Tên sản phẩm sữa lên men có thể được thay thế bằng các tên nào khác? Một số lưu ý khi đặt tên cho sản phẩm sữa lên men là gì?
Thành phần cơ bản và các chỉ tiêu chất lượng của sữa lên men được yêu cầu thế nào?
Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7030:2016 (CODEX STAN 243-2003 Revised 2010) về Sữa lên men có yêu cầu về thành phần cơ bản và các chỉ tiêu chất lượng của sữa lên men như sau:
(1) Nguyên liệu gồm:
- Sữa và/hoặc các sản phẩm từ sữa.
- Nước uống dùng để hoàn nguyên.
(2) Thành phần cho phép
- Các chủng khởi động của các vi sinh vật có lợi bao gồm các chủng quy định trong Mục 2 Tiêu chuẩn này;
- Các vi sinh vật thích hợp và có lợi khác (cho các sản phẩm sữa uống lên men);
- Natri clorua;
- Các thành phần không từ sữa là sữa lên men có hương;
- Nước uống (cho các sản phẩm sữa uống lên men);
- Sữa và sản phẩm sữa (cho các sản phẩm sữa uống lên men);
- Gelatin và tinh bột dùng trong:
+ Sữa lên men được xử lý nhiệt sau khi lên men;
+ Sữa lên men có hương;
+ Sữa uống lên men, và
+ Sữa lên men hoàn toàn nếu cơ quan có thẩm quyền của nước bán sản phẩm cho phép.
Với điều kiện là chúng được bổ sung chỉ với các lượng theo chức năng cần thiết khi thực hiện theo thực hành sản xuất tốt, có tính đến việc sử dụng chất làm ổn định/chất làm dày nêu trong Mục 4 Tiêu chuẩn này các chất này có thể được bổ sung trước hoặc sau khi thêm các thành phần không phải từ sữa.
(3) Thành phần:
Trong sữa lên men có hương và sữa uống lên men thì các tiêu chí trên đây áp dụng cho phần sữa lên men. Các tiêu chí về vi sinh vật (dựa vào tỷ lệ của sản phẩm sữa lên men) cần có giá trị đến hạn dùng tối thiểu. Yêu cầu này không áp dụng cho các sản phẩm xử lý nhiệt sau khi lên men.
Sự phù hợp với các tiêu chí về vi sinh vật trên đây được đánh giá qua phân tích thử nghiệm sản phẩm thông qua "hạn dùng tối thiểu" sau khi sản phẩm được bảo quản theo các điều kiện bảo quản quy định ghi trên nhãn.
(4) Trong chế biến sữa lên men không cho phép loại bỏ whey sau khi lên men, trừ sữa lên men đậm đặc.
Tên sản phẩm sữa lên men có thể được thay thế bằng các tên nào khác? (Hình từ Internet)
Tên của sản phẩm sữa lên men có thể được thay thế bằng các tên nào khác?
Căn cứ theo tiểu mục 7.1.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7030:2016 (CODEX STAN 243-2003 Revised 2010) có nêu:
Tên sản phẩm
7.1.1 Tên của các sản phẩm trong 2.1, 2.2 và 2.3 phải là sữa lên men hoặc sữa lên men đậm đặc.
Tuy nhiên, các tên gọi này có thể được thay thế bằng sữa chua yoghurt, sữa chua acidophilus, sữa chua kefir, sữa chua kumys, sữa chua stragisto, sữa chua labneh, sữa chua ymer và sữa chua ylette với điều kiện là sản phẩm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn này.
“Sữa chua yoghurt dùng chủng thay thế” như trong Điều 2, phải được đặt tên qua việc sử dụng đặc tính thích hợp cùng với từ "sữa chua yoghurt". Đặc tính được chọn phải diễn tả chính xác và không gây hiểu nhầm cho khách hàng, bản chất của sự thay đổi ảnh hưởng đến sữa chua do việc chọn Lactobacilli cụ thể trong sản xuất sản phẩm. Việc thay đổi đó có thể gồm sự khác nhau rõ rệt trong các vi sinh vật lên men, các chất chuyển hóa và/hoặc đặc tính cảm quan của sản phẩm khi so sánh với sản phẩm được gọi là sữa chua yoghurt". Các ví dụ về các đặc tính mô tả sự khác nhau về tính chất cảm quan bao gồm các thuật ngữ như "dịu nhẹ" và "hương thơm". Thuật ngữ "sữa chua yoghurt dùng chủng thay thế" không được dùng để làm tên gọi.
Các thuật ngữ cụ thể trên đây có thể được dùng cùng với thuật ngữ "đông lạnh" với điều kiện là (i) sản phẩm được làm đông lạnh theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, (ii) các chủng khởi động đặc thù có thể được phục hồi với số lượng đáng kể khi rã động và (iii) chỉ có sản phẩm đông lạnh được đặt tên như vậy được bán để dùng trực tiếp.
Các sản phẩm sữa lên men khác và các loại sữa lên men đậm đặc có thể được gọi với các tên gọi khác theo quy định của nước có bán sản phẩm này, hoặc các tên thường gọi, với điều kiện là các tên gọi đó không tạo ấn tượng sai về tính chất và nhận dạng thực phẩm ở nước bán sản phẩm.
Theo đó tên của sản phẩm sữa lên men có thể được thay thế bằng sữa chua yoghurt, sữa chua acidophilus, sữa chua kefir, sữa chua kumys, sữa chua stragisto, sữa chua labneh, sữa chua ymer và sữa chua ylette với điều kiện là sản phẩm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn này.
Một số lưu ý khi đặt tên cho sản phẩm sữa lên men là gì?
Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7030:2016 (CODEX STAN 243-2003 Revised 2010) khi đặt tên cho sản phẩm sữa lên men cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các sản phẩm thu được từ sữa lên men đã xử lý nhiệt sau khi lên men phải được gọi là "Sữa lên men đã xử lý nhiệt".
Nếu như tên gọi này gây nhầm lẫn cho khách hàng thì sản phẩm phải được gọi tên theo quy định của nước có bán sản phẩm, ở các nước không có quy định như thế hoặc không có các tên gọi thông thường khác thì tên của sản phẩm phải được ghi là "Sữa lên men đã xử lý nhiệt".
- Tên gọi của sữa lên men có hương phải gồm cả tên của các chất tạo hương hoặc các hương liệu đã bổ sung.
- Tên của sản phẩm sữa uống lên men là sữa uống lên men hoặc bằng tên gọi khác theo quy định của quốc gia mà sản phẩm được bán.
Trên nhãn phải ghi rõ nước được thêm vào như một thành phần của sản phẩm trong danh mục thành phần1) và phải ghi rõ tỷ lệ phần trăm sữa lên men được sử dụng (tính theo khối lượng).
Khi được bổ sung hương liệu, thì tên gọi của sản phẩm bao gồm tên của các chất tạo hương chính hoặc hương liệu được bổ sung.
- Sữa lên men chỉ bổ sung các chất tạo ngọt cacbohydrat có giá trị dinh dưỡng thì có thể được ghi là "... có đường", chỗ trống được thay bằng "sữa lên men" hoặc tên gọi khác theo quy định.
Nếu có bổ sung một phần hoặc hoàn toàn chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng thay cho đường thì cụm từ "được tạo ngọt bằng..." hoặc "... có đường và chất tạo ngọt" cần được ghi cạnh tên của sản phẩm, chỗ trống là tên của chất tạo ngọt nhân tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?