Thanh khoản là gì? Trong hoạt động ngân hàng thì những tài sản nào được xem là có tính thanh khoản cao?
Thanh khoản là gì? Trong hoạt động ngân hàng thì những tài sản nào được xem là có tính thanh khoản cao?
Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định như thế nào là thanh khoản, tuy nhiên có thể hiểu thanh khoản là khả năng chuyển đổi một tài sản hoặc sản phẩm thành tiền mặt mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị thị trường của nó.
Lưu ý: Khái niệm về thành khoản chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2019/TT-NHNN quy định về tỷ lệ dự trữ thanh khoản như sau:
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = (Tài sản có tính thanh khoản cao/Tổng nguồn vốn) x 100%
Trong đó:
(i) Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục Thông tư 07/2019/TT-NHNN;
(ii) Tổng Nguồn vốn là tổng các khoản mục thuộc mục Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm: tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, khách hàng; vay ngân sách Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng; phát hành giấy tờ có giá; các khoản nợ khác không bao gồm Quỹ dự phòng rủi ro.
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-NHNN như sau:
Mục | Khoản mục |
1 | Tiền mặt |
2 | Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước |
3 | Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước |
4 | Tiền trên tài khoản thanh toán, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể |
5 | Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài |
6 | Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán |
Như vậy, những tài sản có tính thanh khoản cao trong hoạt động ngân hàng bao gồm:
(1) Tiền mặt;
(2) Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
(3) Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;
(4) Tiền trên tài khoản thanh toán, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể;
(5) Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài;
(6) Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
Thanh khoản là gì? Trong hoạt động ngân hàng thì những tài sản nào được xem là có tính thanh khoản cao? (hình từ internet)
Tổ chức tín dụng có bắt buộc ban hành quy định nội bộ về quản lý thanh khoản không
Căn cứ theo Điều 101 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Quy định nội bộ
...
2. Tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về các nội dung sau đây:
a) Cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng;
b) Phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;
c) Đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
d) Quản lý thanh khoản, trong đó có thủ tục và giới hạn quản lý thanh khoản;
đ) Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng;
e) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
g) Quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
h) Phòng, chống rửa tiền;
i) Phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
3. Tổ chức tín dụng phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành.
Như vậy, tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, trong đó có thủ tục và giới hạn quản lý thanh khoản.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước quy định nội bộ về quản lý thanh khoản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành.
Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 33/2015/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 24/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản và việc cấp tín dụng đối với người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng tại tổ chức tài chính vi mô
1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và thực tế hoạt động, Hội đồng thành viên của tổ chức tài chính vi mô phải ban hành quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định tại khoản 2 Điều này; rà soát, sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần nhằm quản lý hiệu quả, kịp thời khả năng thanh khoản của tổ chức tài chính vi mô.
2. Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:
a) Phân công cán bộ theo dõi việc bảo đảm khả năng chi trả của tổ chức tài chính vi mô;
b) Phương án thực hiện chi trả tiền gửi (tiền gửi tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc) trong trường hợp không đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả;
c) Các quy định về quản lý ngân quỹ, thu, chi, nguồn vốn hàng ngày và các quy định về việc nắm giữ các giấy tờ có giá dễ chuyển đổi thành tiền;
d) Thủ tục và giới hạn quản lý thanh khoản.
...
Như vậy, quy định nội bộ về quản lý thanh khoản bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:
- Phân công cán bộ theo dõi việc bảo đảm khả năng chi trả của tổ chức tài chính vi mô;
- Phương án thực hiện chi trả tiền gửi (tiền gửi tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc) trong trường hợp không đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả;
- Các quy định về quản lý ngân quỹ, thu, chi, nguồn vốn hàng ngày và các quy định về việc nắm giữ các giấy tờ có giá dễ chuyển đổi thành tiền;
- Thủ tục và giới hạn quản lý thanh khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?