Thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175?
Thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 118 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng
1. Nhà thầu nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;
b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động xây dựng;
c) Giấy phép hoạt động xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng.
2. Thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng do mình cấp;
b) Trường hợp giấy phép hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng.
...
Như vậy, thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài được pháp luật quy định như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng do mình cấp;
- Trường hợp giấy phép hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng.
Thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175? (Hình từ Internet)
Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép có trách nhiệm gì khi thực hiện thu hồi giấy phép đối với nhà thầu nước ngoài?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 118 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, trình tự thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài bao gồm:
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, văn bản kiểm tra của cơ quản lý nhà nước về xây dựng, trong đó có kiến nghị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 118 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép xây dựng ban hành quyết định thu hồi giấy phép xây dựng; trường hợp không thu hồi thì phải có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan kiến nghị;
- Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi; đồng thời gửi cho chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan để biết;
- Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng phải nộp lại bản gốc giấy phép hoạt động xây dựng cho cơ quan ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi;
- Đối với trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng, cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng có trách nhiệm cấp lại giấy phép hoạt động xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép hoạt động xây dựng bị thu hồi; đối với các vi phạm tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 118 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài chỉ xem xét cấp giấy phép sau 12 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng không nộp lại giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thu hồi ra quyết định tuyên hủy giấy phép hoạt động xây dựng, gửi cho tổ chức/cá nhân bị tuyên hủy giấy phép hoạt động xây dựng, đồng thời gửi thông tin tới chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan để biết.
Do đó, cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng sẽ có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi;
Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đồng thời gửi cho chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan để biết.
Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài là gì?
Căn cứ theo Điều 113 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài bao gồm:
(1) Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng.
(2) Hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là bao lâu?
- Tốt nghiệp trung học phổ thông có được tham dự kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản?
- Cơ sở y tế có được lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế theo quy định của pháp luật hiện nay hay không?
- Quỹ Hỗ trợ đầu tư là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ đầu tư quy định như thế nào?
- Phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng hạng 2 như thế nào? Chứng chỉ năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng hạng 2 bị thu hồi khi nào?