Tên gọi mới dự kiến sau khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ là gì theo Công văn 24?
- Tên gọi mới dự kiến sau khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ là gì theo Công văn 24?
- Khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ thì chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp chuyển sang cơ quan nào?
- Nguyên tắc thực hiện định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ có nội dung như thế nào?
Tên gọi mới dự kiến sau khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ là gì theo Công văn 24?
Căn cứ theo tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024 có quy định như sau:
II. ĐỊNH HƯỚNG, GỢI Ý SẮP XẾP TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
Trên cơ sở định hướng và nguyên tắc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, căn cứ tình hình, đặc điểm của cơ quan, đơn vị và yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ định hướng, gợi ý việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
1. Đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1.1. Duy trì 03 sở (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong), gồm: Sở Tư pháp; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa, Thể thao đối với các địa phương duy trì Sở Du lịch); Thanh tra tỉnh; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.2. Định hướng, gợi ý hợp nhất đối với một số sở, ngành tương đồng với sắp xếp các Bộ ở Trung ương, cụ thể:
(1) Hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính
a) Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Kinh tế - Tài chính
b) Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Kinh tế - Tài chính tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
(2) Hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng
a) Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Xây dựng và Giao thông
b) Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Xây dựng và Giao thông tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
(3) Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Nông nghiệp và Môi trường.
b) Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
(4) Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ
a) Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông
b) Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
(5) Hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ
a) Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Nội vụ và Lao động.
b) Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Nội vụ và Lao động thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về lao động, tiền lương; việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.
...
Theo đó, định hướng hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ như sau:
- Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Nội vụ và Lao động.
- Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Nội vụ và Lao động thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về lao động, tiền lương; việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.
Do đó, tên gọi mới dự kiến sau khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ là Sở Nội vụ và Lao động.
Tên gọi mới dự kiến sau khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ là gì theo Công văn 24? (Hình từ Internet)
Khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ thì chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp chuyển sang cơ quan nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 có quy định như sau:
II. VỀ KẾ HOẠCH SẮP XẾP, TINH GỌN TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHÍNH PHỦ
...
2.2. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ
...
b) Định hướng cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang Bộ
(1) Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
(2) Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).
(3) Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
(4) Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).
(5) Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
(6) Bộ Y tế chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi kết thúc hoạt động Ban này); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang.
...
Như vậy, sau khi hợp nhất Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động thì sẽ thực hiện chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Nguyên tắc thực hiện định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo mục 3 Phần I Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc thực hiện định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ có nội dung như sau:
- Bám sát định hướng sắp xếp theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW năm 2017 Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW năm 2017.
- Tổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; đồng thời sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối (cơ bản kết thúc mô hình tổng cục trong các bộ, cơ quan ngang bộ).
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đáp ứng điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sắp xếp tinh gọn bộ máy: CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý được bố trí như thế nào?
- Mẫu thư chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng dự án đầu tư công trình năng lượng Thông tư 27?
- Thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175?
- Không có nhà trên đất nhưng có sổ đỏ có được mua điện sinh hoạt không? Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện khi chậm trả tiền điện không?
- 06 biểu mẫu trong quy trình cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Nghị định 175? File tải về?