Tên viết tắt tiếng Việt, tiếng Anh của Đài Truyền hình Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Đài Truyền hình Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt, tên giao dịch quốc tế tiếng Anh được quy định như thế nào?
Tên viết tắt tiếng Việt, tiếng Anh của Đài Truyền hình Việt Nam được quy định ở Điều 1 Nghị định 60/2022/NĐ-CP như sau:
Đài Truyền hình Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là THVN;
Tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam Television, viết tắt là VTV.
Bên cạnh đó, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bàng các chương trình truyền hình và các loại hình báo chí, truyền thông.
Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí.
Đài Truyền hình Việt Nam (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 60/2022/NĐ-CP quy định cụ thể:
- Văn phòng.
- Ban Tổ chức cán bộ.
- Ban Kế hoạch - Tài chính.
- Ban Kiểm tra.
- Ban Hợp tác quốc tế.
- Ban Thư ký biên tập.
- Ban Thời sự.
- Ban Khoa giáo.
- Ban Truyền hình tiếng dân tộc.
- Ban Truyền hình đối ngoại.
- Ban Văn nghệ.
- Ban Sản xuất các chương trình Giải trí.
- Ban Thể thao.
- Ban Biên tập truyền hình đa phương tiện.
- Trung tâm Phim tài liệu.
- Trung tâm Phim truyền hình.
- Trung tâm Tư liệu.
- Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.
- Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ.
- Các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Kỹ thuật truyền hình.
- Trung tâm Mỹ thuật.
- Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số.
- Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng.
- Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ truyền hình.
- Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình.
- Trung tâm Tin học và Công nghệ truyền hình.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này là tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc; đơn vị quy định tại khoản 6 Điều này là tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc và sản xuất chương trình;
Các đơn vị quy định từ khoản 7 đến khoản 23 Điều này là các tổ chức sản xuất chương trình; đơn vị quy định tại khoản 24 Điều này là tổ chức sản xuất chương trình và cung cấp nội dung số đa nền tảng; đơn vị quy định tại khoản 25 Điều này là tổ chức phát sóng chương trình; các đơn vị quy định từ khoản 26 đến khoản 28 Điều này là các tổ chức sự nghiệp khác.
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ việc thành lập, giải thể và tổ chức sắp xếp các đơn vị khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ban Thư ký biên tập được tổ chức 13 phòng; Văn phòng được tổ chức 08 phòng.
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được sử dụng thường xuyên bao nhiêu xe ô tô trong thời gian công tác không?
Việc sử dụng xe ô tô trong thời gian công tác của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được quy định tại Điều 6 Nghị định 72/2023/NĐ-CP như sau:
Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác, có quy định mức giá
1. Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác với giá mua tối đa 1.600 triệu đồng/xe, gồm: Ủy viên Trung ương Đảng chính thức; Trưởng ban, cơ quan Đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Trưởng ban Công tác đại biểu, Trưởng ban Dân nguyện thuộc Thường vụ Quốc hội).
2. Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác với giá mua tối đa 1.550 triệu đồng/xe, gồm: Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng Kiểm toán nhà nước; Trưởng tổ chức chính trị - xã hội trung ương được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối trực thuộc Trung ương; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
3. Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác với giá mua tối đa 1.500 triệu đồng/xe, gồm: Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
Như vậy, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?