Thành phần của Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những ai?
- Thành phần của Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những ai?
- Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc theo phương thức như thế nào?
- Thẩm tra tài liệu lưu trữ hết giá trị trước khi tiêu hủy của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai thực hiện?
Thành phần của Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những ai?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 20 Quy định về công tác lưu trữ của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BHXH năm 2013, có quy định về Hội đồng xác định giá trị tài liệu như sau:
Hội đồng xác định giá trị tài liệu
1. Khi tiến hành xác định giá trị tài liệu, BHXH các cấp phải thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu. Hội đồng được thành lập để tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan BHXH các cấp trong việc xác định thời hạn bảo quản, lựa chọn tài liệu để giao nộp vào Lưu trữ cơ quan, lựa chọn tài liệu lưu trữ của Lưu trữ cơ quan để giao nộp vào Lưu trữ lịch sử và loại tài liệu hết giá trị.
2. Hội đồng xác định giá trị tài liệu do Thủ trưởng cơ quan BHXH các cấp quyết định thành lập.
a) Thành phần Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan BHXH Việt Nam bao gồm:
- Giám đốc Trung tâm Lưu trữ: Chủ tịch Hội đồng
- Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu: Ủy viên
- Đại diện đơn vị am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị: Ủy viên
- Đại diện Phòng Hồ sơ nghiệp vụ hoặc Đại diện Phòng Hồ sơ hưởng BHXH: Thư ký Hội đồng
b) Thành phần Hội đồng xác định giá trị tài liệu của BHXH tỉnh bao gồm:
- Đại diện lãnh đạo BHXH tỉnh: Chủ tịch Hội đồng
- Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu: Ủy viên
- Đại diện đơn vị am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị: Ủy viên
- Đại diện Phòng Tổ chức - Hành chính (hoặc Phòng Hành chính - Tổng hợp): Ủy viên
- Lưu trữ cơ quan: Thư ký Hội đồng
3. Hội đồng xác định giá trị tài liệu của BHXH huyện do Giám đốc BHXH tỉnh quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì thành phần của Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm:
- Giám đốc Trung tâm Lưu trữ: Chủ tịch Hội đồng
- Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu: Ủy viên
- Đại diện đơn vị am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị: Ủy viên
- Đại diện Phòng Hồ sơ nghiệp vụ hoặc Đại diện Phòng Hồ sơ hưởng BHXH: Thư ký Hội đồng.
Tài liệu lưu trữ (Hình từ Internet)
Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc theo phương thức như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Quy định về công tác lưu trữ của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BHXH năm 2013, có quy định về phương thức làm việc của Hội đồng xác định giá trị tài liệu như sau:
Phương thức làm việc của Hội đồng xác định giá trị tài liệu
1. Từng thành viên trong Hội đồng nghiên cứu Danh mục tài liệu do cán bộ lưu trữ lập, kiểm tra thực tế tài liệu (nếu thấy cần thiết) để xác định Danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại bảo quản và Danh mục tài liệu đã hết giá trị.
2. Hội đồng thảo luận tập thể, kết luận theo đa số; các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp để trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
3. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng, Thủ trưởng cơ quan BHXH các cấp quyết định thời hạn bảo quản tài liệu, lựa chọn tài liệu để giao nộp vào Lưu trữ cơ quan, lựa chọn tài liệu lưu trữ của Lưu trữ cơ quan để giao nộp vào Lưu trữ lịch sử hay hủy tài liệu hết giá trị theo quy định của Nhà nước và của BHXH Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc theo phương thức thảo luận tập thể, kết luận theo đa số; các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp để trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Thẩm tra tài liệu lưu trữ hết giá trị trước khi tiêu hủy của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai thực hiện?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 22 Quy định về công tác lưu trữ của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BHXH năm 2013, có quy định về tiêu hủy tài liệu hết giá trị như sau:
Tiêu hủy tài liệu hết giá trị
…
5. Thẩm tra tài liệu hết giá trị trước khi tiêu hủy
a) Thẩm tra tài liệu hết giá trị bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ BHXH Việt Nam do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thực hiện.
b) Thẩm tra tài liệu hết giá trị của BHXH tỉnh do Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh thực hiện.
c) Thẩm tra tài liệu hết giá trị của BHXH huyện do Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh thực hiện.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm tra tài liệu lưu trữ hết giá trị trước khi tiêu hủy của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam do:
- Thẩm tra tài liệu hết giá trị bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ BHXH Việt Nam do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thực hiện.
- Thẩm tra tài liệu hết giá trị của BHXH tỉnh do Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh thực hiện.
- Thẩm tra tài liệu hết giá trị của BHXH huyện do Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh thực hiện
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?