Tết Nguyên đán: Xin xăm đầu năm trong dịp này có vi phạm quy định pháp luật không? Nếu có thì xử lý như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: Đầu năm chị thấy người dân Việt Nam có thường xin xăm đầu năm, nhưng cũng có những người lợi dụng việc này để trục lợi, vậy pháp luật có quy định gì về việc xin xăm đầu năm không em? Đây là câu hỏi của chị Hà Thanh đến từ Đà Nẵng.

Tết Nguyên đán: Xin xăm đầu năm trong dịp này có vi phạm quy định pháp luật không?

Xin xăm đầu năm được mọi người cho rằng là một trò chơi may rủi, nhằm mang lại những khoảnh khắc vui vẻ, tràn ngập tiếng cười mỗi đầu năm. Nhưng trong tín ngưỡng của con người hiện nay thì hành động này có ẩn chứa yếu tố tâm linh, là cầu nối giữa con người và các bậc thần linh để tiên đoán được một năm tới sẽ ra sao?

Cách xin xăm đầu năm: người xin xăm phải quỳ gối hoặc ngồi bệt trên một tâm chiếu, cầm lọ xăm ngang trán rồi bắt đầu khấn vái những ước nguyện của mình trước Thánh Thần. Người xin xăm sau khi khấn xong sẽ lắc lọ xăm đến khi có một quẻ xăm rớt ra, cầm quẻ xăm đó đưa cho thầy tại nơi mình xin xăm. Họ sẽ giải thích những điều xăm muốn truyền đạt cho bạn.

Hiện nay, Nghị định 38/2021/NĐ-CP là văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo cũng không có quy định cấm đối với việc xin xăm đầu năm.

Như vậy, xin xăm đầu năm một cách lành mạnh, bình thường như mọi người vẫn đang làm vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm thì không vi phạm quy định pháp luật.

Xin xăm trong dịp đầu năm mới (Hình từ Internet)

Lợi dụng tổ chức lễ hội để tổ chức xin xăm đầu năm và giải quẻ nhằm trục lợi dưới 200 triệu thì bị xử lý như thế nào?

Trước đây, theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về nếp sống văn hóa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;
b) Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ hội.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

Lợi dụng hoạt động xin xăm đầu năm để trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.

Tuy nhiên hiện tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì hành vi này không còn được quy định cụ thể mà chỉ quy định tại điểm a khoản 4 và điểm a khoản 8 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm d khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Và căn cứ theo khoản 1 Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
...
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, thì lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để tổ chức xin xăm đầu năm và giải quẻ để trục lợi dưới 200 triệu trong lần đầu vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.

Còn nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trong trường hợp này thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Người tổ chức xin xăm đầu năm và giải quẻ nhằm trục lợi từ 200 triệu đồng trở lên thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội hành nghề mê tín, dị đoan
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, người tổ chức xin xăm đầu năm và giải quẻ nhằm trục lợi từ 200 triệu đồng trở lên thì có thể thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Và người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

2,501 lượt xem
Tết Âm lịch
Mê tín dị đoan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sử dụng văn khấn có phải là mê tín dị đoan không?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của người lao động, công nhân? Người lao động có được nghỉ 9 ngày Tết Âm lịch 2025 không?
Pháp luật
Tổ chức Tết Âm lịch 2025 theo Chỉ thị 40-CT/TW như thế nào? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
Pháp luật
Thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 63 tỉnh thành? Cập nhật thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 63 tỉnh thành mới nhất?
Pháp luật
Lễ cúng Hóa vàng là gì? Tết Âm lịch được nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ Tết Âm lịch là khi nào? Lịch nghỉ Tết Dương lịch như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Thông báo Lịch nghỉ Tết âm lịch? Khi nào Doanh nghiệp phải gửi Thông báo Lịch nghỉ Tết âm lịch đến NLĐ?
Pháp luật
Công văn 8726 về nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025 như thế nào? Tải Công văn 8726 về nghỉ Tết Âm lịch?
Pháp luật
Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép về quê trước Tết Âm lịch ngắn gọn? Tải về Mẫu đơn ở đâu? Hướng dẫn cách điền?
Pháp luật
Trộm vía là gì? Trộm vía có phải mê tín dị đoan không? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
Pháp luật
Lễ cúng Chiêu Điện Tịch điện là gì? Cúng Chiêu Điện Tịch điện nhằm ngày mấy Dương lịch? NLĐ có được nghỉ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết Âm lịch Mê tín dị đoan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tết Âm lịch Xem toàn bộ văn bản về Mê tín dị đoan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào