Tết Đoan ngọ ăn cơm rượu nếp có được hay không? Tết Đoan ngọ có phải là ngày tết của Việt Nam không?
Ngày 10/6 có phải là Tết Đoan ngọ phải không? Tết Đoan ngọ có phải là ngày tết của Việt Nam không?
Tết Đoan ngọ hay tết Đoan Dương được biết đến là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam.
Hàng năm, Tết Đoan ngọ sẽ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Trong năm nay, người dân sẽ đón tết đoan ngọ vào ngày Thứ Hai - ngày 10/6.
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ tết tại Việt Nam như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
...
Tuy Tết Đoan ngọ được biết đến là một ngày tết truyền thống tại Việt Nam nhưng Tết Đoan ngọ lại không thuộc các ngày lễ tết mà người lao động được phép nghỉ làm hưởng nguyên lương.
Do đó, nếu ngày Tết Đoan ngọ rơi vào ngày làm việc hàng tuần thì người lao động vẫn phải đi làm.
Trường hợp muốn nghỉ làm vào ngày Tết Đoan ngọ, người lao động có thể dùng phép năm để xin nghỉ phép hoặc nghỉ không lương vào ngày ngày.
LƯU Ý: Đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam, nếu ngày Tết Đoan ngọ là ngày tết cổ truyền dân tộc tại quốc gia của người lao động thì người nước ngoài được phép nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này.
Đón Tết Đoan ngọ người dân cần lưu ý điều gì để tránh bị phạt tiền? Tết Đoan ngọ có phải là ngày tết của Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Trong Tết Đoan ngọ người dân có được ăn cơm rượu nếp hay không?
Trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ, cơm rượu nếp là một món ăn không thể thiếu.
Tuy nhiên, tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) có quy định về cách hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
...
Trong Tết Đoan ngọ, người dân thường hay ăn cơm rượu nếp, điều này sẽ khiến cho trong người có nồng độ cồn mà theo quy định vừa nêu thì việc tham gia giao thông khi có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm (không phân biệt cá nhân có sử dụng rươu bia hay không).
Trường hợp người dân sử dụng cơm rượu nếp và điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà bị kiểm tra nồng độ cồn thì vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Ngoài việc sử dụng cơm rượu nếp ra thì người dân cũng cần lưu lý nếu có sử dụng rượu bia trong ngày này thi không nên điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Tùy vào phương tiện mà cá nhân điều khiển và nồng độ cồn trong người mà mức xử phạt của mỗi cá nhân sẽ khác nhau:
* Mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn:
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng (điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng (điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
* Mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn:
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng (điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
* Mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn:
- Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng (điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng (điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
* Mức xử phạt đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm nồng độ cồn:
- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng (điểm c khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (điểm b khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Lưu ý: Ngoài mức phạt tiền trên, người vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông còn phại chịu thêm hình phạt bổ sung, trừ xe đạp.
Tùy vào mức vi phạm và loại xe mà hình thức phạt bổ sung sẽ khác nhau.
Người dân cần chú ý điều gì khi đốt vàng mã vào ngày Tết Đoan ngọ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định tổ chức lễ hội như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
...
Trường hợp người dân có đốt vàng mã trong ngày Tết Đoan ngọ thì cần phải đốt đúng nơi quy định.
Trường hợp đốt vàng mã không đúng nơi quy định thì cá nhân có thể bị bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Xuất hóa đơn điện tử cho người mua có bắt buộc ghi mã số thuế không? Các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung?
- Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì? Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được xây dựng trên căn cứ nào?
- Bài tứ sắc là gì? Đánh bài tứ sắc có bị phạt không? Đánh bài tứ sắc có bị đi tù không theo quy định?
- Kiểm định thuốc thú y là gì? Kiểm định thuốc thú y nhằm mục đích gì? Thuốc thú y phải bảo đảm chất lượng thế nào?