Thành phần tổ chức của tổ hòa giải cơ sở tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì phải có hòa giải viên là người dân tộc hay không?
Thành phần tổ chức của tổ hòa giải tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì phải có hòa giải viên là người dân tộc hay không?
Tại Điều 12 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về tổ hòa giải như sau:
"Điều 12. Tổ hòa giải
1. Tổ hòa giải có tổ trưởng và các hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tổ hòa giải phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hòa giải căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, dân số của địa phương và đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
3. Hằng năm, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của tổ hòa giải và kiến nghị Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã kiện toàn tổ hòa giải."
Theo quy định trên thì tổ hòa giải tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tổ trưởng và các hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ và phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số.
Thành phần tổ chức của tổ hòa giải cơ sở tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì phải có hòa giải viên là người dân tộc hay không?
Việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở như thế nào?
Về nội dung bầu tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN như sau:
- Các trường hợp thực hiện tổ chức bầu tổ trưởng tổ hòa giải gồm:
+ Thành lập tổ hòa giải mới.
+ Tổ trưởng tổ hòa giải thôi làm hòa giải viên, thôi làm tổ trưởng tổ hòa giải.
- Thủ tục thực hiện: Cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải do Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì và được thực hiện như sau:
+ Hòa giải viên tham dự cuộc họp thống nhất danh sách những người được giới thiệu bầu làm tổ trưởng tổ hòa giải, lựa chọn hình thức bầu, thống nhất danh sách Tổ kiểm phiếu trong trường hợp bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín;
+ Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức biểu quyết công khai thì Trưởng ban công tác Mặt trận đếm số người biểu quyết, lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này);
+ Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức bỏ phiếu kín thì Tổ kiểm phiếu làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này).
Thủ tục công nhận tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN quy định như sau:
- Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định.
- Điều kiện được công nhận: Người được công nhận là tổ trưởng tổ hòa giải phải đạt trên 50% số hòa giải viên của tổ hòa giải đồng ý và là người có số phiếu bầu cao nhất.
- Hồ sơ công nhận:
+ Văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN).
+ Biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 04 trong trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai; Mẫu số 05 trong trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải viên bằng hình thức bỏ phiếu kín).
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã/phường
Quyền và nghĩa vụ của tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở là gì?
Về quyền và nghĩa vụ của tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở được quy định tại Điều 15 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 như sau:
"Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của tổ trưởng tổ hòa giải
1. Phân công, phối hợp hoạt động của các hòa giải viên.
2. Đại diện cho tổ hòa giải trong quan hệ với Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong thực hiện trách nhiệm của tổ hòa giải.
3. Đề nghị cho thôi làm hòa giải viên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này.
4. Báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan có thẩm quyền về các vụ, việc theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.
5. Báo cáo hằng năm và báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
6. Phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải khác để trao đổi kinh nghiệm hoặc tiến hành hòa giải những vụ, việc liên quan đến các thôn, tổ dân phố khác nhau.
7. Có các quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này."
Như vậy khi được công nhận là tổ trưởng tổ hòa giải thì sẽ có các quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận đúng không? Thế nào là không vì mục tiêu lợi nhuận theo Nghị định 126?
- Bản chào giá lập lịch là gì? Bản chào giá lập lịch trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh được quy định như thế nào?
- Link bình chọn https wechoice vn WeChoice Awards 2024 thế nào? Hướng dẫn bình chọn WeChoice Awards 2024?
- Lời nói đầu của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Quyền con người và quyền công dân bị hạn chế khi nào?
- Công dân Việt Nam là thành viên Ban vận động thành lập hội phải đáp ứng điều kiện gì? Ban vận động gồm những thành phần nào?