38,57%/năm, Long Biên tăng 24,4%/năm, Hà Đông tăng 39,14%/năm, Nam Từ Liêm tăng 18%/năm, Bắc Từ Liêm tăng 10,68%/năm…
- Một số quận có tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản mạnh vào một số năm, cụ thể, Cầu Giấy tăng 86,90% (năm 2016), Nam Từ Liêm tăng 64,1% (năm 2016), Hoàng Mai tăng 82,35% (năm 2018), quận Long Biên tăng 118,7% (năm 2017, 2018), Hai Bà Trưng tăng 50% (năm 2018), Tây Hồ tăng 95,57% (năm 2019)...
- Tình hình kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố có chiều hướng phát triển tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.
+ Một số chỉ tiêu về hạ tầng đô thị như nhà ở, giao thông đô thị, diện tích công viên trên đầu người ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Hạ tầng đô thị bị quá tải gây nên các hiện tượng tắc nghẽn giao thông, úng ngập và vệ sinh môi trường đô thị. Hạ tầng thương mại khu vực đô thị tồn tại nhiều bất cập, khó khăn (khoản 2.6.2 mục II nội dung Đề án kèm Quyết định 3195/QĐ-UBND năm 2023)
Do đó, UBND thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, hiệp hội tham mưu giải pháp về phát triển các sản phẩm bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp, bất động sản thương mại - dịch vụ như mặt bằng bán lẻ, văn phòng cho thuê, khách sạn...
Đặc biệt, tại khoản 3.2.1.2 mục III Đề án kèm Quyết định 3195/QĐ-UBND năm 2023 chỉ rõ, thành phố cần kiểm soát, điều tiết đảm bảo thị trường bất động sản phát triển cân đối cung - cầu, ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch; và kiểm soát chặt tình trạng “đầu cơ” bất động sản khu vực trung tâm.
Hà Nội sẽ kiểm soát chặt chẽ tình trạng đầu cơ bất động sản khu vực trung tâm theo nội dung Đề án Phát triển kinh tế đô thị? (Hình internet)
Phát triển các loại hình công trình “xanh”, văn phòng “xanh”, khách sạn “xanh” thân thiện môi trường tại Đề án như thế nào?
- Đồng thời, tại điểm g khoản 3.2.1.2 mục III Đề án kèm Quyết định 3195/QĐ-UBND năm 2023, UBND TP.Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn thực hiện chỉ đạo khuyến khích phát triển các loại hình công trình “xanh”, văn phòng “xanh”, khách sạn “xanh” thân thiện môi trường phục vụ thị trường cho thuê và kinh doanh du lịch, phù hợp với định hướng về phát triển thương mại – dịch vụ đô thị trung tâm.
- Bên cạnh đó, khuyến khích, ưu tiên phát triển quỹ nhà ở xã hội tại các khu vực định hướng trở thành quận trong thời gian tới. Công bố danh mục các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ được vay gói hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.
Phát triển du lịch chất lượng cao, khai thác tối đa các giá trị văn hoá đặc sắc tại Đề án Phát triển kinh tế đô thị như thế nào?
Tại điểm g khoản 3.2.1.2 mục III Đề án kèm Quyết định 3195/QĐ-UBND năm 2023, UBDN TP.Hà Nội yêu cầu Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND quận,huyện, thị xã tham mưu triển khai)
- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch:
+ Định hướng phát triển du lịch, các sản phẩm du lịch chủ yếu trong khu vực đô thị tập trung vào các loại hình: du lịch văn hóa di sản, lịch sử; du lịch ẩm thực; du lịch mua sắm; dịch vụ vui chơi giải trí; du lịch MICE[14]; du lịch sức khỏe;... kết hợp với việc triển khai các không gian xanh, sinh thái tại các khu vực ngoại thành. Tiếp tục mở rộng các tuyến phố đi bộ trong khu vực phố cổ - hồ Hoàn Kiếm, khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hồ Ngọc Khánh,...; mở rộng và nâng cấp chất lượng không gian ẩm thực tại chợ đêm Đồng Xuân, tuyến phố Tống Duy Tân, khu vực Đảo Ngọc - Ngũ Xã; tổ chức các không gian bảo tàng cho du lịch ngày và đêm; đa dạng hóa các loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trình diễn thời trang,...
- Mở rộng thị trường khách du lịch trong nước, quốc tế, đồng thời khảo sát, đánh giá nhu cầu, thị hiếu du lịch của từng thị trường, có kế hoạch tiếp cận và điều chỉnh sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng điểm đến du lịch bao gồm: hạ tầng giao thông kết nối điểm đến du lịch với hệ thống đường bộ Thành phố, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch.
+ Nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, điểm dừng chân, điểm cung cấp dịch vụ; hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quảng bá trực tuyến, hỗ trợ du khách.
- Liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trọng điểm trong cả nước nhằm quảng bá điểm đến và xây dựng tour du lịch có tính kết nối cao. Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, kêu gọi các hoạt động đầu tư về du lịch trên địa bàn Thành phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?