Thẩm quyền cấp văn bằng tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3 thuộc về Sở Giáo dục và đào tạo hay phòng Giáo dục và đào tạo?
Thẩm quyền cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông thuộc về cơ quan nào?
Thẩm quyền cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông thuộc về cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 15 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT), thẩm quyền cấp văn bằng tốt nghiệp đối với từng loại văn bằng cụ thể như sau:
"Điều 15. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ
1. Thẩm quyền cấp văn bằng được quy định như sau:
a) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;
b) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;
d) Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;
đ) Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên).
2. Giám đốc sở giáo dục và đao tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ cho người học theo quy định."
Có thể thấy, thẩm quyền cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông thuộc về hai cơ quan khác nhau:
- Đối với văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: thẩm quyền cấp thuộc về trưởng phòng giáo dục và đào tạo
- Đối với văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông: thẩm quyền cấp thuộc về giám đốc sở giáo dục và đào tạo
Thời hạn cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông được quy định như thế nào?
Tại Điều 17 Quy chế, thời hạn cấp văn bằng được quy định cụ thể như sau:
"Điều 17. Thời hạn cấp văn bằng, chứng chỉ
1. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 15 của Quy chế này có trách nhiệm cấp văn bằng cho người học trong thời hạn sau:
a) 75 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
...
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 của Quy chế này có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người học chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc dự thi lấy chứng chỉ.
3. Trong thời gian chờ cấp văn bằng, người học đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp được cơ sở giáo dục nơi đã theo học cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho người đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn; người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học quy định mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho người đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và văn bằng giáo dục đại học."
Trong trường hợp cấp lại văn bằng tốt nghiệp, thẩm quyền cấp lại thuộc về ai?
Tại khoản 2 Điều 18 Quy chế có quy định, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 15 của Quy chế này có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ.
Theo đó, đối với trường hợp cấp lại văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, thẩm quyền cấp lại thuộc về thủ trưởng sở giáo dục và đào tạo, phòng Giáo dục và đào tạo.
Thủ tục cấp lại văn bằng được quy định như thế nào?
Thủ tục cấp lại văn bằng quy định tại khoản 3 Điều 18 Quy chế như sau:
- Người có yêu cầu cấp lại văn bằng, chứng chỉ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ một bộ hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp lại văn bằng, chứng chỉ; văn bằng, chứng chỉ đề nghị cấp lại; giấy tờ chứng minh cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ viết sai văn bằng, chứng chỉ;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ; nếu không cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp mẫu văn bằng, chứng chỉ tại thời điểm cấp văn bằng, chứng chỉ đã thay đổi, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ sử dụng mẫu văn bằng, chứng chỉ hiện hành để cấp cho người được cấp lại văn bằng, chứng chỉ.
Như vậy, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân cụ thể có thẩm quyền cấp đối với từng loại văn bằng, chứng chỉ khác nhau. Trường hợp cấp lại văn bằng, chứng chỉ, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ nói trên sẽ thực hiện việc cấp lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?